Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc
- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau
+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn
- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động
- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.
Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những ấn tượng ban đầu của tác giả:
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:
+ Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
+ Con sông rộng hơn ngàn thước
+ Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành
+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền
+ Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.
+ Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua
+ Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn
+ Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.
c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:
- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…
- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.
Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.
HỌC TỐT !
có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)
Hướng dẫn soạn bài Sông nước Cà Mau
I. VỀ TÁC GIẢ
Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn
có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư;
quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.
Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác
trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ.
Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác
sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp
hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.
Tác phẩm đã xuất bản:
Người Nam thà chết không
hàng
(kịch thơ, 1947),
Khí hùng đất nước
(kí, 1948),
Những
dòng chữ máu Nam Kì
1940 (kí, 1948),
Đường về gia
hương
(truyện, 1948),
Chiến sĩ Tháp Mười
(kịch thơ,
1949),
Giữ vững niềm tin
(thơ, 1954),
Trần Văn Ơn
(truyện kí,
1955)
, Cá bống mú
(truyện, 1956),
Ngọn tầm vông
(truyện kí,
1956),
Đất rừng phương Nam
(truyện, 1957),
Hoa hướng
dương
(truyện ngắn, 1960),
Cuộc truy tìm kho vũ khí
(truyện,
1962),
Những chuyện lạ về cá (
biên khảo, 1981)
, Tê giác giữa
ngàn xanh
(biên khảo, 1982).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ
quốc.
Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm
tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác
giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc
đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.
Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài
văn gồm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm
tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh,
rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.
Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi
thứ nhất "tôi" (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và
cảm nhận quang cảnh
sông nước Cà Mau
. Vị trí ấy rất thuận
lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy
nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của "người trong
cuộc". Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh
miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật
sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.
2. Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn
điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng
sông nước Cà Mau. ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể
hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa
giăng chi chít, trên thì... dưới thì... chung quanh... cũng chỉ...).
ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác
- đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ...tiếng rì rào
bất tận... của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua
các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa
kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.
3. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất,
con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được
đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như
thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.
4.
Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến
sương mù và khói sóng ban mai":
+ Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông
và rừng đước:
- Nước ầm ầm đổ ra biển nagỳ đêm như thác
- Con sông rộng hơn ngàn thước
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người
bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
+ Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt,
đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có các động từ:
thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền.
Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không
thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con
thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.
Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh
tế, bởi vì:
- thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải
vượt.
- đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng
sông lớn,
- xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi
theo dòng nước.
+ Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ,
màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy
được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả
rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ
không ngừng của loài đước.
5.
Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của
chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh
đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn:
- Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi
nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột
đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp,
những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn
măng-sông chiếu rực,...
- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ
cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu
dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những
người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng
nói, trang phục khác nhau...
6.
Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể,
tả xen kể... cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế
của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của
vùng
sông nước Cà Mau
. Đó là một nơi có khung cảnh thiên
nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn
và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ
Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất
tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang
dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn
là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất
ấy.
2. Cách đọc
Đoạn văn được viết chủ yếu theo lối miêu tả (tả cảnh, tả
người, tả cảnh sinh hoạt). Những đoạn tả cảnh vật cần đọc
chậm rãi. Hãy hình dung mình đang ngồi trên con thuyền của
tác giả, chầm chậm lướt qua các kênh, rạch, những cảnh vật
ở hai bên bờ sông. Đoạn tả cảnh chợ Năm Căn tấp nập, đông
vui có thể đọc nhanh hơn, diễn tả không khí sôi động với
những âm thanh náo nức, những màu sắc sặc sỡ ở nơi này.
3. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng
Cà Mau qua bài
Sông nước Cà Mau
đã học.
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà
Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc
biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu
chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt
dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ
thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà
Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của
Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa
sông nước Cà
Mau
, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn,
dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài
món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một
miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
4. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa
phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những
con sông ấy.
Gợi ý
:
- Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của
quê mình.
- Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc
trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật
trên sông,...).
ơ sao chuyện cổ nước mik lại là lớp 6 đc mik nhớ là lớp 4 mà
Những bài học em rút ra là:
_ Sống phải chân thành, nhân ái
_Phải cần cù, siêng năng
_Phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động
câu 1: - Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người kể từ khi nó xuất hiện trên Trái Đất. Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và Cổ sinh học, đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật cấp thấp lên động vật cấp cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.
- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.
Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
- Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.
Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.
Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.
Câu 2:
Soạn bài: Vượt thác (Võ Quảng)
Xem thêm: Tóm tắt: Vượt thác
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
Câu 3:
1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."
Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :
A - một người nông dân
B - một người công nhân
C - một gã thợ cày
D - một anh thanh niên
2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :
"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy... "
a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt...
A - như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
B - như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
C - như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
D - như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.
3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :
A - Thân hình mảnh dẻ
B - Đôi mắt sáng
C - Gầy gò, yếu ớt
D - Gương mặt vuông vức, cương nghị
Đ - Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm
E - Dáng đi lật đật, vội vã
G - Da trắng như tuyết
H - Đôi mắt tinh quái
I - Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản
K - Người cao lớn, cường tráng
L - Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng
M - Chân đi hài
N - Hàm răng đen nhánh
a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.
b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?
Gợi ý làm bài
3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi,... còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.
Vì giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. Như thế, chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
Câu 1:Bài thơ truyện cổ nước mình nói về truyện của của nước Việt Nam ta,và còn kể về sự ý nghĩa của truyện nước ta.
thật ra mik mới lớp 4 nghĩ zư lào làm zư lấy thoi à
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
1. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng:
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện "Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện "Cây khế". Thạch Sanh được Tiên "độ trì" mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...
Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
"Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
2. Truyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nglte trong cuộc sông thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
3. Đọc truyện cổ nước mình như được "nhận mật", như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".
4. Truyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện "Tấm Cám", truyện "Đẽo cày giữa đường", ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại "đời sau" qua truyện cổ:
"Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.
Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.
Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,…. Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông. tick cho mik nha
Câu 1
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Tác giả yêu truyện cổ nước nhà là vì:
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa
- Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..
- Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…
Câu 2
Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại đoạn thơ từ "Thị thơm thị giấu..." đến "... cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Bài thơ gợi cho em nhớ đến chuyện cổ tích nào:
- Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
- Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
Câu 3
Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta:
Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh...
Câu 4
Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
Phương pháp giải:
"Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Bài thơ
Truyện cổ nước mình
(trích)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
Độ trì: (phật, tiên,…) cứu giúp và che chở cho người khác.
Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.
Đa tình: giàu tình cảm (nghĩa trong bài)
Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc (nghĩa trong b
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bài thơ được viết theo thể lục bát.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …
Hiền – tiên , trì – đi – thì
+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
“Ở hiền / thì lại / gặp hiền
Người ngay thì gặp / người tiên độ trì
Mang theo / chuyện cổ / tôi đi
Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …
+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Ở
hiền
thì
lại
gặp
hiền
T
B
B
T
T
B
Người
ngay
thì
gặp
người
tiên
độ
trì
B
B
B
T
B
B
T
B
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ:
+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)
Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….
→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .
Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Nghĩa của hai dòng thơ:
+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình.
+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa.
→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông.
- Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, …
Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hai dòng thơ:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ...
- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ:
+ Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
+ Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
+ Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”:
+ “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ.