Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Hoàn cảnh
- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.
- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
2.Nội dung:
+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
Tham Khảo
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết được bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện.
Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết trong sáng, thủy chung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trên một chiến hào chống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu quả về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ vũ, động viên của các nước bạn bè, các đảng cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều là những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi ghi lòng tạc dạ về tình cảm sâu nặng và sự giúp đỡ to lớn đó.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới./.
Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các nguồn viện trợ về vật chất, vũ khí, trang bị quân sự và học hỏi kinh nghiệm tổ chức chiến đấu của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Cùng với ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 góp phần thúc đẩy tinh thần ý chí của nhân dân ta
Ý nghĩa sâu xa hơn :
Quân và dân ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động, phát huy thế tiến công chiến lược trong những năm 1951 - 1953; tiến tới giành thắng lợi liên tiếp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương.