Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ
- Đề tài, cảm hứng
+ Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng.
+ Tràng giang đồng thời thể hiện "nỗi buồn thế hệ" của một "cái tôi" Thơ mới thời mất nước "chưa tìm thấy lối ra".
- Chất liệu thi ca
+ Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh thân quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều...), nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ.
+ Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt...).
- Thể loại và bút pháp
+ Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyển thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả, những từ Hán việt cổ kính (tràng giang, cô liêu...).
+ Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp "cái tôi" trữ tình "buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà..., qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn…).
Nếu Xuân Diệu được mệnh danh là chủ soái dòng Tây, Nguyễn Bính là chủ soái dòng quê thì nhà thơ Huy Cận được coi là chủ soái dòng Đường. Sinh thời, một trong những gương mặt xuất sắc của phong trào thơ mới, còn được mệnh danh là “hồn thơ ảo não” ấy cũng đã tự nhận mình có ảnh hưởng không nhỏ của thơ ca cổ điển, nhất là thơ Đường. Bởi vậy sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại. Bài thơ Tràng giang, ra đời vào năm 1939, in trong tập “Lửa thiêng” đã xuất sắc thể hiện một cái tôi đa sầu, đa cảm qua màu sắc nghệ thuật rất đặc trưng đó.
Cổ điển và hiện đại là sự kết hợp của hai màu sắc nghệ thuật vô cùng độc đáo trong sáng tác của những nhà thơ tài năng. Đối với nhà thơ Huy Cận sự kết hợp của hai màu sắc đó chính là yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật của thơ ông. Bài thơ Tràng giang có sự kết hợp đầy sáng tạo giữa hai yếu tố ấy tạo nên một dấu ấn rất riêng để Huy Cận khẳng định cái tôi buồn bã, cô đơn trước cuộc đời qua một nguồn cảm hứng bất tận với không gian của vũ trụ bao la.
Chính nhà thơ Huy Cận từng tâm sự, ban đầu Tràng giang có dự định là một bài thơ Đường theo thể thất ngôn bát cú. Bởi cảm xúc của một chàng sinh viên buồn bã trước thời cuộc, nhớ nhà, nhớ quê hương da diết đã khiến ông bật thành những câu thơ thất ngôn mang âm hưởng Đường thi. Có lẽ bởi vậy mà ngay từ nhan đề cho tới lời đề từ và xuyên suốt cả bốn khổ thơ, màu sắc cổ điển trong bài đã hiển hiện như một mạch nguồn kết nối tạo nên cái dư vang cho cái điệu buồn thương, ảo não rất đặc trưng của hồn thơ Huy Cận.
Thật vậy, nét cổ điển của bài thơ được gợi lên ngay từ nhan đề “Tràng giang”. Nếu đặt là “Chiều trên sông” như ban đầu thì sẽ không có được điều đó. “Tràng giang” là một từ Hán Việt, có nghĩa là một con sông dài, với điệp vần “ang” vừa tạo nên sắc thái cổ kính, trang trọng vừa có âm hưởng ngân vang dài rộng hơn. Bởi vậy thi đề khiến độc giả cảm nhận như tên một bài thơ Đường nào đó. Thêm vào nữa là lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài – một câu thơ thất ngôn vẽ nên một khung cảnh cũng rất Đường thi. Đó là cảm xúc buồn bã, cô đơn của con người trước một không gian rộng lớn bát ngát của trời, của sông mà ta cũng hay bắt gặp trong thơ của một thi sĩ xưa nào đó. Màu sắc cổ điển ngay từ ban đầu đã dẫn dắt cảm xúc của nhân vật trữ tình, khơi dậy nguồn cảm hứng để vẽ nên một khung cảnh đẹp, mênh mông có khả năng chất chứa nỗi sầu nhân thế của nhà thơ.
