K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2016

Giống: bộ xương chia làm 3 phần: đầu, thân, chi 
Khác: 
- Xương thằn lằn : 
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ) 
+ Duôi dài 
+ Chi trước và chi sau bằng nhau 
+ Chi trước có 5 ngón 
- Xương ếch: 
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ) 
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng) 
+ Chi trước ngắn, chi sau dài 
+ Chi trước có 4 ngón

Bộ xương thằn lằn khác với bộ xương của ếch:

- Đốt sống cổ thằn lằn nhiều hơn (thằn lằn 8 đốt ; ếch 1 đốt) nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng

- Đốt sống cổ thân mang xương sườn, 1 số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp

- Đốt sống đuôi dài; tăng ma sát cho sự di chuyển trên cạn

23 tháng 4 2016

Đặc điểm chung giữa người và thú: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ.... 
Khác nhau: 
- Sự phân hóa của bộ xuơng phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân. 
- Nhờ lao động có mục đích nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. 
- Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức. 
- Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. 
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt. 
Còn về đi bằng hai chân thì có kanguru....... 
Phần thân cơ thể có 2 khoanh ngực bụng phân cách bởi cơ hoành thì có thỏ, chuột, báo, hổ... 
Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm thì ở bộ ăn thịt. 
Ở đây nói về sự khác nhau chứ đâu nói những đặc điểm mà con người có.

Chúc bạn học tốt nhé!hihi

12 tháng 4 2016

 Ếch bắt mồi vì ban đêm có 2 lý do: 
+ Một là, thức ăn của ếch là côn trùng, sâu bọ...mà các loài này hoạt động khá mạnh về đêm ở những nơi ẩm ướt (không có nghĩa là ngày chúng không hoạt động ). 
+ Thứ 2 là mắt của ếch không nhìn được vật tĩnh (côn trùng hoạt động ở nơi ẩm ướt thì cũng giống như con người trở về nhà để sinh hoạt về chiều tối vậy thôi) và nếu bị chiếu sáng nó chịu luôn. (Khi đi bắt ếch, người ta muốn câu ếch có 2 cách: 1 là nhử móc câu cùng miếng mồi trước mặt ếch để nó đớp hay là kéo chạy miếng mồi đó - vì ếch chỉ nhìn mồi động, 2 là dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt nó rồi đưa móc vào dước cổ nó móc lên

12 tháng 4 2016
ếch hô hấp qua da là chủ yếu, khí hậu ban đêm ẩm ướt hơn ban ngày 
- ngoài ra thức ăn của ếch chủ yếu là côn trùng ruồi muỗi 
- đi ăn vào đêm để tránh kẻ thù tấn cong, nhưng thực ra kẻ thù nguy hiểm nhất của ếch là loại người chúng ta
19 tháng 4 2019

Voi và cá voi đều thuộc lớp thú hô hấp bằng phổi; nhưng có môi trường sống khác nhau. Cá voi có đời sống ở nước nên có nhiều đặc điểm thích nghi giúp hạn chế tiêu dùng oxi và tăng cường dự trữ khí, như:

- Lượng myoglobin trong cơ có tỉ lệ cao có nhiệm vụ dự trữ O2 ở tế bào cơ. Thể tích phổi lớn để dự trữ khí.

- Tỉ lệ giữa thể tích máu / khối lượng cơ thể lớn.

- Lách to, dự trữ máu nhiều hơn.

- Giảm chuyển hóa tại cơ quan, giảm tiêu dùng năng lượng, đồng thời trung ương thần kinh ít mẫn cảm với nồng độ H+ trong máu.

→ Đáp án A.

24 tháng 3 2016

Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng. 
_ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển. 
_ Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên

3 tháng 3 2016

bộ thú huyệt nuôi con bằng sữa

bộ cá voi có chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo vây đuôi nằm ngang

còn bộ thú huyệt VD như thú mỏ vịt thì có chân , có mỏ dẹp

8 tháng 11 2018

Hóa thạch là các di tích hoặc xác  của các sinh vật trong lớp đất đá

Các ví dụ về hóa thạch gồm  2,3,5,6

=> Đáp án: C

20 tháng 4 2016

2. Ưu điểm hiện tượng thai sinh:

-Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. 
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. 
-Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên

20 tháng 4 2016

3. Khi mổ dạ dày cơ của gà thường có cát và sỏi vì:

- Tiêu hóa thức ăn của lớp chim nói chung (gà vịt ngan ngỗng chim) đều phải có sỏi để hỗ trợ nghiền nát thức ăn theo nguyên lý vật lý. Sự tham gia của sỏi ở trong diều (làm cân bằng thể tích trong diều), khi xuống mề (dạ dày đơn giản) thì sỏi cùng thức ăn có tác dụng hỗ trợ rõ rệt trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Qua diều, sỏi được thải qua ngoài theo phân. 
- Với đặc thù tiêu hóa này, lớp chim có thói quen 'ăn sỏi' theo tập tính phản xạ tự nhiên sinh ra đã có, mặc dù sỏi chẳng bổ béo gì. 
- Ngày này, việc chăn nuôi thường được công nghiệp hóa, chúng ta ít bắt gặp sỏi trong mề gà... khi mổ giết thịt. Tuy nhiên việc tiêu hóa thức ăn vẫn đảm bảo

11 tháng 3 2017

So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ

Tên cây

Cơ quan sinh dưỡng

Mạch dẫn

Rễ

Thân

Cây rêu

Rễ giả

Thân

Chưa có mạch dẫn

Cây dương xỉ

Rễ thật

Thân

Có mạch dẫn

* So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn.

15 tháng 4 2016

mọi người ơi giúp mình với :((((