Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.
Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.
Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.
Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.
Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.
O'Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác... O'Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.
Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.
Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chi vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác... Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.
Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.
Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, khỏng hé răng cho ai biết ý định của mình.
Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.
Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.
Cách đây 86 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là O. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: "Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết" Mặc dù ngôi sáng ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lâp lánh toả sáng trên những trang văn mà ông O. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông không đồ sộ như M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết ra đều có giá trị lớn. Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế.
Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: "Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ". Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây. Ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiếm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những hoạ sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy O. Hen-ri không thi vị hoá cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.
Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ thôi - nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương. Nguồn thương của tác giả rung lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một "phụ nữ nhỏ bé", thiếu máu vì những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã "ngoài sáu mươi ", đã "múa cây bút vẽ bốn mươi năm" mà vẫn không "với tới được gấu áo vị nữ thần của mình". Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn. Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc động lòng người. Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Ta thấy trong thực tế, cuộc đời của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu sống phong phú. Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hồi của mình lên trang giấy. Từ bác Bơ-mcn đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hoá thân của tác giả...
Cuộc sống sao mà đắng cay đến thế! Nhưng càng trong sự đắng cay, đen tối tâm hồn con người càng toả sáng và ngát hương. Nhà văn đã phát hiện ra trên đầm bùn, trên thảo nguyên hoang dại bỗng rực cháy sáng lên "ngọn lửa Đan- cô" ngọn lửa của tình thương yêu của con người với con người.
Trước hết, ông muốn bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom, săn sóc Giôn-xi rất chu đáo. Cô mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn. Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Giôn-xi "mười phần chỉ còn hi vọng được một" thì Xiu đã vào phòng làm việc và "khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản". Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề "chai sạn" mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý. Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên thực tại phũ phàng ("thản nhiên") để Giôn-xi yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực sự "lo lắng" khi phải chứng kiến ý nghĩ "kỳ quái" của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở "bên cạnh" bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: "Ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (...) khả năng khỏe là mười phần chắc chín". Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình yêu thương bạn, muôn giúp bạn bứt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống. Tình yêu thương của Xiu không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cô nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.
Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ông thất bại trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng không thoả, cuộc sông tẻ nhạt mà ông thưc ng hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta đã mất hết tình người. Ông tự nhận là "con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên". Khi nghe Xiu kể chuyện, Bơ-men đã quái lo: "Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn" vậy. "Lời nói của ông đích thực là một lời coi thường, một tiếng chửi. Thế nhưng trong lời chửi "độc mồm" ấy vẫn tiềm ẩn lòng thương con người "Chà, tội nghiệp cô bé Giôn-xi".
Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác Bơ-men sáng tác lên một bức tranh kiệt tác? Có thể là như thế. Sự nguy kịch có liên quan đến sự sống còn của một con người dường như đã thôi thúc trái tim bác phải làn một điều gì đó để giúp họ. Và thế là trong một đêm khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Bơ-men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi hí hoáy vẽ chiếc lá thường xuân. Cuối cùng với sự cố' gắng, với sức mạnh của tình yêu thương, bác đã vẽ xong bức tranh đó. Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Với nghị lực của mình, trái tim của mình, bác đã cho đời một kiệt tác. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích luỹ tổng hoà hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đốn đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. "Những rìa lá hình răng cưa đã nhuộm vàng úa" tượng trưng cho tuổi tác, sự ra đi về thân xác của Bơ-men. "Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm", tượng trưng cho mảnh tâm hồn sáng trong của cả một đời người hoạ sĩ già tích góp được. Kiệt tác của bác có ý nghĩa lớn lao vô cùng. Nó không chỉ là sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó còn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, đã làm cho hồn Giôn-xi sắp chết bỗng được tái sinh. Bức tranh ấy đã đem lại cho Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời người: "Mình đã tộ như thế nào, muôn chết là một tội". Nó chính là điểm cao trào của tình yêu thương con người. Bác Bơ-men đã hi sinh, đã trút cái sức lực còn lại của mình vì sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng đúng là điểm sáng toàn truyện. Nó được vẽ giống như thật; nó đã ra đời trong một hoàn cảnh lao động vất vả, nó dũng cảm bất chấp quy luật, vươn lên tất cả để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật. Tình người còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống bất tử. Và đó mới là tác phẩm "đáng thờ", xứng đáng tồn tại với thời gian.
