K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
4 tháng 5 2017

a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:

- Dòng sông Năm Căn mênh mông.

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...

c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.

4 tháng 5 2017

yeu

Câu 1

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau

                                              ~Học tốt!~

3 tháng 3 2021

Hello trần Hổ

2 tháng 5 2018

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

16 tháng 5 2017

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

mình tich luôn mình cần gấp

0
ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

0
3 tháng 4 2020

câu 1: bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên vùng sông nước vùng cà mau .tác giả miêu tả theo trình tự :tả cảnh thiên nhiên rồi sau là cảnh sinh hoạt của con ng .Dựa vào trình tự miêu tả ta chia đoạn văn làm 2 đoạn :

Đoạn thứ nhất :từ đầu đến .... khói sóng ban mai. Đoạn này miêu tả quang cảnh thiên nhiên của vùng sông nc cà mau .

Đoạn thứ hai là phần còn lại tả cảnh sinh hoạt của con ng ở vùng cà mau.

Câu 2: ấn tượng đó là :

Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện .Trên trời  thì xanh , dưới thì nước xanh ,xung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá . Cái âm thanh đơn điệu triền miên của tiếng sóng biển dội vào .ấn tượng này đc diễn tả qua thị giác và thính giác

                                       FROM Hải Anh WITH LOVE<3 Chúc Bạn Học Tốt

20 tháng 2 2020

a)Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ:So sánh

... Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận...

Tác dụng:Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.
b)Rút ra bài học:. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.Ngòi bút tài hoa

Tâm hồn và tài năng

Soạn bài Ngữ Văn 6 . Bài 18 : sông nước Cà Mau . ( Theo sách hướng dẫn học Ngữ Văn 6 ; tái bản lần thứ tư ; Sách Thử Nghiệm )A.Hoạt động khởi độnga) Bức ảnh chụp cảnh khu chợ Năm Căn .- Rồi/Chưa ( Tùy các bạn )b) Bức ảnh thuộc vùng Cà MauB.Hình thành kiến thức1.Đọc văn bản sau .2.Tìm hiểu văn bảna)-Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.-Trình tự miêu tả...
Đọc tiếp

Soạn bài Ngữ Văn 6 . Bài 18 : sông nước Cà Mau . ( Theo sách hướng dẫn học Ngữ Văn 6 ; tái bản lần thứ tư ; Sách Thử Nghiệm )

A.Hoạt động khởi động

a) Bức ảnh chụp cảnh khu chợ Năm Căn .

- Rồi/Chưa ( Tùy các bạn )

b) Bức ảnh thuộc vùng Cà Mau

B.Hình thành kiến thức

1.Đọc văn bản sau .

2.Tìm hiểu văn bản

a)

-Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

-Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau – tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước .

b)

– Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.

– Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.

– Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

c)

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

1
17 tháng 1 2019

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bài văn miêu tả cảnh sông nước vùng Cà Mau ở cực nam Tổ quốc từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... màu xanh đơn điệu ) : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.

   - Đoạn 2 (tiếp ... khói sóng ban mai) : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.

   - Đoạn 3 (còn lại) : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.

   Người miêu tả quan sát là nhân vật “tôi” - ngồi trên thuyền, một vị trí quan sát rất thuận lợi, bao quát được toàn bộ khung cảnh.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Trong đoạn 1, ấn tượng ban đầu bao trùm : đó là ấn tượng choáng ngợp, khi mà âm thanh... ru ngủ thính giác, khi mệt mỏi và đuối dần đi... thị giác. Ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Qua đoạn văn nói về cách đặt tên các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy : những cái tên giản dị, đặc trưng, gần gũi. Chúng gợi ra những nét độc đáo, đặc trưng của vùng sông nước : cây cối, động vật,...

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Trong đoạn văn Thuyền chúng tôi chèo ... khói sóng ban mai :

a. Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ :

   - Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. Con sông rộng hơn ngàn thước.

   - Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống.

b. Câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát ... xuôi về Năm Căn”, những động từ chỉ cùng một hoạt động của thuyền : thoát qua, đổ ra, xuôi về.

   - Kênh nhỏ hẹp, sông dài rộng và dòng thì mênh mông. Nếu sắp xếp chèo thoát về Năm Căn, hay đổ ra kênh, sẽ thấy sự đảo nghịch và không phù hợp.

   - Cách dùng từ : chính xác và tinh tế bởi các động từ được sử dụng đều diễn tả rất sát ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt, từ sự khó khăn đến nhịp điệu di chuyển của con thuyền.

c. Những từ miêu tả màu sắc rừng đước (màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ) đa dạng thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Những chi tiết, hình ảnh về chợ Năm Căn thể hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú, độc đáo :

   - Quang cảnh : Túp lều lá thô sơ, ngôi nhà gạch hai tầng, đống gỗ cao, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, cây cối trù phú, nhà bè ban đêm,...

   - Sinh hoạt : họp chợ trên sông, mỗi con thuyền một nét riêng biệt, ...

   - Con người : những cô gái Hoa kiều, người Chà Châu Giang, bà cụ người Miên,...

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Qua bài văn, có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, con người và sinh hoạt độc đáo vùng sông nước Cà Mau.

Luyện tập

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn tham khảo :

   Đọc “Sông nước Cà Mau”, ta như được phiêu lưu đến một thế giới rộng lớn phủ sắc xanh, mây trời xanh, nước xanh, chung quanh những khu rừng bất tận xanh. Rồi những con sông, kênh rạch chằng chịt. Đi qua những con sông, con rạch, thấy những loài động vật, cây cối lạ lẫm, hoang dã, vừa thấy sợ lại vừa thấy hay. Nét độc đáo ở đây phải nói tới khu chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, đầy sức sống, con người lại mộc mạc, thân thiện. Vùng đất cực nam của tổ quốc ta sao mà đẹp thế.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Một vài nét chính khi giới thiệu về con sông quê hương :

   - Thiên nhiên : dòng nước, bờ sông, rặng cây,...

   - Con người và sinh hoạt : người dân, chèo thuyền, bắt cá,...