K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2017

*Cấu tạo:

+cơ quan tiếp nhận kích thích

+dây thần kinh cảm giác (truyền xung cảm giác)

+trung ương thần kinh (não bộ)

+dây thần kinh vận động (truyền xung vận động)

+ cơ quan phản ứng

*Chức năng:

Tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường ngoài

chúc bạn học tốt

4 tháng 4 2017

Bạn tham khảo ở đường link này nha!

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/215184.html

31 tháng 3 2017

Kết quả hình ảnh cho Mô tả cấu tạo và chức năng các bộ phận của cơ quan phân tích (lấy mắt làm đại diện).

- Mi mắt/lông mi: Bảo vệ mắt.

- Kết mạc: Che phủ nhãn cầu, chống nhiễm khuẩn.

- Củng mạc: Giữ hình dạng con mắt.

- Giác mạc: Hội tụ ánh sáng.

- Mống mắt: Điều chỉnh lượng ánh sáng.

- Thủy dịch: Nuôi dưỡng giác mạc và thể thủy tinh, giữ hình dáng cho giác mạc.

- Thể thủy tinh: Hội tụ ánh sáng.

- Dịch kính: Lấp đầy khoảng giữa thể thủy tinh và võng mạc, giữ hình dạng nhãn cầu.

- Hắc mạc: Nuôi dưỡng nhãn cầu.

- Võng mạc: Cảm thụ ánh sáng.

- Thị thần kinh: Nối con mắt với não, dẫn truyền tín hiệu thần kinh.

31 tháng 3 2017

*Cấu tạo của cơ quan phân tích gồm thụ quan(mắt), dây thần kinh hướng tâm(dây thần kinh số 2) và vùng phân tích ở trung ương(vùng thị giác ở thùy chẩm).

*Chức năng của cơ quan phân tích là giúp cơ thể nhận biết được các kích thích của môi trường để có sự trả lời chính xác thông qua hệ thần kinh.

30 tháng 3 2017

Xem ở đây nhé >> https://hoc24.vn/hoi-dap/question/215184.html

31 tháng 3 2017

Đừng giả tạo...

hehe Phan Thùy linh

3 tháng 4 2017

Mắt tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài sau đó truyền qua xung cảm giác ( thần kinh cảm giác) và đưa đến phân tích ở não bộ ( thần kinh trung gian) và dẫn truyền xuống tủy sống và qua xung vận động( thần kinh vận động) và cuối cùng là trả lời kích thích ở cơ.

30 tháng 1 2022

Tham khảo:

 

1. Cơ quan phân tích

- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.

- Các bộ phận của cơ quan phân tích gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.

Cơ quan thụ cảm\(\xrightarrow[\left(Dantruyenhuongtam\right)]{Daythankinh}\)Bộ phận phân tích ở trung ương

- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động từ môi trường bên ngoài.

- Khi một trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng. 

2. Cơ quan phân tích thị giác 

- Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.

Các tế bào thụ cảm thị giác\(\xrightarrow[\left(Daytruyenhuongtam\right)]{Daythankinhthigiac}\)Vùng thị giác ở thùy chẩm

 

a. Cấu tạo cầu mắt                  

* Cấu tạo ngoài.

- Hình dạng: hình cầu.

- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

 

* Cấu tạo trong

- Cầu mắt có 3 lớp màng là:

+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.

+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).

- Môi trường trong suốt:

+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.

+ Thủy dịch.

+ Thể thủy tinh.

+ Dịch thủy tinh.

b. Cấu tạo màng lưới

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.

+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.

+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.

+ Điểm mù  là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.

c. Sự tạo ảnh ở màng lưới

- Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy dịch, dịch thủy tinh.

- Thí nghiệm:

- Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

+ Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.

+ Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

7 tháng 5 2023

- Cấu tạo cơ quan sinh dục nam giới gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt… thực hiện chức năng sinh sản.

 

2 tháng 5 2022

bn tham khảo

Cấu tạo – chức năng của cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ cũng bao gồm cả hai bộ phận bên trong và bên ngoài. Bộ phận sinh dực bên trong của nữ nằm trong ở bụng. Nó bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.

Cơ quan sinh dục bên ngoài bao gồm: Mu, môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tuyến tiền đình, cửa âm đạo, màng trinh v.v…

– Buồng trứng: Là tuyến sinh dục của phu nữ tương đương như tinh hoàn của nam giới. Có hai buồng trứng nằm ở phía dưới có hình ô van dẹt. Độ to nhỏ của chúng khác nhau tuỳ theo tuổi tác của người phụ nữ, nó lớn nhất khi giới tính đã chín muồi và sau khi hết hành kinh thì nó dần dần teo lại, buồng trứng của người trưởng thành thì to bằng đầu ngón tay cái.

Chức năng chủ yếu của buồng trứng là sản sinh ra trứng và kích dục tố nữ. Sự chín muồi của trứng không giống như việc tạo ra tinh trùng của nam giới liên tục không ngừng mà mang tính chu kỳ. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, trong buồng trứng thường có mấy trứng hoặc mười mấy trứng cùng đồng thời chín, nhưng chỉ có một trứng là già dặn nhất và chín nhất. Đồng thời với sự chín của trứng, vách của buồng trứng có một bộ phận trở nến mỏng và lồi ra, khi trứng rụng thì nó sẽ từ chỗ đó rơi ra và’ chui vào ông dẫn trứng. Trong trường hợp binh thường cứ 28 ngày có trứng rụng một lần, mỗi lần thông thường chỉ rụng một trứng, thòi kỳ rụng trứng thường là vào giữa hai kỳ hành kinh, tức là vào khoảng 14 ngày trước khi có kinh.

Trong suốt cả cuộc đời mình, người con gái có từ 400-500 tế bào trứng nỏ thành trứng. Tác dụng chủ yếu của kích dục tố nữ là thúc đẩy sự phát dục của cơ quan sinh dục nữ hình thành tính cách và thể chất của nữ giới. Đồng thời nó cũng có tác dụng duy trì những đặc trưng đó. Ví dụ: Làm cho nữ giới có làn da mềm mại, có lớp mỡ dày ở dưới da, bầu vú căng tròn, xương hông nở nang.

27 tháng 4 2018
Cơ quan sinh dục nam Chức năng
Túi tinh Chứa và nuôi dưỡng tinh trùng
Tuyến tiền liệt Chứa dịch để bảo vệ tinh trùng khỏi các tác nhân có hại
Ống dẫn tinh Dẫn tinh trùng về chứa ở túi tinh
Tinh hoàn Sản xuất tinh trùng
Bìu Bảo vệ ,bao bọc tinh hoàn
Dương vật Để xuất tinh,đi vệ sinh
Bao da Bảo vệ dương vật và quy đầu