Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vi khuẩn muốn phát triển và sinh sôi thì phải trải qua quá trình thích ứng và thời gian sinh sôi trong môi trường mới , nên ở pha tiềm phát thì tỉ lệ các tế bào vẫn giữ nguyên do là cơ chế chọn lọc , lọc ra các tế nào khỏe mạnh sinh sôi , vi khuẩn không thích ứng sẽ chết . Sau đó sẽ đến bước tiếp theo
# Kiến thức có hạn , nếu sai xin tạ tội ẹ !
Bởi vì pha này, khi quần thể vi khuẩn mới được bổ sung chất dinh dưỡng, chúng cần thời gian để thích nghi với môi trường, nên số lượng chưa tăng, mật độ quần thể chưa thay đổi. Tại pha luỹ thừa, pha này khi đã quen với môi trường, vi khuẩn phát triển số lượng tăng theo cấp số nhân, số lượng tăng dẫn đến mật độ dày đặc và nhiều hơn. Ở đây có nghĩa là vi khuẩn cần một thời gian thích nghi với môi trường sinh trưởng, khi đủ tương khớp nó mới sinh sản và nhân nhanh chóng các thế hệ.
- Ở pha tiềm phát, chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như không thay đổi vì: Ở pha này, vi khuẩn chưa phân chia mà mới bắt đầu thích ứng dần với môi trường, tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.
- Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng vì: Vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng, mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.
- Số tế bào chết trong quần thể vi khuẩn tăng dần từ pha cân bằng đến pha suy vong do dinh dưỡng thiếu hụt và cạn kiệt, các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.
Câu 1. Diễn biến của kỳ trung gian:
Pha G1: Tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
Pha S: Nhân đôi ADN và NST
Pha G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cho quá trình phân bào
Câu 2. A
Câu 3. C
Câu 4. A
Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:
+ Pha tiềm phát (pha lag):
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường
- Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng
- Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
+ Pha lũy thừa (pha log):
- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn
- Số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
+ Pha cân bằng:
- Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Số lượng cá thể mới sinh ra bằng số lượng cá thể cũ chết đi.
+ Pha suy vong:
- Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Tham khảo
- Các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong hệ kín:
+ Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể gần như không thay đổi. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa. Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Pha cân bằng: Số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể hầu như không thay đổi. Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Pha suy vong: Số tế bào chết hoặc bị phân hủy nhiều hơn số tế bào sinh ra. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm. Dinh dưỡng cạn kiệt và các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.
- Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng vì ở thời điểm này, sinh khối vi khuẩn sẽ đạt cực đại.
- Các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:
- Để nuôi thu sinh khối thì cần dừng lại ở pha cân bằng vì ở pha này sinh khối là lớn nhất.
- Giống nhau: Sự sinh trưởng của của quần thể vi khuẩn trong cả hai môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục đều trải qua 3 giai đoạn pha tiềm phát, pha lũy thừa và pha suy vong.
- Khác nhau: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, dinh dưỡng là có hạn nên khi bắt đầu cạn kiệt dinh dưỡng, quần thể vi khuẩn bắt đầu giảm dần (pha suy vong), nhưng ở môi trường nuôi cấy liên tục, do dinh dưỡng được cung cấp liên tục nên quần thể vi sinh vật luôn được duy trì và có thể tăng lên ở pha cân bằng, do đó không có pha suy vong ở môi trường này.
Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
C
Đáp án là C bạn nhé ! Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. Quần thể vi khuẩn cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên, khi môi trường dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt, quần thể vi khuẩn sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn cạnh tranh sinh tồn và thích nghi để tồn tại trong một môi trường đầy thách thức. Khi môi trường dinh dưỡng quá giàu hoặc quá nghèo, quần thể vi khuẩn sẽ bị ức chế hoặc chết do điều kiện môi trường không thích hợp để sinh trưởng và phát triển.