K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHÒNG GD & ĐT Krông Năng ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT

TRƯỜNG THCS Nguyễn Du MÔN: LỊCH SỬ 6

HỌ TÊN HS: …………………………… THỜI GIAN: 45 PHÚT

LỚP 6A. NĂM HỌC: 2017 – 2018

Điểm

Lời phê của thầy cô giáo

ĐỀ SỐ 1

A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm)

Câu 1: Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành:

A/ Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân.

B/ Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

C/ Bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Lâm.

D/ Một quận là Châu Giao.

Câu 2: Nhà Hán cho người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm:

A/ Âm mưu đồng hóa dân tộc ta.

B/ Âm mưu bóc lột được nhiều của cải.

C/ Tìm ra người có tài giúp Trung Quốc.

D/ Âm mưu tìm ra các sản vật quý như ngà voi, sừng tê,…

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm:

A/ Mùa xuân năm 43. B/ Mùa xuân năm 42.

C/ Mùa xuân năm 41. D/ Mùa xuân năm 40.

Câu 4: Hai bà Trưng hi sinh tại:

A/ Cấm Khê. B/ Mê Linh.

C/ Cổ Loa. D/ Chu Diên.

II. Ghép thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng. (1 điểm)

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Năm 542

2. Mùa xuân 544

3. Tháng 5/545

4. Năm 550

a. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế.

b. Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

c. Triệu Quang Phục đánh tan quân Lương.

d. Nhà Lương lại đem quân xâm lược nước ta.

e. Lý Phật Tử bị bắt đưa về Trung Quốc.

1. ghép với …

2. ghép với …

3. ghép với …

4. ghép với …

III. Điền các cụm từ sau (quận Cửu Chân; đánh phá; Bà Triệu; Giao Châu) vào chỗ trống sao cho đúng. (1 điểm)

Năm 248, cuộc khởi nghĩa (1) ……………….bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà đã lãnh đạo nghĩa quân (2) …………các thành ấp của nhà Ngô ở (3) ……….………..., rồi từ đó đánh khắp (4) ……………….. Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Bà hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).

B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (4 điểm) Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí, kết quả, ý nghĩa?

Câu 2: (2 điểm) Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

Câu 3: (1 điểm) Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT

TRƯỜNG THCS NAM NINH MÔN: LỊCH SỬ 6

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ 1

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

3

I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm)

1. B; 2. A; 3. D; 4 A

1 đúng/0,25đ

II. Ghép thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng. (1 điểm)

1. b; 2a; 3 c; 4 d

1 đúng/0,25đ

III. Điền các cụm từ sau (Bà Triệu; đánh phá) vào chỗ trống sao cho đúng. (1 điểm)

(1) Bà Triệu; (2) đánh phá; (3) quận Cửu Chân; (4) Giao Châu

1 đúng/0,25đ

B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

7

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Kết quả, ý nghĩa?

- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng:

+ Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục; ở Thanh Trì có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều …). Chỉ chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. (1đ)

+ Tháng 4 – 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.) (1đ)

+ Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ. (1đ)

+ Kết quả, ý nghĩa: Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý chí độc lập. (1đ)

4

Câu 2: Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

- Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa được Lý Bí tin cậy. Sau thất bại ở Hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương. (1đ)

- Ông cho lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên), lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tình thế giằng co kéo dài. Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Quân ta phản công, đánh tan quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. (1đ)

2

Câu 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc. (1đ)

1

PHÒNG GD & ĐT Krông Năng ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT

TRƯỜNG THCS Nguyễn Du MÔN: LỊCH SỬ 6

HỌ TÊN HS: …………………………… THỜI GIAN: 45 PHÚT

LỚP 6A. NĂM HỌC: 2017 – 2018

Điểm

Lời phê của thầy cô giáo

ĐỀ SỐ 2

A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm)

Câu 1: Năm 679, nhà Đường đổi tên nước ta thành:

A/ An Nam đô hộ phủ.

B/ Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

C/ Bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Lâm.

D/ Châu Giao.

Câu 2: “Mai Hắc Đế” là một ông vua có tên:

A/ Phùng Hưng.

B/ Mai Thúc Loan.

C/ Lý Bí.

D/ Triệu Quang Phục.

Câu 3: Viên quan đô hộ bị quân khởi nghĩa Phùng Hưng vây trong thành sinh bệnh chết có tên là:

A/ Quang Sở Sách.

