K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2016

nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc trang thết bị dần dần trở nên lạc hậu. giai cấp tư sản anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước

20 tháng 10 2016

Mình cũng trả lời giống như bạn mà cô nói là thiếu, bạn bổ sung giùm mình với!! thanghoa

24 tháng 12 2016

Phụng Trần

theo mình thì phải là từ chiến tranh thế giới thứ II chứ

25 tháng 12 2016

nhưng trong đề cương của mình là Chiến Trang TG thứ I bạn nhé!

 

14 tháng 11 2016

Cho đến trước cách mạng Tháng Mười Nga, nước Nga Sa Hoàng vẫn sử dụng lịch cũ nên số ngày sai lệch lớn. Nên cách mạng tháng 10 diễn ra vào ngày 7/11/1917 năm thực tế thì theo lịch Julien mà Nga Sa Hoàng sử dụng là 24/10/1917, sai lệch đi nửa tháng. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công thì nước Nga mới sửa lại lịch và lấy ngày 7/11 hàng năm là ngày là ngày kỉ niệm cách mạng thành công.

16 tháng 11 2016

[​IMG]

 

Sau cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Soviet các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Soviet Petrograd (chuyên chính vô sản).

Tháng 4-1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga, tìm cách đưa nước Nga chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xóa bỏ tình trạng hai chính quyền bằng con đường hòa bình. Ngày 16-4-1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các Soviet!".

* Ðầu tháng 7-1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng, khủng bố các Soviet. Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. V.I.Lenin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan), cách Petrograd (nay là Saint Petersburg) 34 km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V.I.Lenin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. V.I.Lenin vạch rõ, thời kỳ đấu tranh hòa bình đã chấm dứt, các lực lượng cách mạng ở nước Nga phải tích cực chuẩn bị để tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

* Ðầu tháng 8-1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Công nhân Xã hội Dân chủ (CNXHDC) Nga (Bolshevik) họp bán công khai ở Petrograd, V.I.Lenin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Ðại hội tiến hành và thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong thời gian này, V.I.Lenin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang.

* Theo quyết định của Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik, ngày 7-10-1917, V.I.Lenin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 10-10-1917, dưới sự chỉ đạo của Lenin, Hội nghị Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik đã họp và thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang do V.I.Lenin đề ra.

* Ngày 12-10-1917, Soviet Petrograd đã cử ra Ủy ban Quân sự cách mạng để chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.

* Ngày 16-10-1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước. Các tổ chức đảng Bolshevik đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

* Trong khi đó, Chính phủ lâm thời ráo riết thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm "bóp chết" cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản. Theo đó, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập của quân đội đã được Chính phủ lâm thời điều động từ mặt trận về bảo vệ những trung tâm lớn như Petrograd, Moscow...

* Ngày 24-10-1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bolshevik, ra lệnh chiếm điện Smolnui... Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.

* Trước tình hình trở nên hết sức khẩn trương và cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10-1917, V.I.Lenin ba lần gửi thư tới Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik yêu cầu phải tiến hành khởi nghĩa ngay trong đêm đó.

* Tối 24-10-1917 (theo lịch Nga cũ, tức tối 6-11-1917), V.I.Lenin đến Cung điện Smolnui trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Soviet. Ðêm 24-10-1917, khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Petrograd (nay là TP Saint Petersburg). Quân khởi nghĩa, gồm các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân Petrograd, binh sĩ cách mạng và thủy thủ Hạm đội Baltic (tất cả khoảng 200 nghìn người), dưới sự lãnh đạo của Ðảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu, đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô, gồm các cầu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở Thủ đô.

* Rạng sáng 25-10-1917 (7-11-1917), trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Petrograd. 10 giờ sáng, Trung tâm quân sự cách mạng của Soviet Petrograd công bố lời kêu gọi "Gửi các công dân nước Nga" do V.I.Lenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Soviet. Tiếp đến 21 giờ 40 phút, sau pháo lệnh của chiến hạm "Rạng đông", quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông - nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút đêm - rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski trốn chạy ra nước ngoài.

* Cũng trong ngày 25-10-1917, Ðại hội các Soviet toàn Nga lần thứ II khai mạc. Ðại hội thông qua lời kêu gọi "Gửi công nhân, binh sĩ và nông dân" do V.I.Lenin dự thảo. Ðại hội ra quyết nghị: Các Soviet đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng.

Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27-10-1917 (đêm 8 rạng sáng 9-11-1917), Ðại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Soviet: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo. "Sắc lệnh hòa bình" tuyên bố những nguyên tắc về chính sách đối ngoại của Chính quyền Soviet, lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là "một tội ác lớn nhất đối với nhân loại" và kêu gọi các nước tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhanh chóng đàm phán để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng. "Sắc lệnh ruộng đất" tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất và chia ruộng đất cho nông dân. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Soviet đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lenin đứng đầu.

* Ngày 15-11-1917, Chính quyền Soviet được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng 3-1918, Chính quyền Soviet giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng.

- Do Nga dùng lịch cũ nên chậm ngày, nên thế giới là tháng 11 nhưng Nga đang cuối tháng 10 cho mãi tời sau này Nga mới đổi lịch

3 tháng 11 2016

phương tây là nc xuất hiện sớm trên thế giới . họ biết nhiều về tri thức , chế tạo vũ khí . Họ còn phát kiến ra nhiều ý tưởng độc đáo và đủ điều kiện chuẩn bị cho các cuộc xâm lược mở rộng lãnh thổ cho nước mình.

​chúc học tốt nha !!!!!!!!

2 tháng 11 2016

CÁC PẠN ĐẸP TRAI VÀ XINH GÁI GIÚP MÌNH NHA!!!

7 tháng 10 2016

(+) Anh 

 - Năm 1870 dẫn đầu.
  - Năm 1913 xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:
         + Công nghiệp Anh phát triển sớm , kỹ thuật lạc hậu .
         + Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời  ( có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới ,nguyên nhiên liệu , nhân công rẻ  )
  -Dẫn đầu thế giới về  xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa .
  - Đầu thế kỷ XX  công ty độc quyền  về công nghiệp và tài chánh ra đời .

(+) Pháp

-Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ  đang  từ hạng nhì sau Anh , xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:
    +Pháp  phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt  1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức .
    +Pháp nghèo tài nguyên,.
    +Tư sản xuất khẩu tư bản ,phần lớn cho Thổ , Nga ,Cận Đông , Trung Âu , Mỹ la tinh vay lấy lãi ….đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
- Các Công ty độc quyền  ra đời  trong  điều kiện công nghiệp  xuống hãng tư .
- Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới

(+) Đức

- Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Au , hạng nhì thế giới sau Mỹ do :
    +Thị trường dân tộc thống nhất .
    +Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp .
    + Có nhiều than đá , biết ứng dụng  những thành tựu mới nhất  của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
-Quá trình tập trung sản xuất và tư bản, hình  thành công ty luyện kim, than đá   chi phối nền kinh tế Đức .
- Các công ty  độc quyền của Đức  ra đời trong điều kiện : kinh tế Đức phát triển nhan h , đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai
 thế giới  sau Mỹ  về công nghiệp.

(+) Mĩ

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư  vươn lên đứng nhất thế giới do:
   +Tài nguyên thiên nhiên phong phú .
   +Thị trường trong nước mở rộng , thu hút nhân lực từ Châu Âu.
   +Ưng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất .
   +Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu .
   +Đất nước hòa bình lâu dài .
- Các công ty  độc quyền Mỹ  hình thành  khi kinh tế  phát triển mạnh  nhất  trong các nước công nghiệp, vươn lên đứng nhất thế
  giới , năm 1894 công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng nửa các nước Tây Âu gộp lại .
- Công  ty độc quyền khổng lồ xuất hiện  :như vua dầu mỏ của Rốc phe lơ,  vua thép Moóc gan ,vua  xe hơi Hen ri Fo , họ đã lũng 
 đoạn trong nước và quốc tế  về kinh tế và chính trị , nên Mỹ là xứ sở của các “Vua công nghiệp”
- Nông  nghiệp với phương pháp canh tác hiện đại .

7 tháng 10 2016

cảm ơn bn nha yeuha

28 tháng 8 2017

-Diễn biến

Tháng 8/1642, Sác- lơ I tuyên chiến với Quốc Hội. Cuộc nội chiến bắt đầu.

Từ 1642 – 1648 là khoảng thời gian xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc Hội và nhà Vua.

Ban đầu, quân đội quốc Hội bị đánh bại vì lực lượng của nhà vua được trang bị tốt và thiện chiến.

Tuy nhiên, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, Ôlivơ Crôm – oen đã tiến hành cải cách quân đội. Ông tổ chức 1 đội quân gồm chủ yếu là nông dân,có kỷ luật, có tính chiến đấu cao, được gọi là “đội quân sườn sắt” Từ đây, quân đội của Quốc hội bắt đầu chiếm ưu thế. Năm 1648, quân đội của Crôm - oen đã đánh bại quân đội của Sác – lơ .Cuộc nội chiến kết thúc. Sác lơ I bị kết án tử hình.

Đầu năm 1649, do áp lực của quần chúng nhân dân, Sác – lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô livơ C.rôm - oen đứng đầu. CM đạt tới đỉnh cao.

Mặc dù cách mạng đạt tới đỉnh cao nhưng mọi quyền hành đều thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân và binh lính không được hưởng quyền lợi gì nên tiếp tục đấu tranh đòi tự do.

Năm 1953, để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và TS Anh đã đưa C.rôm –oen lên làm Bảo hộ công. Chế độ độc tài quân sự được thiết lập.

Năm 1658. C.rôm - oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng ko ổn định về chính trị. Quý tộc mới và tư sản lo sợ nhân dân nổi dậy đấu tranh nên chủ trương thỏa hiệp với lực lượng PK cũ để lập lại chế độ quân chủ.

Năm 1688, QH đã tiến hành chính biến đưa Vin hem – Ô ran giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

-Kết quả:

CMTS Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là cuộc CMTS có ý nghĩa trọng đại trong thời kỳ quá độ từ chế độ PK sang chế độ TBCN.

28 tháng 8 2017

bạn ơi , cho hỏi là Bài bạn hỏi là phần nước Anh bị nhà Thanh xâm lược hay nước Anh xâm lược nước khác

18 tháng 4 2017
-Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Mở ra kỷ nguyên mới,Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
-Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
-Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
18 tháng 4 2017

1. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng mười Nga(1917):

-Vào thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, nhân dân Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn- sê-vích nổ ra cuộc Cách mạng tháng Mười.

Kết quả: Cách mạng tháng Mười thắng lợi đã đưa đến sự ra đời của nước Nga Xô Viết. Đây là cường quốc cách mạng của khối công-nông-binh. Thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga đã lật đổ ách thống trị của chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản đưa nhân dân lao động lên làm chủ. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 không chỉ làm thay đổi bộ mặt nước Nga mà còn làm thay đổi to lớn đến Thế Giới.

2. Ảnh hưởng của CMT10 Nga đến Việt Nam.

- CMT10 Nga thắng lợi mở ra con đường giải phóng dân tộc cho giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Đó là con dường Cách mạng vô sản. ( Điều này bạn có thể thấy rất rõ bằng cách tìm hiểu nguyên nhân mà Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cũng như khi đi nhiều nơi trên Thế giới, làm nhiều ngành nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng thì Người thấy rằng ở đâu thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức bóc lột. Trước đó thì ở nước ta, cuối thế kỉ XIX, các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám đã cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu tranh của dân tộc theo mục tiêu và ph\ưng pháp mới. Nhưng chủ trương "cầu ngoại viện, dùng bạo lực Cách mạng của PBC thất bại, tư tưởng " ỷ Pháp cầu tiến" của PCT không thành công. Con đường khởi nghĩa của HHT còn mang nặng "cốt cách phong kiến". Và Người nhận định: Để giành độc lập dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân không còn con đường nào khác ngoài con đường Cách mạng vô sản!

- CMT10 Nga trước tiên ảnh hưởng tới lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Từ đó, làm cho người đi theo Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Việc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đã mở ra thời kì chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.

- CMT10 Nga đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh của Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông và có mối quan hệ mật thiết với nhau vì cùng chống kẻ thù chung là Chủ nghĩa đế quốc. Nếu như ở các nước phương Tây, giải phóng là giai cấp là nhiệm vụ thiết yếu thì ở các nước thuộc địa phương Đông giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp bách.

Như vậy, cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta có mối quan hệ mật thiết với phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp.

15 tháng 12 2016

Vì các nc tư bản là các nc đang làm cách mạng công nghiệp nên cần nguyên liệu ,nhân công ,thị trường

=> Càng thúc đẩy xâm lược thuộc địa