Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
- Đoạn văn mẫu:
Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm cánh đồng vào buổi sáng. Ôi! Cánh đồng mới rộng làm sao. Nắng sớm trải đầy khắp không gian. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời sảng khoái. Xa xa, từng đàn cò trắng bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mãi không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!
a) trạng ngữ chỉ thời gian: Ngày cưới
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trong nhà Sọ dừa
b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Đúng lúc rước dâu
c) Trạng ngữ chỉ cách thức: Lập tức
''Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người''. Một câu nói rất là tâm đắc và đầy ý nghĩa thực tế. Với mỗi người, quê hương đất nước là nơi mà mình được sinh ra. Cũng vì thế, mà mỗi người cần nhớ và biết ơn quê hương mình. Nhân dân ta luôn có một lòng yêu nước dũng cảm, cuồng nhiệt. Từ ngày xưa, những cuộc chiến tranh được thắng vẻ vang là nhờ sự đồng lòng vượt khó, hợp tác với nhau để giành được. Không ngại gian khó hay nguy hiểm đang cận kề để tham gia cuộc chiến giành lại đất nước. Trừng trị và đánh bại những kẻ bán nước và kẻ cướp nước. Hiện nay, thứ tình cảm và lòng yêu nước sâu sắc này vẫn còn tồn tại và còn mãnh liệt hơn thế nữa. Nhất là trong giai đoạn dịch bênh Covid-19 này thì mọi người dân cần nâng cao ý thức hơn. Cả một đất nước hãy chung tay phòng chống thứ dịch nguy hiểm này.
-Trạng ngữ: gạch chân - chỉ thời gian
Tôi yêu biết bao quê hương xinh đẹp của mình. Những buổi sáng, bầy sẻ nâu nhún nhảy kiếm mồi trên vườn chuối, lúc nào cũng ríu ra, ríu rít. Chiều chiều, nhìn ra cánh đồng lúa, từng cánh cò trắng, bay lả rập rờn đẹp như 1 bức tranh. Những đêm trăng, dưới ánh sáng như dát vàng khắp nơi, bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương tôi đẹp quá.
Cần thêm các trạng ngữ đó vì : Chúng biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,..
Bài làm:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Nghìn năm lịch sử, chúng ta đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi xương máu của những người con yêu nước để có thể giành lại độc lập tự do. Trang sử hào húng ấy đã chứng minh cho tình yêu nước mạnh liệt của nhân dân Việt Nam ta.
=> Tác dụng: xác định thời gian lịch sử
học tốt
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.
B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?
ko phải bạn
chủ ngữ đấy