B/ Cao Chính Bình.

C/ Tiêu Tư.

D/ Mã Viện.

Câu 4: Phùng Hưng quê ở:

A/ Đường Lâm.

B/ Tượng Lâm.

C/ Lâm Ấp.

D/ Mai phụ.

II. Hãy khoanh chữ Đ (đúng), S (sai) vào câu em cho là đúng hoặc sai. (1 điểm)

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí do Lý Thánh Tông lãnh đạo. Đ ______ S

- Triệu Quang Phục còn gọi là Dạ Trạch Vương. Đ ______ S

- Lý Nam Đế lên ngôi vua đặt tên nước là Thiên Đức. Đ ______ S

- Lý Phật Tử cướp ngôi của Triệu Đà. Đ ______ S

III. Điền các cụm từ sau (căm ghét; Đức Châu; Lý Bôn; từ quan) vào chỗ trống cho đúng. (1điểm)

Lý Bí (1) (………………), quê vùng Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội), được cữ giữ chức chỉ huy quân đội ở (2) ……………..(nam Nghệ An – Hà Tĩnh). Do (3) ……………..bọn đô hộ ông (4) ……………….về quê, ngấm ngầm chuẩn bị khởi nghĩa.

B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (4 điểm) Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí, kết quả, ý nghĩa?

Câu 2: (2 điểm) Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

Câu 3: (1 điểm) Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT

TRƯỜNG THCS NAM NINH MÔN: LỊCH SỬ 6

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ 2

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

3

I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm)

1. A; 2. B; 3. B; 4 A

1 đúng/0,25đ

II. Hãy khoanh chữ Đ (đúng), S (sai) vào câu em cho là đúng hoặc sai. (1 điểm)

S; Đ; S ; S

1 đúng/0,25đ

III. Điền các cụm từ sau (Bà Triệu; đánh phá) vào chỗ trống cho đúng. (1 điểm)

(1) (Lý Bôn); (2) Đức Châu; (3) căm ghét; (4) từ quan

1 đúng/0,25đ

B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

7

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Kết quả, ý nghĩa?

- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng:

+ Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục; ở Thanh Trì có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều …). Chỉ chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. (1đ)

+ Tháng 4 – 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.) (1đ)

+ Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ. (1đ)

+ Kết quả, ý nghĩa: Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý chí độc lập. (1đ)

4

Câu 2: Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

- Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa được Lý Bí tin cậy. Sau thất bại ở Hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương. (1đ)

- Ông cho lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên), lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tình thế giằng co kéo dài. Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Quân ta phản công, đánh tan quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. (1đ)

2

Câu 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc. (1đ)

1

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

2
25 tháng 3 2018

Bạn tự hỏi tự trả lời luôn àleuleu

1 tháng 4 2018

Dài quá bạn ê

TL
29 tháng 2 2020

Câu 13: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)

Cột A ( Thời gian)

Cột B ( Tên nước)

Đáp án

1. 179 TCN

A. Tô Định được cử làm Thái Thú quận Giao Chỉ.

1-D

2. 111TCN

B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.

2-C

3. Năm 34

C. Nhà Hán chia nước ta làm ba quận và gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

3-A

4. Mùa xuân năm 40

D. Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

4-B

2 tháng 2 2020

1 - D

2 - C

3 - A

4 - B

TL
9 tháng 4 2020

hôm trc bn này hỏi câu đó hơn 10 lần rồi đó,và mình tl cx gần 10 lần rồi :v

9 tháng 4 2020

chắc câu 12 bạn ấy bt làm

. Phần Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào trước chữ cái có câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu trả lời đúng 0,5điểm) Câu 1: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? A. Mùa xuân năm 40 TCN B. Mùa xuân năm 40 C. 981 D. 938 Câu 2: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích: A. Trả thù cho Thi Sách. B. Trả thù riêng. C. Rửa hận. ...
Đọc tiếp

. Phần Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào trước chữ cái có câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu trả lời đúng 0,5điểm)

Câu 1: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào?

A. Mùa xuân năm 40 TCN B. Mùa xuân năm 40

C. 981 D. 938

Câu 2: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích:

A. Trả thù cho Thi Sách. B. Trả thù riêng.

C. Rửa hận. D. Trả thù nhà, đền nợ nước.

Câu 3: Nghĩa quân Hai Bà Trưng toàn thắng sau khi:

A. Làm chủ tình hình. B. Làm chủ Mê Linh, đánh chiếm Cổ Loa, Luy Lâu.

C. Tô Định bỏ trốn . D. Giết Tô Định.

Câu 4: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra nhận xét:

A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.

