Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu chuyện được nhắc tới trong truyện cổ nước mình là:
- Tấm Cám
- Đẽo cày giữa đường
- Sự tích trầu cau
Khi đọc bài thơ “Những điều bố yêu”, người đọc sẽ cảm nhận được tình phụ tử sâu sắc. Đối với người bố, ngày con sinh ra đời là ngày hạnh phúc nhất. Trong suốt quá trình trưởng thành của con, bố mẹ luôn ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc và chứng kiến. Tiếng gọi “Mẹ” đầu tiên, mỗi bước đi chập chững, hay cả tiếng cười của con đều khiến bố cảm thấy yêu thương. Và chỉ xa con một chút thôi, bố cũng cảm thấy ngẩn ngơ, nhớ mong. Có thể thấy tình cảm của người cha tuy thầm lặng, nhưng cũng rất sâu nặng.
Bài thơ “Những điều bố yêu” của Nguyễn Thiện Thuật đã đem đến cho người đọc những cảm xúc chân thành về tình phụ tử. Người bố trong bài thơ hiện lên với tình yêu thương bao la. Từ khoảnh khắc con chào đời đến ngày “vắng nhà một hôm”, tình yêu ấy vẫn luôn đồng hành và là sức mạnh tiếp bước cho con trên mọi hành trình. Đọc bài thơ, chúng ta càng cảm nhận rõ hơn tình yêu sâu sắc, thiêng liêng của bố dành cho con.
"bố ngơ ngẩn nhớ, quên cơm bữa chiều?" thể hiện sự mất tập trung của bố vào việc nhớ một điều gì đó, dẫn đến việc quên mất việc ăn cơm vào bữa chiều. Từ "ngơ ngẩn" ở đây thường mang ý nghĩa của sự phân tâm, đánh mất sự chú ý đối với những hoạt động hàng ngày.
(Nhớ tick mình nhé,cảm ơn)
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
II. Thân bài
1. Sự ra đời của loài người
- Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con
- Khung cảnh thuở sơ khai:
- Không dáng cây ngọn cỏ.
- Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
- Không có màu sắc khác.
2. Sự ra đời của thiên nhiên
- Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
- Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
- Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
- Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
- Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
- Đám mây: đem đến bóng mát.
- Con đường: giúp trẻ con tập đi.
=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.
3. Sự ra đời của gia đình
- Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
- Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
- Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.
=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.
4. Sự ra đời của xã hội
- Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
- Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.
=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người.
Câu 1:
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2:
Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:
- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).
* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Trá lời:
Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề ‘Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Nhưng rồi:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).
Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế Lượm ơi ...
Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- Thôi rồi, Lượtn ơi!
Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.
- Lượm ơi, còn không?
Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?
Câu 5:
Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con: khi lớn lên và từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng đáng tự hào. Để có được hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình (không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện đời xưa, nhờ sự giúp đỡ của Ông Bụt, Bà Tiên…). Nhưng hạnh phúc mà con tìm được trong đời thực sẽ thật sự là của con (do chính bàn tay và khối óc của con làm ra), sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
Đoạn thơ trên, người cha muốn nói với con rằng: Khi con lớn, từ giã tuổi ấu thơ để bước vào cuộc đời thực với biết bao thử thách nhưng rất tự hào. Để có hạnh phúc, người cha muốn nói rằng con phải trải qua bao khó khăn, vất vả bằng chính đôi bàn tay và khối óc của con. Hạnh phúc do chính con tạo dựng đó là cuộc sống thực của con và đó là niềm sung sướng nhất đời con.