Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
KỸ THUẬT GÕ 10 NGÓN KHI BẠN SỬ DỤNG MÁY TÍNH
1. Ghi Nhớ Vị Trí Các Phím Kí Tự Trên Bàn Phím Máy Tính.
2. Thuộc Các Phím Ứng Với Từng Ngón Cụ Thể Của Hai Bàn Tay
* Với bàn tay trái:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.
- Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).
* Với bàn tay phải:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và phím “<” cũng là phím dấu “,”.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm sử dụng phím O, >(đồng thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.
- Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space.
3. Chú Ý Tư Thế Ngồi
Tư thế ngồi phải thoải mái, lưng thẳng, mặt đối chính diện vào màn hình máy tính, tránh trường hợp ngồi lệch sẽ dẫn đến đau lưng, mỏi cổ và các bệnh về mắt. Hai bàn tay để úp ở tư thế thả lỏng và luôn đặt đúng vị trí cố định khởi đầu trên bàn phím. Tư thế ngồi cũng là 1 chú ý quan trọng để bạn tập gõ 10 ngón thành công.
4. Thường Xuyên Luyện Tập Từ Những Bài Tập Đơn Giản
Lưu ý cuối cùng góp phần hoàn thành thuật này chính là hai phím F (phím cố định của ngón trỏ trái) và J (phím cố định của ngón trỏ phải) luôn có một cái gờ nổi. (đặc điểm phân biệt rõ rệt trên bàn phím so với các phím khác). Nhờ có sự khác biệt này, chúng ta có thể định hình lại vị trí các ngón trong lúc đánh máy, nhờ vậy tốc độ gõ 10 ngón sẽ được cải thiện rất nhiều.
Ngoài ra, do hai ngón út ít di chuyển hơn so với các ngón khác, đặc biệt là ngón trỏ nên cũng có thể cố định vị trí 2 ngón út (phím A – út trái và phím ; - út phải) để có thể xác định chính xác vị trí của các ngón còn lại.
Kết luận: Thực hiện đủ 4 kĩ thuật trên, hy vọng sẽ giúp những ai mới làm quen với máy tính, thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím 10 ngón.
Trong quá trình luyện tập gõ bàn phím, các bạn đừng quên kiểm tra tốc độ đánh máy của mình bằng cách gõ 10 ngón trên một số trang web kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn biết được trình độ cũng như khả năng của mình đang ở đâu.
Như đã giới thiệu trên phần đầu, hiện có khá nhiều phần mềm hỗ trợ bạn luyện gõ bàn phím 10 ngón. Có thể kể tới một cái tên khá HOT như Mario, Rapid Typing Tutor hay TypingMaster. Với những bạn yêu thích tựa game Mario thì phần mềm luyện gõ 10 ngón Mario sẽ là thích hợp nhất, bởi không những vừa luyện gõ 10 ngón mà bạn còn có thể chơi game mà mình yêu thích
TypingMaster cũng là một trong những phần mềm luyện gõ bàn phím 10 ngón hữu ích. Khá nhiều bài tập được áp dụng trong TypingMaster giúp bạn luyện gõ từ đơn giãn tới nâng cao.
Nếu bạn đã từng thử qua Rapid Typing Tutor thì chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên với phần mềm này. Rapid Typing Tutor có giao diện khá trực quan kèm theo nhiều hình ảnh độc đáo, thú vị giúp bạn có được tâm trạng thoải mái nhất khi học gõ 10 ngón.
Vượt qua tất cả những phần mềm gõ bàn phím 10 ngón, 10 Finger BreakOut mới là một trong những phần mềm được tìm kiếm nhiều nhất. Download và sử dụng 10 Finger BreakOut bạn sẽ thấy được lý do vì sao phần mềm này lại HOT tới như vậy, đặc biệt là đối với các bạn học sinh.
Để chi tiết hơn, các bạn có thể tham khảo cách gõ 10 ngón bằng Portable RapidTyping đã được Taimienphi.vn giới thiệu trong các bài thủ thuật trước đây để có được một phần mềm thật sự tốt giúp ích cho việc tập đánh máy 10 ngón của mình.
http://thuthuat.taimienphi.vn/ky-thuat-go-van-ban-bang-10-ngon-590n.aspx
Gõ văn bản nhanh là một trong những điều kiện cần thiết trong công việc của bạn. Nếu cấp trên của bạn yêu cầu phải đánh máy một văn bản có độ dài đến vài trăm trang mà bạn chỉ gõ "mổ cò" thì công việc không thể đẩy nhanh tiến độ được. Hi vọng với các kỹ thuật gõ 10 ngón trên đây sẽ giúp bạn thực hiện được mục đích của mình.
Quy tắc gõ văn bản trong Word là các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.
Đáp án: A
mình chỉ biết thế thôi
Quy tắc gõ văn bản trong Word:
-Dấu ngắt câu: sát ký tự bên trái và cách ký tự bên phải một khoảng trắng.
-Dấu mở ngoặc sát ký tự bên phải và cách ký tự bên trái một khoảng trắng, dấu đóng ngoặc thì ngược lại.
-Từ cách từ đúng một khoảng trắng.
-Ngắt đoạn: phím Enter.
Câu 1: Soạn nhanh hơn so với viết tay; có nhiều phông chữ đẹp;có nhiều kiểu chữ, cỡ chữ;dễ dàng chỉnh sửa văn bản bất cứ lúc nào; chữ đẹp, rõ ràng.
Câu 2:
-Thanh công cụ
-Thanh bảng chọn
-Thanh tiêu đề
-Thanh cuốn dọc
-Các nút lệnh
-Thanh cuốn ngang
-Vùng soạn thảo
-Con trỏ soạn thảo
Câu 3:
Qui tắc gõ văn bản trong Word là:
- Các dấu ngắt câu phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
- Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc và đóng nháy tương ứng phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước nó.