Và cứ thế phong vị cổ điển của Tràng giang được tiếp tục khơi gợi từ việc nhà thơ sử dụng những chất liệu, hình ảnh, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ, giọng điệu… trong bài thơ. Huy Cận đã vận dụng và sáng tạo nguồn thi liệu cổ để tạo nên sắc thái riêng trong tác phẩm này. Những hình ảnh như: tràng giang, sóng gợn, con thuyền,bến cô liêu, bèo trôi, áng mây, cánh chim, bóng hoàng hôn… không hề xa lạ trong thơ xưa. Trước hết nó gợi lên những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn nhưng vắng lặng, quạnh hiu. Chắc chắn, người yêu thơ cổ đã hơn một lần được cảm nhận khung cảnh quen thuộc như thế này:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song
Hay
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Và
Lớp lớp mây cao đùn núi bạcChim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Chưa nói đến sóng gợn, thuyền trôi, bến cô liêu mà khung cảnh gió đìu hiu đã gợi cho chúng ta nhớ đến câu thơ: “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” trong Chinh phụ ngâm. Ngay cả hình ảnh lớp lớp mây cao đùn núi bạc cũng được khơi nguồn cảm hứng từ ý thơ trong bài Cảm xúc mùa thucủa nhà thơ Đỗ Phủ: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Còn hình ảnh bèo trôi quá quen thuộc trong thơ xưa thường gợi nên những thân phận trôi nổi, bấp bênh, vô định trước dòng đời. Ý nghĩa ấy trong bài thơ này cũng vẫn nguyên vẹn như vậy. Hay cuối bài thơ, nỗi nhớ nhà của thi nhân cũng được khơi gợi từ tứ thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Dẫu không cần khói sóng trên sông nhưng ý vị nỗi niềm cũng bắt nguồn từ ý thơ của thi sĩ thời Đường. Điều đó có thể khẳng định, việc sử dụng những thi liệu cổ, hình ảnh trong thơ xưa đã làm nên sắc thái cổ điển rất riêng cho bài thơ này.
Và một yếu tố nữa làm nên chất cổ điển đặc trưng chính là bút pháp miêu tả. Từ nghệ thuật đối, nét chấm phá đến cái cách khơi gợi sự tĩnh lặng của cảnh vật trong bài thơ đều thuộc về âm hưởng của thơ xưa. Người đọc không ít lần thấy sự đối lập giữa những cái nhỏ bé, ít ỏi với không gian mênh mông, bất tận của sông, của trời. Ngay khổ thơ đầu tiên đã hiện lên một tràng giang rộng lớn, bất tận qua những sự vật nhỏ bé mà nhà thơ đã chạm tới như: những con sóng nhỏ lăn tăn, con thuyền buông trôi theo dòng nước, một cành củi khô. Con người bỗng dưng tìm thấy sự đồng điệu trong cảnh vật, cũng nhỏ bé, cô đơn nhưng nỗi buồn thì trải dài bất tận, lan tỏa khắp cả không gian. Sự đối ngược giữa cảnh vật với cảnh vật là sợi dây kết nối với nỗi lòng thi nhân. Đây chính là dư vị được khơi gợi từ thơ xưa mà nên.
Bên cạnh đó bút pháp chấm phá, rất đặc trưng của thơ Đường cũng được tác giả sử dụng để khắc họa cái rộng lớn vô biên của ngoại cảnh. Trước khi thấy được cảnh tượng: nắng xuống trời lên, sông dài trời rộng nhà thơ đã kịp phác qua cái lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu và bến cô liêu. Hay ở cuối bài thơ, khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ của bức tranh bầu trời hoàng hôn chỉ được hiện lên qua vài nét vẽ mây cao đùn núi bạc, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa. Cái thần thái của cảnh vật chỉ nằm trong một vài nét phác thảo như thế và làm nổi bật lên một khung cảnh mây trời, sông nước mênh mang như mở rộng ra cả ba chiều vô cùng, vô tận.
