Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng) Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
TK:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng) Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
“Mùa xuân của tôi” trích từ đầu thiên tùy bút "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” – một bài tùy bút hay trong tập tùy bút – bút ký nổi tiếng "Thương nhớ mười hai" của Võ Bằng. Nó là niềm thương nỗi nhớ mà nhà văn gửi về Bắc Việt, gửi về quê hương, gia đình yêu dấu của mình.
Thiên tùy bút được viết trong hoàn cảnh đất nước bị cắt chia, tác giả lại đang sống xa quê hương Bắc Việt. Vì thế mà dường như tháng giêng, mùa xuân Hà Nội và mùa xuân Bắc Việt luôn cồn lên trong niềm thương nhớ của Vũ bằng.
“Mùa xuân của tôi" mở đầu bằng những dòng, văn so sánh đầy trìu mến. Ai cũng chuộng mùa xuân. Vũ Bằng cắt nghĩa đó là một tình cảm rất nhân tình "không có gì lạ hết" và không ai có thể ngăn cản được. Đoạn văn ngắn mà có tới bốn chữ thương gắn với chữ yêu và chữ nhớ đủ mới lên sự ngọt ngào và cuốn hút của mùa xuân.
Người ta yêu xuân theo nhiều cách, riêng Vũ Bằng yêu mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội theo những cảm nhận rất riêng. Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ, nơi ấy có vợ con, có gia đình ông, nơi ông có nhiều năm xa cách là mùa xuân có mưa rêu rêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.,.”. Tình thương và nỗi nhớ của Vũ Bằng quả là tinh tế nồng nàn và cháy bỏng. Nó trải ra khắp cảnh sắc, con người, từ thôn xóm đến bầu trời, từ tiếng trống trèo đến những câu hát mê đắm lòng người của những cô thôn nữ.
Mùa xuân không chỉ được nhìn, được nghe mà mùa xuân còn hiện vẻ rõ rệt trong tâm hồn của Vũ Bằng thông qua cảm nhận. Nó là nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai". Trong "cái rét ngọt ngào" của mùa xuân, "tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn. Và hình như nó khiến người ta "thèm khát yêu thương thực sự". Trong không khí ấy, người ta mơ về ngoài đoàn tụ êm đềm cùng gia đình giữa ngày xuân. Chỉ cần nghĩ đến như thế, nghĩ đến lúc đứng trước bàn thờ của ông bà thắp nén nhang trầm và cây đèn nến mà "lòng anh ấm lạ ấm lùng”. Nó mở ra bao nhiêu vui sướng, hạnh phúc và say mê. Ôi! Cái tình đối với mùa xuân, đối với gia đình sao mà da diết.
Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả yêu nhất mùa xuân "là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong…". Mùa xuân quả thực rất đê mê và đầy sức sống. Lúc ấy nếu ngồi giữa trời xuân mà thưởng một món ngon rẻ tiền mà dân dã thì tuyệt diệu biết nhường nào. Lúc ấy mùa xuân còn về với hồn ta trong hương, trong vị.
Mùa xuân của tôi là một áng văn rất tài hoa. Câu chữ văn phong rất mượt mà, uyển chuyển, ngọt ngào mơn man như chính cái đẹp mùa xuân. Bài tuỳ bút là tình yêu quê hương da diết, nồng hậu và đắm say. Nó là những kỷ niệm và cũng là ước mơ non sông được thống nhất, người người được sum họp êm ấm cùng với gia đình, làng xóm, quê hương.
Chúc học tốt Trần Nga
Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.
Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.
“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.
Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.
Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì Lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Đó là một tình yêu vô cùng tự nhiên, xuất phát từ mỗi người, hầu như ai cũng có.
Gợi ý:
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.”
Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.
- Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc… Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.
- Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
- Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:
+ Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước
+ Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
+ Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình
+ Hình ảnh con người:
+ Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên
+ Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường
+ Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội
→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội
b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”
+ Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”
c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.
Hay quá