Ai đó đã nói rằng: Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nếu không có bơi chèo nghệ thuật thì chiếc thuyền nội dung sẽ đứng im, bất động. Nó sẽ không chuyển tải đến được tâm hồn bạn đọc những bức thông điệp giá trị nhân văn.
Ở đây, tác phẩm này có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nhà văn đã tạo nên trong tác phẩm một hơi thở riêng độc đáo. Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật. Với cách tạo tình huống này, nhà văn tạo nên sự hấp dẫn ở độc giả (các nhân vật sẽ phản ứng như thế nào, giải quyết như thế nào, buộc họ phải theo dõi tiếp). Theo dõi câu chuyện, ta thấy cách giải quyết từng tình huống của nhà văn rất hợp lý: Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không bàng quan mà tìm mọi cách (mời bác sĩ, bán tranh kiếm tiền) để cứu bạn; hoặc khi Giôn-xi có những ý nghĩ kỳ quái, cô tỏ ra lo lắng và cố gắng giảng giải để bạn hiểu ra sai lầm.
Câu chuyện này còn có nhiều chi tiết bất ngờ. Độc giả bị bất ngờ ngay từ lúc Giôn-xi có ý nghĩ kỳ quặc: tại sao cô lại mê tín về điều đó. Tâm trạng lo lắng (Giôn-xi sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống) cứ theo độc giả suốt từ đó đến kết thúc chuyện.
Đỉnh điểm của sự thắt nút là chi tiết: Chiếc lá cuối cùng. Trong vô số những chiếc lá thường xuân, vẫn còn một cái trụ lại trên cành. Mạch cảm xúc, suy đoán của người đọc bị đảo ngược: trong cảnh mưa tuyết như thế sao chiếc lá kia không rụng? Sự hồ nghi này được nhà văn cởi nút ở chi tiết cuối truyện: thì ra chiếc lá ấy chính là bức tranh mà bác Bơ-men vẽ, vẽ giống như thật, đến các nhân vật trong truyện cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả.
Nội chừng ấy cũng đã đủ nói lên thành công to lớn của tác phẩm.
Với Chiếc lá cuối cùng, O. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.
1.Qua truyện chiếc lá cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng, nó thể hiện sự nhân văn, cụ bơ - men đã đánh đổi mạng sống của mình để cứu lấy người họa sĩ trẻ, đó cũng là tâm nguyện mà cả đời cụ đã dc hoàn thành, thể hiện tình yêu thương giữa con người, tình yêu thương giữa những người có tâm hồn cao đẹp như các họa sĩ nghèo lúc khó khăn.
2.
Đoạn trích “Hai cây phong” nằm ở những trang đầu tiên của tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ, thể hiện nỗi nhớ của một người con xa xứ, đặc biệt là tình cảm đối với người thầy, người truyền cảm hứng để thế hệ trẻ nối tiếp tiến đến gần hơn với tri thức.
Tất cả hình ảnh, cảm xúc đều được khắc họa qua những dòng hồi tưởng, hóa thân của tác giả vào nhân vật, hình ảnh hai cây phong hiện lên ở một vùng quê hẻo lánh như một ngọn hải đăng giữa núi rừng, những ngọn hải đăng soi sáng bên bờ biển soi sáng đường đi cho tàu thuyền, cũng giống như thế, hai cây phong như một biểu tượng của ngôi làng, chỉ đường dẫn lối cho những con người còn nghèo nàn lạc hậu nơi đây nhớ về quê hương, nhớ về biểu tượng của ngôi làng mình đã từng sinh ra và lớn lên.
Hai cây phong còn thể hiện lên một nỗi nhớ da diết, một tình yêu sâu nặng với quê hương của một người con làm việc nơi xa nhà và khi nhắc đến hai cây phong những hình ảnh âm thanh hiện hữu một cách rõ nét, chân thực, tình yêu đó khiến nhân vật có thể nghe được tiếng nói riêng của cây, thấu hiểu được phần nào cảm xúc mà loài cây này mang lại. Từ cây phong mà bản thân nhân vật quay ngược dòng thời gian trở lại với những kí ức tuổi thơ, nhớ lại những ngày chạy nhảy dưới gốc cây, những trò đùa chọc phá tổ chim một cách ngây thơ, hồn nhiên, những hoài niệm về tuổi thơ lúc nào cũng da diết, cũng đằm thắm.