Tràng giang càng rộng lớn, bát ngát lại càng quạnh quẽ, vắng lặng, đìu hiu. Một phần do cách miêu tả qua thủ pháp nhân hóa như: buồn điệp điệp, nước song song, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng, bến cô liêu, lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng… Các sự vật dường như không hề có mối liên hệ, gắn kết, chỉ để làm tô đậm thêm trạng thái lặng thinh đến nao lòng. Nhưng cũng bởi một phần do cách hạn chế ở mức tối đa về âm thanh, chuyển động của sự vật trong bài thơ. Nếu nói Tràng giang gần như tĩnh lặng vì không có một chút âm thanh nào rất đúng. Từ sóng đến thuyền, đến gió, đến mây, đến chim… đều êm ả, trầm buồn. Có xuất hiện tiếng làng xa vãn chợ chiều hay không vẫn chưa khẳng định được, vì nó đặt trong trạng thái nghi vấn Đâu? Bởi vậy có chăng là sự chuyển động đứt gãy, chia lìa của thuyền về nước lại, của nắng xuống trời lên sâu chót vót, là cái gấp gáp trong thời khắc hoàng hôn của lớp lớp mây cao đùn núi bạc, của chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa… Cách để khơi gợi một không gian rộng lớn như thế nhưng hoàn toàn trong tĩnh lặng là cách thơ xưa hay làm. Bởi những ý nghĩa tượng trưng từ cảnh vật sẽ làm thức dậy nỗi buồn, sự cô đơn của nhân vật trữ tình.
Và một trong những điểm đặc sắc trong cách mang phong vị cổ điển đến cho bài thơ còn nhờ cách dùng ngôn ngữ, thể thơ, cách ngắt nhịp. Bài thơ dễ gợi nên cái hồn cốt cổ xưa là bởi nhà thơ Huy Cận đã sử dụng và sáng tạo rất nhiều các từ láy. Có đến hơn mười từ láy trong mười sáu câu thơ: điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mông, lặng lẽ, lớp lớp,dợn dợn. Chưa nói đến tác dụng của chúng trong việc tạo sắc thái ý nghĩa trong bài thơ mà những từ láy đó đã tạo nên cảm xúc buồn buồn, sâu lắng theo kiểu bàng bạc của thơ xưa mà ta hay bắt gặp. Thể thơ thất ngôn và cách ngắt nhịp 4/3 rất quen thuộc đã thổi cái chất cổ điển ngay trong âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.
Tuy nhiên thành công nổi bật của Tràng giang là tác phẩm đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại. Màu sắc hiện đại thực sự đã mang tới những ý nghĩa và giá trị sâu sắc cho bài thơ. Có thể thấy, Tràng giang sử dụng rất nhiều những thi liệu cổ, nhưng chúng ta cũng nhận ra rằng bài thơ cũng có rất nhiều những hình ảnh, âm thanh rất đỗi đời thường, không hề ước lệ. Những cành củi khô, tiếng vãn chợ chiều hay bèo dạt là những gì hiện đại rất khác với thơ xưa. Lần đầu tiên trong thơ xuất hiện một thứ đã chẳng còn nhựa sống nhưng lại có ý nghĩa khắc họa tâm sự của một cái hồn bơ vơ, lạc lõng, vô định trước cuộc đời giàu ý nghĩa như cành củi. Chính Huy Cận cũng đã nói ông rất cân nhắc khi sử dụng hình ảnh này, nhưng cuối cùng nó vừa đậm chất hiện đại mà còn đạt được hiệu quả cao trong việc thể hiện cảm xúc của cái tôi trữ tình. Hay cứ nghĩ bèo dạt là thi liệu quen thuộc, nhưng ở đây nhà thơ không sử dụng một cánh bèo mà là hàng nối hàng bèo trong sự vô định không biết về đâu. Huy Cận không gợi lên một thân phận, một kiếp người mà là cả một thế hệ con người trong thời đại ấy. Bao người nghệ sĩ như ông đang sống trôi nổi, lênh đênh giữa thời cuộc mất nước này? Cái chân thực, hiện đại được Huy Cận gửi gắm trong đó. Bởi vậy những hình ảnh như thế trước khi chuyển tải tâm sự của một cái tôi “bất hòa nhưng bất lực”, bản thân chúng đã được nhà thơ khơi gợi lên những vẻ đẹp rất bình dị, đời thường. Trong khung cảnh của tràng giang mênh mông, bát ngát, người ta vẫn thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước rất đỗi gần gũi, mến yêu. Cho nên cảm xúc nhớ nhà không cần phải trỗi dậy bởi khói sóng hoàng hôn, mà tự thân nó đã là một nỗi niềm thường trực, không bao giờ nguôi trong lòng thi nhân.
Nét hiện đại trong bài thơ còn được nhà thơ thể hiện qua những cảm xúc chân thật nhất của “một chiếc linh hồn nhỏ/ mang mang thiên cổ sầu”. Cái tôi cô đơn, nhỏ bé, lạc lõng trước dòng đời đã được nhà thơ thể hiện một cách trực tiếp, thẳng thắn. Ông đã tái hiện một khung cảnh rộng lớn, mênh mông thuộc về vũ trụ trên tràng giang để tìm chốn ẩn náu cho cái tôi của chính mình. Hơi thở hiện đại chính là từ cảm xúc bất lực của cả một thế hệ đương thời trong hoàn cảnh mất nước. Tất cả điều đó được gửi gắm vào những sự vật nhỏ bé trên dòng tràng giang mênh mông kia. Cái tôi ấy gửi sóng lòng mình theo nỗi buồn điệp điệp, theo mối sầu trăm ngả, theo cành củi khô lạc mấy dòng, theo chiếc cồn nhỏ gió đìu hiu, theo cái bến cô liêu, theo những hàng bèo nối tiếp nhau… mà không đủ sức đối chọi với trời rộng, sông dài. Nỗi buồn cứ từ ấy lan tỏa mênh mông, bận tận đến khi mãi chẳng có điểm dừng. Trái tim thi nhân bỗng rung lên một nỗi niềm cô đơn, lạc lõng. Mọi thứ trôi nổi, bấp bênh, vô định, thiếu vắng sự thân mật của sự sống con người. Nên cái tôi mới dợn dợn trào dâng một nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương khi đang đứng ngay trên quê hương. Tâm sự ấy chính là dấu ấn của cái tôi đương thời, của nỗi niềm yêu quê hương, đất nước thầm kín. Cái tôi đó không lẫn vào đâu được trong tinh thần chung của thơ mới.
Không thể phủ nhận, một phần giá trị rất lớn của Tràng giang chính là ở bút pháp nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại. Phong cách nghệ thuật đặc trưng này của Huy Cận được thể hiện trong bài Tràng giang nói riêng và nhiều bài thơ khác của ông trước cách mạng nói chung, thực sự góp phần làm nên sự phong phú, sáng tạo và độc đáo của phong trào thơ mới. Huy Cận không chỉ khiến chúng ta nhớ là một “hồn thơ ảo não” mà còn là nhà thơ của phong cách nghệ thuật cổ điển và hiện đại này.
Em tham khảo gợi ý này nhé:
Nguồn: Zuni
Hồ chí Minh và Huy Cận đã kế thừa thi liệu của thơ ca truyền thống.
- Bối cảnh xuất hiện hình ảnh cánh chim trong mỗi bài thơ là gì?
- Sự khác nhau trong trạng thái của cánh chim? Cánh chim trong "chiều tối" thể hiện trạng thái mệt mỏi tìm về nơi ấm còn hình ảnh cánh chim trong "tràng giang" là hình ảnh cánh chim nghiêng cánh gánh cả ráng chiều.
- Hình ảnh cánh chim thể hiện tấm lòng, cái nhìn cũng như cảm quan nghệ thuật gì của mỗi nhà thơ?
Ở "Chiều tối" ta nhìn thấy ở Bác một cách nhìn đầy yêu thương, trìu mến trước biểu hiện nhỏ nhoi của sự sống. Nhìn cánh chim đang bay, Bác cảm nhận được sự mệt mỏi của đôi cánh sau một ngày đường hoạt động. Trong chiều sâu tâm hồn của Bác chính là lòng yêu thương sự sống, cảm quan của Bác chính là cảm quan nhân đạo. cánh chim còn là biểu hiện của thời gian.
ở "Tràng giang" ta lại bắt gặp một cánh chim nhỏ nhoi như một vệt tối nhỏ nhoi sa xuống trong chiều như khép lại không gian trời chiều. Nhỏ nhoi và cô đơn là sắc thái của cánh chim nhỏ trong chiều. Cánh chim ấy như đang oằn mình chở cả trời chiều trên vai. Sự vật nhỏ nhoi đối lập với không gian rộng lớn với sông dài trời rộng đến tột cùng tột độ, từ đó ta thấy sự cô đơn về kiếp người hữu hạn.
bạn có thể tham khảo tại ây : http://zuni.vn/hoi-dap-chi-tiet/71185/0/0
- “Buồn” chỉ tâm trạng của con người, “điệp điệp” là từ chỉ dòng chảy hoặc nói lem lém, nói lau láu.