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống.
- Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản và chuyển sang đoạn văn bản mới.
1/
Phần mềm máy tính (tiếng Anh: Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm (Software) là một tập hợp những câu lệnhhoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính,Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.
Có 2 loại chủ yếu: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống còn gọi là hệ điều hành giúp vận hành phần cứng máy tính và hệ thống máy tính. Nó bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị (device driver), các công cụ phân tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích,... Mục đích của phần mềm hệ thống là để giúp các lập trình viên ứng dụng không phải quan tâm đến các chi tiết của hệ thống máy tính phức tạp được sử dụng, đặc biệt là các tính năng bộ nhớ và các phần cứng khác chẳng hạn như máy in, bàn phím, thiết bị hiển thị.
Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là những phần mềm được phát triển giải quyết tự động nhứng công việc hay vấn đề cụ thể nào đó thường gặp trong cuộc sống. Có những phần mềm ứng dụng được phát triển theo đơn đặt hàng riêng có tính đặc thù của một cá nhân hay tổ chức. có những phần mềm được thiết kế dựa trên yêu cầu chung của nhiều người ví dụ như các phần mềm soạn thảo văn bản. bảng tính, phần mềm thiết kế bản vẽ (AutoCad...) phần mềm nghe nhạc hay xem phim trên đĩa CD (như Jet Audio hay Mpeg Player...) Để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm, người ta lại dùng chính các phần mềm khác, chúng được gọi là các phần mềm công cụ, những phần mềm này thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khi viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Các công cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v... Một môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết hợp các công cụ này thành một gói phần mềm, và một lập trình viên có thể không cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch, tìm lỗi, lần bước,... vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ họa cao cấp (GUI).
Ngoài ra còn có các loại khác
Cũng là một loại phần mềm, nhưng virus máy tính là các phần mềm có hại được viết để chạy với những mục đích riêng của một nhóm người nhằm lừa đảo, quảng cáo, ăn cắp, phá hoại thông tin, phá hoại phần cứng hoặc chỉ là để trêu chọc người dùng vi tính.
2/
Lợi ích đầu tiên có thể kể đến của việc đánh máy bằng 10 ngón tay là rút ngắn được thời gian hoàn thành văn bản, tăng năng suất công việc. Bên cạnh đó, việc gõ bàn phím bằng 10 ngón sẽ giúp bạn tăng cường khả năng phản xạ với ngôn ngữ hơn.
Đa số những người sử dụng máy tính đều chỉ có khả năng đánh máy được một số ngón nhất định, chủ yếu là các ngón ở phía tay phải. Thậm chí, chỉ bằng vài ngón tay, những người này còn có thể đánh nhanh hơn cả những người đánh máy quen với 10 ngón. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến lực nhấn vào bàn phím cũng cao hơn, tiếng động từ bàn phím to hơn… có thể gây phiền toái cho những người xung quanh.
Việc đánh máy bằng cả 10 ngón cũng giảm thiểu khả năng mỏi tay hơn, đặc biệt là phải nhập liệu trong thời gian dài.
Theo các nhà khoa học, những người đánh máy bằng 10 ngón tay thường có thói quen tiếp xúc phần thịt phía dưới của đầu ngón tay. Trong khi đó với những người gõ ít ngón hơn, phần tiếp xúc lại là đầu ngón tay và điều này về lâu dài sẽ tác động đến hệ tim mạch. Điều này là không tốt chút nào! Ngoài ra, nếu như bạn biết đánh máy bằng cả 10 ngón tay, bạn sẽ trở nên “đẳng cấp” hơn trong mắt những người xung quanh.
Câu 2: Trả lời:
Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng 10 tay là:
- Gõ nhanh hơn.
- Luyện cho tay linh hoạt và máy liên tục hoạt động.
-....
Câu 1:
*Quy tắc gõ văn bản trong word:
-Dấu ngắt câu: sát ký tự bên trái và cách ký tự bên phải một khoảng trắng.
-Dấu mở ngoặc sát ký tự bên phải và cách ký tự bên trái một khoảng trắng, dấu đóng ngoặc thì ngược lại.
-Từ cách từ đúng một khoảng trắng.
-Ngắt đoạn: phím Enter.
*Cách gó văn bản chữ Việt: Nhấn Unikey, chọn đồng ý và chuyển biểu tượng Unikey từ chữ E sang chữ V
Câu 2:
Để xóa, chúng ta dùng nút Backspace(xóa kí tự đứng trước) hoặc Delete(xóa kí tự đứng sau)
Để chèn, chúng ta di chuyển con trỏ đến vị trí cần chèn và gõ thêm nội dung văn bản cần chèn
Trước khi có máy tính, việc đánh máy văn bản được thực hiện trên máy chu va kĩ năng gõ bàn phím bằng 10 ngon đã được áp dụng.Nắm được kĩ năng này rất có lợi khi làm việc với máy tính vì:
-Giải phóng đôi mắt để quan sát và điều chỉnh tài liệu trên màn hình.
-Tốc độ gõ nhanh hơn, ít phạm lỗi hơn.
Khi luyện tập gõ phím cần lưu ý :
-Nhìn vào màn hình, ko nhìn xuống bàn phím.
-Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát.
-Mỗi ngón tay chỉ phụ trách gõ một số phím nhất định, sau khi gỡ xng lại đưa bàn tay về vị trí ban đầu trên hàng phím cơ sở.
mk chỉ bít zậy thui nha !!!!!!!