B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.

C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt.

D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.

Câu 5: Nhà Hán chiếm Âu Lạc vào thời gian nào sau đây?

A. 179 TCN B.111 TCN C.207 TCN D.40

Câu 6: Những vùng nào của nước ta hiện nay là vùng đất của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước đây:

A. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình.

B. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Trị

C. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.

D. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Ngãi.

Câu 7: Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để:

A. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở.

B. Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.

C. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.

D. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.

Câu 8: Thủ phủ của châu Giao được đặt ở:

A. Thăng Long. B. Cổ Loa. C. Luy Lâu. D. Hoa Lư.

Câu 9:Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

4 câu thơ trên được trích từ:

A. Đại Việt sử kí toàn thư. B. Đại Nam thực lục.

C. Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII.

D. Đại Việt sử kí tiền biên.

Câu 10: Dưới sự cai trị của chính quyền nhà Hán, chúng đã đưa các tầng lớp nào vào Âu Lạc cũ, cho ở lẫn với người Việt?

A. Quý tộc. B. Nông dân. C. Dân nghèo, tội nhân. D. Địa chủ, quan lại.

Câu 13: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)

Cột A ( Thời gian)

Cột B ( Tên nước)

Đáp án

1. 179 TCN

A. Tô Định được cử làm Thái Thú quận Giao Chỉ.

2. 111TCN

B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.

3. Năm 34

C. Nhà Hán chia nước ta làm ba quận và gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

4. Mùa xuân năm 40

D. Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ? ( 3 điểm)

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào? (3 điểm)

2
28 tháng 2 2020

I:TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào?

B. Mùa xuân năm 40

Câu 2: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích:

D. Trả thù nhà, đền nợ nước.

Câu 3: Nghĩa quân Hai Bà Trưng toàn thắng sau khi:

C. Tô Định bỏ trốn .

Câu 4: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra nhận xét:

C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt

Câu 5: Nhà Hán chiếm Âu Lạc vào thời gian nào sau đây?

A. 179 TCN

Câu 6: Những vùng nào của nước ta hiện nay là vùng đất của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước đây:

C. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.

Câu 7: Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để:

C. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán

Câu 8: Thủ phủ của châu Giao được đặt ở:

C. Luy Lâu.

Câu 9:Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

4 câu thơ trên được trích từ:

C. Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII.

II:TỰ LUẬN:

Câu 1: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ?

Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:

- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

- Đứng đầu châu và quận là quan lại người Hán. Đứng đầu huyện vẫn là Lạc Tướng người Việt.

- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo: bị bắt phải theo phong tục Hán, phải nộp nhiều loại thế và hàng năm phải tìm sản vật để cống nạp.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

29 tháng 2 2020

ủa bn!! câu 10 và 13 âu

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Câu 1: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : (2đ) 1. Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là: A. Bóc lột tô thuế B. Cống nạp nặng nề C. Đồng hoá nhân dân ta D. Chia ra để trị 2. Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào năm: A. 248 B. 542 C. 722 ...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : (2đ)

1. Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là:

A. Bóc lột tô thuế B. Cống nạp nặng nề

C. Đồng hoá nhân dân ta D. Chia ra để trị

2. Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào năm:

A. 248 B. 542 C. 722 D. 776

3. Nét độc đáo của văn hoá Chămpa là:

A. Tháp Chăm B. Chữ viết C. Tôn giáo D. Không có

4. Người lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm đấu tranh giành độc lâp là:

A. Mai Thúc Loan B. Khu Liên

C. Lý Bí D. Phùng Hưng

Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng (2đ)

A (Thời gian)

B (Sự kiện lịch sử)

1. Năm 544

a) Hai Bà Trưng hy sinh

2. Năm 722

b) Cuộc kháng chiến chống quân Lương thắng lợi

3. Tháng 3/43

c) Lý Bí lên ngôi hoàng đế

4. Năm 550

d) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ

II. Tự luận: (6đ)

Câu 3: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I - thế kỉ VI có gì thay đổi? (2đ)

Câu 4: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí. Vì sao các hào kiệt hưởng ứng sôi nổi cuộc khởi nghĩa? Em có suy nghĩ gì về việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân? (4đ)

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN SỬ LỚP 6 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1: Nối thời gian ở cột A với sự kiện tương ứng ở cột B cho đúng (2đ)

A (Thời gian)

B (Sự kiện lịch sử)

a) Năm 542

1. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

b) Năm 544

2. Nước Vạn Xuân thành lập

c) Năm 679

3. Khởi nghĩa Phùng Hưng

d) Năm 722

4. Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ

5. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ

Câu 2: Hãy chọn và điền những cụm từ cho sẵn dưới đây vào chỗ (…) cho đúng (2đ):

Đồng lầy lội. Cao khô ráo. Dùng thuyền nhỏ.