Ví dụ: Điệp điệp bất hưu - Nói luôn mồm không thôi.
- Vì thế, trong từ “buồn điệp điệp” ở dòng mở đầu bài thơ Tràng giang tác giả đã tạo ra cách kết hợp từ trái với logic. Cách kết hợp như vậy gợi tả một nỗi buồn day dứt lòng người của tác giả.
Các yếu tố cổ điển trong bài Mộ
– Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc và bút pháp chấm phá thường thấy trong thơ xưa. Hình ảnh “cánh chim mỏi” bay về tổ và “đám mây” cô lẻ trôi trên bầu trời. Không một chữ chiều, chỉ bằng hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay mỏi và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời. Tác giả đã sử dụng thi pháp cổ rất sáng tạo: hình ảnh ước lệ quen thuộc; bút pháp chấm phá; lấy điểm vẽ diện; lấy động tả tĩnh; lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (chữ “hồng”). Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng vắng vẻ, cảnh đẹp mà thoáng buồn. Cánh chim bay mỏi như mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ, bởi để tả cảnh chiều, thi nhân vẫn thường dùng hình ảnh cánh chim như các nhà thơ trung đại (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch…). Hình ảnh chòm mây trôi, lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi nổi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ “cô” và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy “mạn mạn”. Câu thơ gợi nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu, Nguyễn Khuyến… Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên một không gian và thời gian cảnh vật quen thuộc, thường thấy trong thơ xưa.
– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn được thể hiện ở đề tài và cấu tứ:
+ Đề tài: Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là: Giai thì, mĩ cảnh (thời gian đẹp, cảnh đẹp): thi đề này khá phổ biến trong Nhật kí trong tù, bài Mộ cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên. Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.
+ Cấu tứ: Đậm đà màu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi hoàng hôn mà nhớ tới quê hương:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Hoàng hạc lâu)
Không chỉ trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca Việt Nam ta cũng có thể tìm thấy những bài thơ có cấu tứ như thế trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Chiều hôm nhớ nhà)
– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một lí do tạo nên màu sắc cổ điển của tác phẩm. Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 1 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu tả con người.
– Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên từ hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác từng viết:
Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
– Mộ có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống: thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh hồn của tạo vật. Nếu như Mộ chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính màu sắc hiện đại đã mang đến cái màu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.
Các yếu tố hiện đại trong bài Mộ
– Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường. Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa: Chúng điểu cao phi tận(Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch), ngược lại, cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ trong sự sống thường ngày.
– Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt). Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong Mộ lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ, nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám cảnh. Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của Bác luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế. Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.
– Vẻ đẹp hiện đại của Mộ còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Mộ cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước: nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự ấm áp của cuộc sống, nhất là với người tù đang bị đày ải nơi đất khách quê người. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp liên hoàn hoán chuyển trong nguyên tácma bao túc – bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô em xóm núi vẫn miệt mài xay xong.
– Hình ảnh người tù: dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động. Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động. Trong lòng Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Mộ suy cho cùng chính là chất thơ của tình yêu cuộc sống. Trong nguyên tác của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.
– Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bóng đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ “hồng” ở đây vì thế không chỉ để chỉ màu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ “hồng” lại được kết hợp với một từ mạnh “dĩ” (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ “hồng” chính là thi nhãn của bài thơ.
Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trong bài thơ
– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh mang đậm chất Đường thi càng thấm đượm nỗi buồn của người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.
– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thi liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu cuộc sống trong thơ hiện đại.
– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Mở bài Chiều tối- Tràng Giang
– Giới thiệu khái quát về hai tác giả Huy cận , Hồ Chí Minh
+ Hồ Chí Minh – anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời là một nhà thơ lớn, một nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo, vừa đa dạng vừa thống nhất. Văn chính luận của người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Thơ ca Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình, giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc sâu sắc. Tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh là tập thơ Nhật kí trong tù (1942 – 1943), và nếu phải chọn một viên ngọc trong số vô vàn viên ngọc của tập thơ này, người ta thường nghĩ đến thi phẩm Mộ (Chiều tối).
+ Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự… Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời… Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ Tràng giang. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được trích từ tập Lửa thiêng, được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
– Dẫn dắt vào vấn đề cần so sánh
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
+ Một chút ánh sáng lờ mờ buổi chiều còn vương lại trên nền cảnh của thời gian. Xưa nay cảm xúc về buổi chiều được một số thi nhân thể hiện rất rõ qua bức tranh tâm cảnh. Buổi chiều trên hành trình chuyển lao của Hồ Chí Minh và buổi chiều đứng bên dòng sông Hồng của Huy Cận, giữa hai nhà thơ ở hai hoàn cảnh khác nhau. Nhưng dường như ở giữa họ có sự gặp gỡ về cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Thân bài
Cảm nhận chung về bài“Mộ”và khổ cuối bài“Tràng giang”
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
– Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Vì thế nó mang đậm phong vị Đường thi ở bút pháp nghệ thuật lấy cảnh để ngụ tình, lấy động tả tĩnh, lấy ít gợi nhiều. Nhưng bài thơ còn được sáng tác bởi người chiến sĩ cộng sản: Hồ Chí Minh, nên bên cạnh phong vị cổ điển nó còn là một bài thơ hiện đại. Chất hiện đại được bộc lộ ở sự vận động của hình tượng thơ, nhất là tấm lòng tư tưởng của thi nhân: yêu thiên nhiên, yêu con người, tinh thần lạc quan của Bác dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là chất thép lấp lánh trong thơ Hồ Chí Minh.
– Bài thơ được mở đầu bằng một bức tranh phong cảnh thiên nhiên:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Nhà thơ không trực tiếp nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. Chim bay về tổ đúng là dấu hiệu của chiều tối, chiều muộn. Điều này ta thường thấy trong thơ ca như: Chim bay về núi tối rồi (Ca dao); Chim hôm thoi thót về rừng (Truyện Kiều – Nguyễn Du); Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan); Mây vẩn tầng không chim bay đi (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu); Chim nghiêng cánh nhỏ:bóng chiều sa (Tràng giang – Huy Cận). Thời gian còn hiện về qua: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Hai chi tiết phác họa mà gợi lên cái hồn của cảnh vật, ngày tàn màn đêm buông xuống, tạo vật dần chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.
– Nếu hai câu thơ đầu cảnh vật hiện ra trong những nét chấm phá phần nào mang tính ước lệ cổ điển với chim muông, mây trời thì đến hai câu sau là cảnh sinh hoạt gần gũi và ấm áp trên mặt đất. Hiện ra ở trung tâm bài thơ lúc này là một thiếu nữ sơn thôn với công việc lao động bên bếp lửa gia đình. Một chất thơ khác, một hơi thở trữ tình khác làm cho vẻ đẹp của buổi chiều thêm hài hòa phong phú, làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại hơn. Đất trời đã vào đêm, bóng tối ken dày muôn nơi. Thời gian được vận động theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối xay ngô, quay mãi ma bao túc – bao túc ma hoàn, và đến khi cối xay ngô dừng lại thì “lô dĩ hồng” – lò than đã rực hồng. Thực ra cái lò lửa ấy không phải đúng lúc đó mới bật sáng lên. Nó vẫn đỏ lên rồi, nhưng phải đến khi ánh trời tắt hẳn, núi rừng mù mịt thì tự nhiên con người ta chỉ nhìn thấy ở nơi đây có ánh lửa. Và vì thế lúc xay ngô xong, trời tối hẳn nên mới nhìn thấy nó rực hồng lên. Hình ảnh cô gái hiện ra bên bếp lò lửa đỏ đến với nhà thơ một cách tự nhiên như thế thôi. Và như thế, trong nguyên tác Bác không dùng chữ “tối” vậy mà ta vẫn nhận ra trời đã tối. Bác dùng cái sáng để nói cái tối. Bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối. Nhưng không phải là đêm tối lạnh lẽo âm u như cảm nhận của người xưa mà là một đêm tối ấm áp sáng bừng rực lửa.