Phân tích ý nghĩa của đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên
Tới đây người đọc như cũng cảm nhận được phần nào dòng cảm xúc đó, phần nào tự nhìn lại những kí ức mà hồi thơ ấu mình cũng từng có, từng trải qua để rồi bây giờ nhớ nhung đến kì lạ. Rồi một ngày đặc biệt không bao giờ quên ùa về, một ngày cuối cùng của năm học, những đứa trẻ cùng nhau trèo lên cây phong, thử xem ai can đảm hơn, những thú vui đó chẳng bao giờ tìm được ở bất cứ đâu, có bạn bè, không ghen ghét, đố kị, chỉ có niềm vui, tiếng cười, điều đó là tuyệt vời nhất mà bản thân bất kì ai cũng muốn tìm kiếm nhưng chỉ có trong quá khứ, chỉ có ở cái lứa tuổi vô tư không suy nghĩ gì.
Trèo lên cây, nép mình vào thân cây, phóng tầm mắt ra xa, trước mắt những đứa trẻ là một không gian thật mới lạ, rộng lớn lại vô cùng tươi đẹp, hình ảnh chuồng ngựa, hình ảnh thảo nguyên xanh ngát, hình ảnh dòng sông uốn lượn, tiếng gió xen lẫn tiếng là đã cuốn hút cái nhìn của những đứa trẻ, đưa những đứa trẻ vào những suy nghĩ về một ngày nào đó được thả mình vào không gian rộng lớn đó, được tới những vùng đất mới phía xa chân trời xanh biếc, một cảm giác trọn vẹn hơn bao giờ hết. Hai cây phong còn mang biểu tượng của một niềm tin, một ước mơ, đặc biệt là một kỉ niệm khó quên về một người thầy, người đã dùng một phần cuộc đời mình nuôi dưỡng ước mơ cho những đứa trẻ nơi đây, người trồng cây phong rồi gửi gắm vào đó biết bao là ước mơ cho những đứa trẻ, ngoài mang ý nghĩa về tình yêu quê hương đất nước, hình ảnh đó còn mang ý nghĩa biết ơn những người đi trước, những người đã mở đường, đã thắp sáng nên ước mơ về tri thức, tiếp cận gần hơn với tri thức để trở thành những con người có ích cho xã hội.
Bằng con mắt nghệ thuật và tài năng của mình tác giả đã phác họa thật tài tình vẻ đẹp của con người, của cây phong rồi đưa những dòng cảm xúc chân thật nhất xoay quanh cây phong tới với người đọc.
3.Tuổi trẻ chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường hẳn đều biết đến H.C. An-đéc-xen, người viết truyện kể cho trẻ em nổi tiếng thế giới. Ông là nhà văn Đan Mạch, sống và viết trong thế kỉ XIX (1805 - 1875). Bạn đọc khắp năm châu đã rất quen thuộc với các tác phẩm của ông như Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Cô bé bán diêm,... Truyện của An-đệc-xen nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lèn lòng thương yêu con người - nhất là những neười nghèo khổ và niềm tin, khát vọng những điểu tốt đẹp nhất trên thế gian này sẽ thuộc về con người. Truyện Cô bé bán diêm đưa người đọc chúng ta vào khung cảnh một đêm giao thừa giá rét ở đất nước Đan Mạch, Bắc Âu cách đây hơn một trăm năm. Em bé gái ấy nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà vừa mất, bố sai đi bán diêm kiếm- từng đồng xu nhỏ độ thân.- Suốt cả ntỉày cuối năm, cho đến đêm giạo thừa, em chẳng bán được bao diêm nào. Vừa đói, vừa rét, em bé thu mình lại trong xó tường của một toà nhà lớn để... ước ao, mơ tưởng. Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ, kì ảo làm sao và đau khổ làm sao!. Thể hiện điều này, nhà văn đã xây dựng những hình ảnh đối lập, thực tế và mộng tưởng, mộng tưởng và thực tế cứ đan cài vào nhau, tranh chấp với nhau, lôi cuốn người đọc... Phần mở đầu tác phẩm (phần này không có trong đoạn trích của sách Ngữ văn 8) kể rõ cảnh ngộ éo le của cô bé bán diêm với những chi tiết đối lập rõ nét : "Trời đông giá rét, tuyết rơi", nhưng "cô bé đầu trần, chân đất" bước đi. Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, nhưng "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn". Cô bé "bụng đói", cả ngày chưa ãn uống gì, mà "trong phố sực nức mùi ngỗng quay"... Những chi tiết tương phản đó khiến người đọc thấy tình cảnh em bé thật tội nghiệp, đáng thương. Cái rét, cái đói, công việc kiếm sống giày vò, đày đoạ em. Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức... Đi vào đoạn trích trong sách giáo khoa, từ câu mở đầu "Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn..." đến câu "... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra", người đọc thấy ngay tình cảnh khốn khó của cô bé. Nãm xưa, "khi bà nội hiển hậu của em còn sống", "em được đón giao thừa trong căn nhà xinh xắn... có dây trường xuân bao quanh, em đã sống những ngày đầm ấm". Giờ đây, giữa đêm giao thừa này, "em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét hơn"... Đây cũng là hai hình ảnh tương phản, đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Trước kia, cô bé được sống hạnh phúc bao nhiêu thì bây-giờ bơ vơ, côi cút bấy nhiêu. Cả nhà, chỉ có bà là người thương yếu em nhất, là chỏ dựa tinh thần vững chắc nhất giờ không còn nữa. Trước kia, đêm giao thừa, em được vui chơi quây quần trong nhà, giờ em phải bơ vơ ngoài phố kiếm sống. Mường tượng hình ảnh cô bé bán diếm côi cút, dói khổ giữa đêm giao thừa, ta chợt thấy nhớ mấy câu thơ trong bài Mồ côi của Tố Hữu: Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ hơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt mướt dưới dòng mưa.. Cảnh ngộ em bé Đan Mạch trong đêm giao thừa vẫn phải đi kiếm sống tuy có khác cảnh ngộ em bé Việt Nam mồ côi tìm mẹ, nhưng đọc văn, nhớ lại thơ, hình dung thân phận hai kiếp người thơ dại ấy, ai mà chẳng não lòng, rớm lệ ! Phần thứ hai của câu chuyện, từ câu "Chà ! Giá quẹt một que diêm..." đến "Họ đã về chầu Thượng đế", kể về những lần cô bé quẹt diêm đốt lửa, đốt sáng lên những ước mơ, khát vọng. Ở phần này, những hình ảnh đối lập, tương phản càng lúc càng gay gắt, thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiển hiện, đan cài, tranh chấp nhau, nâng dần lên, bay cao lên... Cô bé quẹt que diêm thứ nhất: diêm sáng rực như than hồng. Em tưởng chừng như "đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng... Lửa cháy nom.đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng". Nhưng, em vừa duỗi chân ra thì "lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất". Niềm vui của em cũng vụt tắt. Em bần thần nghĩ đến nhiệm vụ bán diêm và lời cha quở mắng. Cô bé quẹt que diêm thứ hai: "Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay... Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé". Nhưng diêm vụt tắt. Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Phố xá vắng teo. Mấy người khách qua đường vội vã hoàn toàn lãnh đạm với em. Em bé cố tìm lại ngọn lửa để tiêp tục sưởi ấm, xua đi bóng tối và giá lạnh. Em quẹt que diêm thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện lên, "Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây thông mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực...". Nhưng diêm vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi, rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Từ lần quẹt diêm thứ nhất, đến lần thứ hai, thực tế đã xoá nhoà đi mộng tưởng của em bé. Nhưng đến ngọn nến thứ ba thì dường như mộng tướng đã vươn dậy, cố vượt lên trên thực tế. Vì thế, sau khi diêm tắt, em bé thấy tất cả các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao trên trời. Dường như em bé dans ngẩng đầu nhìn sao trời, rồi nhớ tới người bà thân yêu. Em liền quẹt luôn que diêm thứ tư thì... bà em hiện lên. Em sung sướng reo lên, trò chuyện với bà, xin bà cho đi theo..."cho cháu về với bà". Có thể đến phút này, cô bé tội nghiệp ấy đã sức tàn, lực kiệt dan" gục xuống cạnh bức tường giá buốt. Em lịm dần, lịm dần và trôi vào trong một giấc mơ đẹp. Diêm vụt tắt. Anh sáng, hơi ấm vụt tắt, "ảo ảnh" biến mất. Nhưng em bé bừng tỉnh, như ngọn lửa trước khi tắt hẳn đã sáng loé lên. Thế là cô bé quên hết mọi thực tế phũ phàng, quên nhiệm vụ bán diêm, quên sự quở mắng của cha. Những que diêm thứ năm, thứ sáu, thứ bảy... và tất cả những que diêm trong bao được đốt sáng lên, nối ánh sáng, chiếu sáng như ban ngày. Em bé thực sự được sống trong một giấc mơ kì diệu. Em thấy "bà em to lớn và đẹp lão... Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa...". Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm, đốt lửa là một lần cô bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Những ước mơ của em thật giản dị và ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng và nhân hậu của em. Em khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng những thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình ấm êm, được bà - người thân yêu nhất - châm sóc, chiều chuộng. Đó cũng là những ước mơ khát vọng chính đáng, muôn đời ẹủa các em bé nói riêng và của con người nói chung. Thể hiện khát vọng, ước mơ của một em bé cụ thê trong câu chuyện này, nhà văn Đan Mạch ấy hẳn đã cháy lòng mong muốn các em bé và mọi người, trước hết là những kiếp người đói khổ, vượt qua được những thực tế phũ phàng để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có miếng ăn no đủ, có áo ấm, được yêu thương, châm sóc. Mỗi lần em bé quẹt diêm đốt lửa dường như cũng là một lần ngọn lửa tin yêu, khát vọng trong trái tim nhà văn cháy lên, sáng lên, động viên con người, giục giã con người... Nhưng thực tế phũ phàng - thực tế cuộc sống nước Đan Mạch những năm giữa thế kỉ XIX, khi nhà văn viết tác phẩm này và thực tế ngày nay của không ít đất nước đói nghèo trên trái đất, đã xoá đi mộng tưởng của em bé bán diêm và biết bao người nghèo khổ khác nữa. Vì thế, khi em bé được gặp lại bà cũng là lúc em giã từ cõi đời. Đoạn kết thúc tác phẩm, từ câu "Sáng hôm sau..." đến hết, kể về cái chết của cô bé bán diêm. Từ những dòng văn bay lượn, chói sáng đầy chất lãng mạn ở cuối đoạn trên, đến đây, ngôn từ như trĩu xuống, nhẹ nhàng, thấm thìa một âm điệu buồn thương. Có buồn, có thương nhưng không bi luỵ mà vẫn trong sáng và nồng ấm, đúng như ánh sáng và hơi ấm của một ngày đầu năm. "Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa". Cho đến những dòng cuối cùng của tác phẩm, nhà văn vẫn dùng những hình ảnh đối lập, tương phản rất đặc sắc. Giữa ngày đầu năm hứa hẹn những mầm sống mới mọc lẽn, có một em bé chết. Người chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi đang "mỉm cười". Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm", một công việc bình thường, nhưng thực ra em bé đã sống những phút kì diệu, giữa cảnh "huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm"... Miêu tả "một cảnh tượng thương tâm" vể cái chết của cô bé bán diêm, ngòi bút của An-đéc-xen vừa thực, vừa mộng. Sự thực là em bé khốn khổ kia đã chết. Nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cánh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Nhưng viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, tác phẩm của An-đéc-xen là một hi kịch lạc quan. Rõ ràng, đến những dòng cuối của áng văn, tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người trong cõi lòng nhà vãn Đan Mạch - ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng ấy, thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn. Có thê nói, An-đéc-xen "biết khám phá những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự việc đơn gián hằng ngày, đưa chúng vào thế giới thần thoại đầy chất thơ, nhưng vẫn giải quyết chúng phù hợp với những quan niệm nhân sinh và xã hội tiến bộ của mình". Truyện Cô bé bán diêm có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các chi tiết tương phán, diễn biến hợp lí, truyền cho chúng ta lòng thương cảm đối với một em bé bất hạnh, lay động trong ta tình thương và niềm tin ở con người, nhất là những con người phải dối mặt với những khó khăn thử thách ở đời vẫn không nguôi mong muốn, khát vọng những điều tốt đẹp nhất.
Sau khi nghe Xiu kể về việc làm của cụ Bơ - men Giôn - xi liền chạy đến bệnh viện, hai tay ồm chầm lấy cụ và khóc. Giôn - xi đã đưa cụ Bơ - men về nhà làm tang ma, tuy không được linh đình vì những người này là họa sĩ nghèo. Như vậy, cũng biết được tấm lòng của Giôn - xi gửi cho cụ Bơ - men - một người đã vì cô mà suốt đêm mưa vùi dập và những cơn gió lạnh lướt qua cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá thường xuân để cứu sống cô. Nhưng đó cũng là một kiệt tác mà cụ Bơ - men đã ao ước bấy lâu.