Lau sậy um tùm. Thuyền độc mộc.

Dạ trạch là một vùng …......……….......…mênh mông ........................................

………. Ở giữa có một bãi đất .........….................… , có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn , chỉ có thể….................................., chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.

II. Tự luận (6đ)

Câu 3: Trình bày nguyên nhân , diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542. (4đ)

Câu 4: Hãy nêu tình hình kinh tế nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Người Chămpa và người Việt có mối quan hệ như thế nào trong cuộc sống. (2đ)

1

ai sắp thi sử vào luyện trước rồi thi

chúc các bạn thi tốthahahahahaha

5 tháng 5 2020

Câu 1:

Thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (gồm các quận thuộc Âu Lạc Cũ).

Thế kỉ VI, nhà Lương chia 6 châu thành nhiều châu và cai trị chặt chẽ hơn.

Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ và chia thành nhiều châu.

Câu 2:

Đứng đầu châu là → Thứ sử

Đứng đầu Quận là → Thái thú và Đô úy

Đứng đầu huyện là → Huyện lệnh

Bộ máy cai trị đều do → Người Hán nắm quyền

CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI Ạ! -Thời nhà Hán, nước Âu Lạc bị chia thành mấy quận? -Nguy cơ lớn nhất của đất nước Âu Lạc dưới thời Hán là gì? - Mùa xuân năm 40,Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? ,Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? - Những nơi nào diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(xếp theo thứ tự)? - Sau khi lên làm vua, Trưng Vương đóng đô ở đâu? -Chỉ...
Đọc tiếp

CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI Ạ!

-Thời nhà Hán, nước Âu Lạc bị chia thành mấy quận?

-Nguy cơ lớn nhất của đất nước Âu Lạc dưới thời Hán là gì?

- Mùa xuân năm 40,Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? ,Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

- Những nơi nào diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(xếp theo thứ tự)?

- Sau khi lên làm vua, Trưng Vương đóng đô ở đâu?

-Chỉ huy đạo quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là ai?Mã Viện thu quân về Trung Quốc vào năm nào?

-Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân Lương do Lý Bí và Triệu Quang Phục lãnh đạo.

- Điền các sự kiện vào bảng sau:

A

Thời gian

B

Sự kiện

1

Tháng 5 năm 545

2

Năm 548

3

Năm 550

4

Năm 603

5

Mùa xuân năm 542

6

Tháng 4 năm 542

7

Đầu năm 543

8

Mùa xuân năm 544

1
7 tháng 6 2020

-Thời nhà Hán, nước Âu Lạc bị chia thành mấy quận?

=> Thời nhà Hán, nước Âu Lạc bị chia thành 2 quận

- Mùa xuân năm 40,Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? ,Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

=> Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)

- Những nơi nào diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(xếp theo thứ tự)?

=> Hát Môn – Mê Linh – Cổ Loa – Luy Lâu.

- Sau khi lên làm vua, Trưng Vương đóng đô ở đâu?

=> - Sau khi đánh tan quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương),đóng đô ở Mê Linh.

27 tháng 6 2020

Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng:

Cột A (Thời gian) Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương) Trả lời
1. Năm 905 a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ 1-A
2. Năm 906 b. Quân Hán sang xâm lược nước ta 2-C
3. Năm 930 c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ 3-B
4. Năm 931 d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình 4-D
e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ
27 tháng 6 2020

Than kiu ve ry mết bạn nòayeu

12 tháng 12 2017

Lạng Sơn: răng của người tối cổ

Thanh Hóa, Đồng Nai: công cụ đá ghè đẽo thô sơ

Thời gian: cách ngày nay khoảng 40-30 vạn năm

22 tháng 12 2016

1.B

2.A

3.D

4.C

25 tháng 12 2017

1B

2A

3D

4C