K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2018

- Các dãy núi cánh cung ở vùng núi Đông Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc thâm nhập nhanh chóng vào đồng bằng Bắc Bộ-> làm cho miền Bắc trở thành vùng có khí hậu lạnh nhất nước ta về mùa đông.
- Vùng núi Tây Bắc địa hình chắn gió Đông Bắc Tây Nam-> mùa đông ít lạnh, nhưng khô
- Vùng núi Trường Sơn Bắc là vùng đồi núi thấp có hai sườn không cấn đối nhau hướng Tây Bắc Đông Nam-> địa hình chắn gió Tây Nam-> gây ra hiện tượng phơn nóng khô ở đồng bằng Trung Bộ vào mùa hè
- Vùng núi Trường Sơn nam địa hình chắn gió Đông Bắc - > khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
-Ngoài ra, địa hình lan ra sát biển-> tăng tính ẩm cho khí hậu Việt Nam

30 tháng 9 2018

cảm ơn bạn nhiều

3 tháng 11 2018

Đáp án B

29 tháng 1 2016

*Giống nhau về vai trò quy mô kinh tế biển.
- Về vai trò quy mô kinh tế biển ĐNB và DHMT đều coi phát triển kinh tế biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

- Kinh tế biển của 2 vùng còn nhiều triển vọng lớn trong xu thế khai thác tổng hợp tài nguyên biển.

- Giống nhau về nguồn lực kinh tế biển

+Cả 2 vùng dều có vùng biển rộng nhất nhì cả nước với tàI nguyên sinh vật biển phong phú đa dạng giàu tiềm năng điển                                                 hình là các nguồn khoáng sản trữ lượng lớn nhất nhì cả nước đó là cơ sở phát triển ngành đánh bắt chế biến.

+Cả 2 vùng đèu có bờ biển dài, đều có đầm phá cửa sông lớn nổi tiếng như phá Tam Giang và Đầm Dơi... chính là cơ sở
nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn nhất cả nước.

+Cả 2 vùng đều có khoáng sản dầu khí dưới thềm lục địa phong phú nhất nhì cả nước, đang có nhiều triển vọng lớn cho
phát triển khai thác dầu khí.

+Cả 2 vùng đều bờ biển dài rất khúc khuỷu với nhiều vùng vịnh kín gió, độ sâu lớn, cho phép xây dựng được nhiều cảng
biển kín như Đà nẵng, Cam ranh, Vũng tàu.

+Cả 2 vùng đều có tài nguyên phong cảnh biển rất hấp dẫn, nổi tiếng thế giới với nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang, Vũng
tàu là cơ sở phát triển ngành công nghiệp du lịch qui mô lớn.

+Cả 2 vùng đèu có nguồn lao động là ngư dân dồi dào, nhiều kinh nghiệm đi biển và đánh bắt chế biến thuỷ hải sản, lại có
nghề làm nước mắm, như nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc.

+Cả hai vùng đều xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cho kinh tế biển khá hiện đại và hoàn chỉnh như hệ
thống cảng biển, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và hệ thống giao thông dọc ven biển...

+Cả 2 vùng này đều được nhà nước quan tâm hàng đầu, ưu tiên cho đầu tư cho phát triển kinh tế biển.

- Giống nhau về khả năng phát triển kinh tế biển:

+Cả 2 vùng đều có khả năng lớn nhất nhì cả nước về đánh bắt nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản.

+Cả 2 vùng đều có khả năng từng bước hiện đại hoá trong công trình khai thác khoáng s sản biển như dầu khí, cát, thuỷ
tinh.

+ Cả 2 vùng đều có khả năng phát triển ngành du lịch biển đa dạng .

+ Cả 2 vùng đều phát triển ngành mạnh các ngành giao thông biển dịch vụ biển.

+Cả 2 vùng đều có khả năng phát triển mạnh khai thác phát triển kinh tế biển.

*Khác nhau:
-Khác nhau về vị trí, vai trò quy mô kinh tế biển.

+Mặc dù kinh tế biển của 2 vùng đều được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nhất nhì cả nước, nhưng có thể nói quy mô kinh
tế biển ĐNB lớn , hiện hiện đại gấp nhiều lần so với duyên hải miền Trung.

+Vai trò: kinh tế biển của ĐNB chiếm vị trí quan trọng trong hơn và lớn hơn và không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế vùng.
Nhưng vai trò của kinh tế biển duyên hải miền trung hiện nay chưa xứng đáng với vai trò, với tiềm năng thực của nó.

-Khác nhau về nguồn lực phát triển kinh tế biển.

+Trước hết về các nguồn tài nguyên sinh vật của biển thì trữ lượng hải sản của ĐNB lớn hơn nhiều so với DHMT, những
khả năng có thể đánh bắt dược thì thuận lợi hơn nhiều so với ĐNB vì điều kiện đánh bắt thuỷ hải sản ở DHMT thuận lợi hơn, lâu
đời hơn vì có nhiều cảng cá nổi tiếng như Phan Thiết, Phan Rang,...

+Tài nguyên Sinh vật biển ngoài THS thì DHMT còn có chim Yến là nguồn đặc sản rất có giá trị mà ĐNB không có được;
về khả năng nuôi trồng dọc ven biển thì ĐNB mạnh hơn vì có ĐBSCL với 35 vạn ha mặt nước mặn, lợ còn ở miền TRung có
160000 ha.