Có thể bạn bổ sung thêm nha 😁
The thi day la 1 doan ket them ch ko phai la moi hoan toan .
MK dc co ch bai nay roi .
Co the giu nguyen la cu Bo-men chet nhung ko chet luon. 2 nguoi den cam on cu va noi cho cu bt cu da ve dc kiet tac thi cu se chet trong thanh than .
Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương:
- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp "chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không".
- Anh Dậu vừa "run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng" thì hai tên tay sai đã "sầm sập tiến vào" trong tay đầy những "roi song, tay thước và dây thừng" chúng là hiện hình của tai họa.
Câu 2:
Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.
Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.
Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.
Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.
Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.
Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.
Câu 3: Hành động của chị Dậu:
- Khi hai tên tay sai "sầm sập tiến vào", nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:
+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng "lăn đùng ra không nói được câu gì".
+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.
- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:
+ Ban đầu, chị "cố thiết tha" van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm "những roi song, tay thước và dây thừng" – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là "người nhà nước", nhân danh "phép nước" để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ "có tội" hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại "phép nước" được.
+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng "trợn ngược hai mắt" quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, "hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại".
Sự "liều mạng cự lại" của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị "cự lại" bằng lí:+ "– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.
+ Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn đấu lí nữa, chị quyết ra tay đấu lực với bọn ác ôn này.
+ Chị Dậu đã ra tay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: "Túm ngay cổ" tên cai lệ, "ấn dúi ra cửa" làm cho "hắn ngã chỏng queo".
Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ "cố hữu" của anh.
Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.
Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").
Câu 4: Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
Câu 5:
"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm ...
Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.
Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.
"Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".
Câu 6:
Nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là : "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.
Soạn bài: Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
Tóm tắt đoạn trích:
Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương:
- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp "chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không".
- Anh Dậu vừa "run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng" thì hai tên tay sai đã "sầm sập tiến vào" trong tay đầy những "roi song, tay thước và dây thừng" chúng là hiện hình của tai họa.
Câu 2:
Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.
Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.
Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.
Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.
Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.
Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.
Câu 3: Hành động của chị Dậu:
- Khi hai tên tay sai "sầm sập tiến vào", nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:
+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng "lăn đùng ra không nói được câu gì".
+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.
- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:
+ Ban đầu, chị "cố thiết tha" van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm "những roi song, tay thước và dây thừng" – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là "người nhà nước", nhân danh "phép nước" để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ "có tội" hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại "phép nước" được.
+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng "trợn ngược hai mắt" quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, "hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại".
Sự "liều mạng cự lại" của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị "cự lại" bằng lí:
+ " – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.
+ Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn đấu lí nữa, chị quyết ra tay đấu lực với bọn ác ôn này.
+ Chị Dậu đã ra tay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: "Túm ngay cổ" tên cai lệ, "ấn dúi ra cửa" làm cho "hắn ngã chỏng queo".
Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ "cố hữu" của anh.
Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.
Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").
Câu 4: Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
Câu 5:
"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm ...
Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.
Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.
Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.
"Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".
Câu 6:
Nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là : "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.
h/ả Hai câu đầu:
+sử dụng điệp từ"vẫn"
-> thể hiện hình ảnh bất khuất, kiên cường, nghiêng ngang
->gợi tâm thế lạc quan, nghiêng ngang của người chiến sĩ cách mạng
h/ả Hai câu cuối:
+Là lời thề của người chiến sĩ cách mạng"còn sống còn chiến đấu, ý chí đó ko gì có thể bẻ gãy."
