Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!!!
- Sự phối hợp của cơ – xương – khớp khi cơ thể vận động: Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn tạo nên lực kéo phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp có vai trò như điểm tựa để làm xương chuyển động tạo sự vận động của cơ thể.
- Nguyên nhân của tật cong vẹo cột sống: Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống chủ yếu ở trẻ em là do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp,… Ngoài ra, còn có nguyên nhân di truyền hoặc do các yếu tố lúc mang thai như bào thai phát triển quá nhanh, người mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, ngôi thai không dịch chuyển,…
- Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống:
+ Sử dụng bàn ghế vững chắc, phù hợp với lứa tuổi.
+ Tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải, nên đeo cặp trên hai vai.
+ Lao động vừa sức, đúng lứa tuổi.
+ Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.
Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân.
Tham khảo!
Hành động | Điểm tựa | Lực | Trọng lực |
Khi ngửa đầu | Đốt sống trên cùng | Lực được sinh ra từ hệ thống cơ sau gáy bám vào sọ | Trọng lực của phần đầu |
Khi kiễng chân | Các khớp bàn – đốt ở bàn chân | Lực được cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân Achilles | Trọng lực của cả cơ thể |
Tham khảo!
So sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn:
- Khi cơ co: Cẳng tay cong lên sát cánh tay, làm cho bắp cơ ở cánh tay ngắn lại và phình ra.
- Khi cơ dãn: Cánh tay duỗi thẳng, làm cho bắp cơ ở cánh tay trở về trạng thái bình thường.
Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn vì khi tay ở tư thế co, khớp xương tạo nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo giúp nâng sức chịu tải của tay.Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
Tham khảo!
Hình | Loại đòn bẩy | Tác dụng |
19.6 a | Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực | Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (câu được cá nhanh hơn). |
19.6 b | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực (mở được nắp bia dễ dàng). |
19.6 c | Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực | Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (gắp thức ăn dễ dàng). |
19.6 d | Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực | Nâng được vật nặng (làm vỡ được vật cứng khi cần một lực tác dụng lớn). |
19. 6 e | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (làm thuyền di chuyển dễ dàng). |
19.6 g | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (cắt đồ vật dễ dàng). |
* Ống tiêu hóa bao gồm:
- Khoang miệng.
+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn
- Hầu( họng) và thực quản
+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày.
+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.
- Ruột non:
+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.
+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.
- Hậu môn:
+ Chức năng thải phân.
* Tuyến tiêu hóa bao gồm:
- Tuyến nước bọt
+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.
- Tuyến vị.
+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.
- Gan.
+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.
- Túi mật.
+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.
- Tuyến tụy
+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.
- Tuyến ruột
+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.
- Đòn bẩy: cán và lưỡi kéo.
- Điểm tựa: trục xoay giữa kéo.
- Sự thay đổi hướng: lực tác dụng vào cán kéo có phương thẳng đứng chiều hướng xuống dưới thay đổi thành lực có phương thẳng đứng chiều hướng lên trên ở phía lưỡi kéo.
- Bàn đạp:
Điểm tựa: trục giữa hai bàn đạp.
Cách đổi hướng lực: Tác dụng lực hướng xuống 1 bên bàn đạp thì bên còn lại sẽ được nâng lên.
- Tay lái:
Điểm tựa: điểm giữa tay lái gắn tay lái với đầu xe đạp.
Cách đổi hướng lực: Tác dụng lực vào 1 bên tay lái thì bên còn lại sẽ chuyển động theo chiều ngược lại.
1. Đòn bẩy AB có tác dụng làm lực tác dụng khi nâng quả nặng một lực hướng từ trên xuống.
2. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Khi ta nâng một quả tạ, nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của cơ, xương, khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong, khớp hình thành nên điểm tựa, tạo sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.