+ĐNB phong phú gấp nhiều lần DHMT về tài nguyên khoáng sản biển nhưng cát thuỷ tinh và ôxit Ti tan thì ĐNB kém hơn
Duyên hải miền Trung .

+Tài nguyên du lịch biển thì phải nói ngay Duyên hải miền Trung phong phú, đa dạng hơn nhiều tiềm năng hơn so với
ĐNB, nếu như ĐNB nổi tiếng thế giới chỉ có bãi tắm Vũng tàu, Long Hải, Sơn Hải thì ở miền Trung nổi tiếng nhiều bãi tắm đẹp
như Sầm Sơn, Cửa Lò, Dung Quất, Linh Trữ, Lăng Cô...

Về tàI nguyên phát triển giao thông biển: có thể nói hiện nay ĐNB mạnh hơn, vì nó có 2 cảng lớn là cảng SG, Vũng Tàu,
nhưng trong tương lai Duyên hải miền Trung có thế mạnh hơn vì có nhiều vũng vịnh, cửa sông, cảng lớn như Cam Ranh, Nha
Trang, Quy nhơn, Văn Phong, Dung Quất.... Đồng thời, nó là cửa thông ra biển và nhiều cảng biển trở thành cảng biển quốc tế như
cảng Đà nẵng,Vinh...

-Khác nhau về nguồn lao dộng kinh tế biển: ở DHMT dồi dào hơn nhưng chất lượng và trình độ thấp hơn vì kinh tế biển với
quy mô chưa lớn.

Hiện nay, ĐNB mạnh gấp nhiều lần Duyên hải miền Trung về cơ sở hạ tầng, vì ở đó có 2 cảng lớn là SG và Vũng Tàu.

-Khác nhau về khả năng phát triển kinh tế biển.

+Đánh bắt thuỷ hải sản thì hiện nay Duyên hải miền Trung lớn gấp nhiều lần ĐNB về sản lượng biển: cả nước có sản lượng
900.000 tấn thì Duyên hải miền Trung chiếm 400.000 tấn .

+Khả năng về nuôi trồng TS thì ĐNB lại mạnh hơn Duyên hải miền Trung vì thiên tai Duyên hải miền Trung nhiều lũ lụt,
hạn hán (riêng ĐNB, ĐBSCL cho XK 10 vạn tấn tôm cá/năm)

+Về khả năng phát triển khai khoáng chế biến khoảng sản biển thì ĐNB mạnh hơn, qui mô lớn hơn, hấp dẫn hơn điển hình
là công nghiệp dầu khí.

+Du lịch , giao thông biển thì ĐNB mạnh hơn so với Duyên hải miền Trung.

+về dịch vụ biển và phát triển tổng hợp kinh tế biển cũng mạnh hơn nhiều lần so với Duyên hải miền Trung .

29 tháng 12 2016

Nghề cá: Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.

- Nghề cá

+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa.

+ Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

+ Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.

- Du lịch biển: có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẩng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)...

- Dịch vụ hàng hải: có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

- Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối:

+ Thềm lục địa có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).

+ Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi.

26 tháng 1 2016

            - Duyên hải Nam Trung Bộ có ngư trường lớn : Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa –Vũng Tàu.

            - Nhiệt độ trung bình năm cao, thuận tiện phát triển nghề muối.

            - Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu.

            - Vùng thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí

2 tháng 4 2019

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, nhận xét không đúng với phân bố nông sản

của nước ta là Trâu, bò nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên. Vì Trâu được nuôi nhiều nhất ở TDMNBB và BTB, bò nuôi nhiều ở BTB, DHNTB và Tây Nguyên

=> Tây Nguyên không phải vùng nuôi trâu bò nhiều nhất nước ta

=> Chọn đáp án C

 

24 tháng 5 2018

Giải thích: Điểm khác nhau giữa vùng Tây Nguyên với vung Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng Tây Nguyên có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trong đó diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn (cà phê: 673 nghìn ha so với 15,5 nghìn ha; cao su: 259 nghìn ha so với 30 nghìn ha).

Đáp án: C

1 tháng 2 2017

- Về nghề cá biển

   + Biển nhiều tôm, cá và các hảỉ sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

   + Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

   + Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.

- Về du lịch biển: có nhiều bãi bỉên nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nhã Trang (Khánh Hòa),Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)...

- Về dịch vụ hàng hải: có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

- Về khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối mỏ hiện nay đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Việc sản xuất muối cung rất thuận lợi.

31 tháng 3 2017

a/ Thuận lợi:

– Vị trí địa lý: tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB à thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển

– Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.

– Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

– Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).

-Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi Thanh Hóa…

– Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.

– Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.

– Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…

– Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó

– Cơ sở vật chất kỹ thuât: có đường sắt Thống Nhất, QL 1 đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào.

b/ Khó khăn:

– Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay…

– Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

– Mức sống của người dân còn thấp.

– Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.

– Mạng lưới CN còn mỏng.

– GTVT kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

7 tháng 12 2018

Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm ph á có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

+ Sông ngòi dốc, nước quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng (sông Mã, sông Cả).

+ Một số khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông(10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), người dân cần cù, thông minh, đem lại nguồn lao động có chất lượng, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Chính sách phát triển của Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh hơn, đặc biệt là dự án phát triển hành lang Đông – Tây.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng kế bên).

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

+ Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; đặc biệt ở vùng núi phía Tây, giao thông Đông - Tây còn khó khăn.