Thiên nhiên đất trời vào hè như đang gợi mở một thế giới sôi động như thôi thúc người chiến sĩ trẻ với ý nghĩ được thoát khỏi nhà tù để được hòa mình vào thiên nhiên , để được tiếp tục hoạt động cách mạng :
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Đoạn 2 của bài thơ chỉ gồm 4 câu nhưng diễn tả đầy đủ tâm trạng của một người chiến sĩ . Đó là tâm trạng nôn nóng , khát khao được thoát khỏi phòng gian chật hẹp. Mà mùa hè sống động bao nhiêu thì ước muốn của nhà thơ càng mạnh mẽ bấy nhiêu " mà chân muốn đập tan phòng " . Cảm xúc được dâng trào thể hiện bằng câu cảm thán đủ cho người đọc thấy được cảm giác ngột ngạt đang trào dâng tột độ . Động từ mạnh " đập tan phòng " nhấn mạnh ý chí của một người yêu nước muốn đập tan xiềng xíc , gông cùm của đế quốc thực dân. Cùng với đó là nhịp thơ thay đổi đến bất ngờ, từ nhịp 4/4 ở câu trước chuyển thành nhịp 6/2 gợi lên cảm xúc đang tuôn trào , niềm khao khát tự do đang cháy bỏng
Nhắc đến bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu là ta ko thể ko nhắc đến tâm trạng uất ức, ngột ngạt của ng tù:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Giọng thơ dồn dập, gợi cảm giác bực bội ko nén đc. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những động từ mạnh như: dậy, đạp, ngột, chết uất. Cả đoạn thơ đã diễn tả thành công nỗi đau khổ, uất ức đến tột cùng, cảm giác của ng tù. Từ đó giúp ng đọc cảm nhận đc khát vọng muốn tháo cũi, sổ lồng, thoát khỏi cảnh ngục tù, về với cuộc sống tự do cùng a e đồng chí. Tiếng tu hú mở đầu và kết thúc có tác dụng: kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm nhấn mạnh âm thanh đặc biệt này. Âm thanh lúc đầu gợi cảnh tượng tưng bừng lúc vào hè. Tiếng tu hú ở cuối câu càng nhấn mạnh nỗi đau khổ, bực bội, uất ức và khát vọng trở về cuộc sống tự do. Tóm lại, bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao cháy bỏng của ng chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Chiếc nón xuất hiện từ rất lâu rồi, chiếc nón lá luôn là người bạn đồng hành che mưa, che nắng, luôn ở bên những bước hành trang chúng ta đi. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp. Ngoài việc che nắng che mưa thì chiếc nón còn là một phụ kiện làm đẹp rất tuyệt vời, trong những ngày hội dân ca, những ngày hội làng, hay ngày kết hôn của các đôi vợ chồng mẹ chồng trao nón cho con dâu, chiếc nón đều có mặt và tạo nên nét duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương, trong thơ văn chiếc nón là cảm hứng của rất nhiều nhà văn, nhà thơ…” Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng tre”, qua hình ảnh nón lá trong câu thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó. Thời chiếc tranh các cô gái thường đội nón quai màu tím tiễn người yêu ra chiến trường thể hiện sự chung thủy, sắc son, như thay một lời hẹn ước sẽ đợi người yêu chiến thắng trở về, thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Các loại lá như lá cọ, lá du quy diệp, lá cối, lá rơm, lá tre, lá dứa… đều có thể làm nón được, ở mỗi vùng miền khác nhau thì kiểu dáng của chiếc nón cũng khác nhau, người miền Bắc có nón quai thao khi dự các lễ hội, ở Huế thì có nón bài thơ, ở Bình Định có nón Gò Găng, quai nón thường được làm bằng nhung, lục, hay the, với những màu sắc đẹp và tươi tắn, làm nổi bật thêm vẻ đẹp của chiếc nón, làm tăng lên độ duyên dáng của người phụ nữ khi đội nón, hình ảnh chiếc nón giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn thể hiện ở phần dáng nón, những người thợ khâu nón đã làm nên những chiếc nón đẹp, từng đường kim mũi chỉ được người thợ gửi gắm những hình ảnh mang nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam
Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, khi bạn bè nước ngoài đến Việt Nam đều muốn trong hành lý của mình mang về có món quà là chiếc nón lá Việt Nam, chúng ta đã quảng bá được vẻ đẹp của đất nước của con người thông qua hình ảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha đội nón lá.
Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?
Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương… Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che…". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…
Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.
Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.
Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước
"Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Chỉ có "cháo bẹ rau măng", chỉ có "bàn đá chông chênh" mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại.
Câu cuối giúp ta càng hiểu được rằng ở đây sử dụng từ sang không phải là sung sướng, giàu sang mà nói đến lối sống thanh cao hoà nhập gắn bó với thiên nhiên, lo nghĩ cho cảnh dân, vận nuớc của vị lãnh tụ vĩ đại. Cuộc sống đó đối với Bác " là đẹp là sang "
Trả lời câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-mem đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.
Trả lời:
- Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:
+ Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân
⟶ Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi
+ Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió
⟶ Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi.
- Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.
- Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi:
+ Nó giống như thât, khiến cả hai họa sĩ là Xiu và Giôn-xi đều không nhận ra.
+ Nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.