Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan... Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.
Bạn tham khảo :
Vũ Nương - một người phụ nữ bất hạng với nhan sắc tuyệt trần quê ở huyện Nam Xương chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu . Vũ Nương ở nhà phải chăm mẹ già , nuôi con nhỏ , mẹ chồng ốm rồi mất nàng lo liệu ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ của mình . Hết hạn lính Trương Sinh trở về nghe lời con nhỏ nghi là vợ thất tiết nên đã đánh mắng và đuổi nàng đi.Vũ Nương phân trần không được uất ức nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng không chết được thần rùa Linh Phi và các nàng tiên rẽ một đường đưa về thủy cung . Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan . Ít lâu sau Vũ Nương gặp người cùng nàng với nàng tên là Phan Lang đám thuyền chết đuối được Linh Phi cứu . Khi Phan Lang trở về , Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa mai vàng và nhắn tràng Trương lập đàn giải oan cho nàng . Trương Sinh nghe theo Vũ Nương đã hiện hồn về giữa dòng nói lời tạ từ rồi biến mất.
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam.Vũ Thị Thiết là cô gái xinh đẹp nết na quê ở huyện Nam Xương, đẹp duyên cùng chàng họ Trương. Khi hương lửa đang nồng, chàng Trương phải đi lính xa. Lúc ấy nàng đang mang thai. Ít lâu sau nàng sinh được một đứa con trai. Ở nhà mẹ con bìu ríu nuôi nhau. Tối tối, nàng thường chỉ vào bóng mình trên vách mà đùa với con rằng: "Bố con đấy". Thời gian thắm thoắt, chàng Trương mãn hạn trở về, đứa trẻ không nhận bố lại bảo rằng: "Bố con tối mới đến cơ, mẹ đi bố cùng đi, mẹ ngồi bố cùng ngồi.". Trương sinh nghi bèn ruồng rẫy mắng nhiếc vợ phụ tình bạc nghĩa. Nàng họ Vũ khóc lóc phân trần thế nào cũng không lọt tai chồng, buồn rầu mới nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.ũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. Vũ Nương mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Nhân vật Bằng Vũ xuất hiện qua ngày hội họp quân lính ở chùa Khán Sơn, với ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.
Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Quan Công tỏ ra là người độ lượng, khiêm nhường, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy). Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lí do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh - của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương - Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công pnải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phần bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc hoạ được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc. Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.
Vấn đề so sánh | Đăm Săn | Mtao Mxây |
Ngôn ngữ | Bình tĩnh, mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh “Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy”. | - Lúc đầu buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn. - Lúc sau, sợ sệt, cầu xin “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. |
Cuộc giao chiến | - Hiệp 1: "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây". - Hiệp 2: Bắt được miếng trầu của Hơ Nhị, sức mạnh tăng lên, dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. | - Hiệp 1: Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô; bước thấp bước cao chạy hết từ bãi tây sang bãi đông; vung dao chỉ chém trúng cái chão cột trâu. - Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng trâu, chuồng lợn và cuối cùng ngã lăn ra đất. |
Nhận xét | Bộc lộ rõ sự chính trực, mạnh mẽ, điềm tĩnh, đàng hoàng. | Bộc lộ sự huênh hoang, tự đắc, hèn nhát, dễ thất bại. |
→ Từ bảng so sánh trên, ta đã hiểu rất rõ lí do Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn.
3)
Về Mị Châu:
Mị Châu là con gái của An Dương Vương Thục Phán, là một cô công chúa lá ngọc, cành vàng, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ, cả tin và không có một chú gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Mị Châu cũng là người phải chịu trách nhiệm lớn trước bi kịch "nước mất nhà tan".
Khi đánh giá về nhân vật này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, người lên án, kẻ bênh vực.
Những người bênh vực thì đã lấy đạo "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), một quan điểm đạo đức thời phong kiến để bênh vực cho nàng. Theo họ, Mị Châu là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Vì vậy việc Mị Châu không giấu giếm Trọng Thuỷ điều gì là vô tội. Nhưng họ đã quên rằng, trong một đất nước nhiều giặc giã, một nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ "tòng" mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Mị Châu tin yêu chồng không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc "bí mật quốc gia" của một người dân đối với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dù đó chỉ là do sự nhẹ dạ, vô tình. Nếu sự mất cảnh giác của ADV là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây lên hoạ nước mất. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu. Trọng Thuỷ đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: "Ta nay trở về thăm cha ... làm giấu." Mị Châu đáp: "Thiếp có ... làm dấu". Trọng Thuỷ vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải biết đó là âm mưu của Trọng Thuỷ, thế mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn rắc lông ngỗng làm dấu, có khác gì chỉ đường cho giặc đuổi theo mình. Việc làm đó của nàng đã trực tiếp dẫn tới bi kịch nhà tan. Vì vậy, không thể cho rằng làm một người vợ thì Mị Châu phải tuyệt đối nghe và làm theo lời chồng. Không thể cho rằng nàng là người vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước bi kịch nước mất nhà tan. Tội lỗi của nàng là hết sức nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.
Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng. Đồng thời, thông qua chi tiết thần kì đó, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng - chung.
Về Trọng Thủy:
Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn là con trai của Triệu Đà, con dể của An Dương Vương, là chồng của Mị Châu công chúa. Sang Âu Lạc theo mưu kế nham hiểm của cha mình, Trọng Thuỷ lấy Mị Châu không phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng nàng thực hiện một mưu đồ chính trị, để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp được cha hắn giao phó mà thôi. Và với danh nghĩa một người chồng, Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò gián điệp ấy. Hắn đã lợi dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình cảm của nàng để đánh cắp nỏ thần và nham hiểm hỏi Mị Châu một câu hỏi đầy dụng ý trước khi về nước với mục đích để biết cách tìm đường đuổi theo An Dương Vương nếu nhà vua chạy trốn. Chính những việc làm này của hắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của cha con ADV và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.
Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược. Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thôi. Hơn nữa, mặc dù là một kẻ độc ác, Trọng Thuỷ cũng không phải hoàn toàn đã mất hết nhân tính của một con người. Chính lời nói của Trọng Thuỷ với Mị Châu trong lúc chia tay, hành động tự vẫn sau chuỗi ngày sống trong sự dày vò, ân hận của hắn đã nói lên điều đó.
Trước lúc chia tay về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà, Trọng Thuỷ đã nói với Mị Châu: "Tình vợ chồng ... làm dấu". Đây không hoàn toàn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li biệt.
Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.
- Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:
+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc
+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối
⇒ Tác dụng:
+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.
+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.
Vấn đề so sánh | Đăm Săn | Mtao Mxây |
Ngôn ngữ | Bình tĩnh, mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh "Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy". | - Lúc đầu buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn. - Lúc sau, sợ sệt, cầu xin "Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm". |
Cuộc giao chiến | - Hiệp 1: "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây". - Hiệp 2: Bắt được miếng trầu của Hơ Nhị, sức mạnh tăng lên, dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. | - Hiệp 1: Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô; bước thấp bước cao chạy hết từ bãi tây sang bãi đông; vung dao chỉ chém trúng cái chão cột trâu. - Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng trâu, chuồng lợn và cuối cùng ngã lăn ra đất. |
Nhận xét | Bộc lộ rõ sự chính trực, mạnh mẽ, điềm tĩnh, đàng hoàng. | Bộc lộ sự huênh hoang, tự đắc, hèn nhát, dễ thất bại. |