K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

mk vừa làm xong

23 tháng 2 2016

    “Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

 Quê hương là đường đi học

   Con về rợp bướm vàng bay."

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

17 tháng 1 2019

13 tháng 8 2017 lúc 15:16

a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ 
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ : 
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

2 tháng 4 2017

_ Vs những bài đ.t như thek này mk nghĩ pn nên tự lm nhs , nếu đi thi thỳ k có ai giúp pn đâu _ Mk chỉ lm phần cảm nhận thoy nhs _

Gợi ý :

- Quê hương ( qh ) là những j thân thuộc nhất , gần gũi nhất !

- Qh troq mỗi chúng ta , troq lời hát ru của mẹ , troq câu chuyện cổ tích của bà.Còn j gần gũi vs ng` dân đất Việt hơn qh.

- Troq đoạn thơ trên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Nhà thơ SS qh vs con diều biếc của tuổi thơ, con đò nhỏ đưa đón dân làng. Chắc hẳn nhà thơ y qh mk lắm ms có đc những phép ss độc đáo tới như vậy.

- Qh là khái niệm trìu tượng nhưng dưới trí tưởng tượng phong phú của tác giả , ta đã hình dung đc h/ả của qh

- Bằng năng lực liên tưởng nhạy cảm , tác giả đã biển vẻ đẹp vô hình thành vẻ đẹp hữu hình. Vs cách ss này ta có thể thưởng thức đc hương vị của qh.

- Con diều , bến đò chính là vẻ đẹp của qh ! Nó gợi cho ta những j thân thuộc nhất , troq sáng nhất của tuổi hok trò.

2 tháng 4 2017

Quê hương-2 tiếng tuy giản dị,nghe đã quá đỗi thân thuộc mà lại gần gũi biết bao.Quê hương chúng ta là nơi chôn rau cắt rốn,lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui.Quê hương mát dịu như tình mẹ yêu con ,lại như làn gió mát che chở ta suốt cả cuộc đời

Quê hương luôn là nơi chắp cánh ước mơ cho tuổi thơ của mỗi người . Nhớ chiều nào nồm nam gió thổi,lũ trẻ con chúng tôi lại rủ nhau ra đồng lúa thả diều.Cánh đồng mát dịu,những cơn gió mát lành đem niềm hạnh phúc,tiếng sáo diều vi vu trên nền trời cao rộng,nghe như 1 bản hòa ca mùa hè.Gió đưa cánh diều chúng tôi đi,cao mãi ,cao mãi,đem theo bao ước vọng tuổi thơ của chúng tôi.Đã có lần,chúng tôi mơ ước sẽ có 1 cô tiên từ trời xuống,đem cánh diều của chúng tôi đi,dây phút ấy đẹp như truyện cổ tích.Giờ đã lớn lên,nhớ về 1 thời kỉ niệm ,mà lòng tôi lại xao xuyến lạ lùng.Nhớ biết bao nhiêu những tháng ngày được thả diều trên cánh đồng nội,và được ngắm cảnh nhảy múa của những làng lúa xinh đẹp,khoác trên mình tấm áo vàng rực rỡ. lúa như hát cho chúng tôi nghe,1 bản hòa ca bất tận.Đến bây giờ mới thấu hiểu thật sự, quê hương là nơi chắp cánh ước mơ ,thả ước mơ vào 1 phương trời bất tận

"Quê hương là con diều biếc

"Tuổi thơ con thả trên đồng "

Quê hương luôn cho ta cảm thấy được yên bình,cảm giác như có 1 tình yêu mãnh liệt chở che.Nhớ 1 đêm nào trăng sáng,tôi cùng anh trai ra bến đò quê hương .ánh trăng như tắm mát cho mọi vật.Giữa giây phút thiêng liêng đó,con người và thiên nhiên như hòa quyện vào nhau.chúng tôi ngồi trên thuyền , dạo dữa dòng sông quê hương, mà cảm nhận sự yên tĩnh,mà cảm nhận được cái đẹp của quê hương.quê hương tôi thật đẹp-1 vẻ đẹp rất đỗi bình dị.dòng nước lăn tăn gợn sóng, dưới ánh trăng "rơi" bên sông , như những con rồng lấp lánh ánh bạc.bầu trời đêm như 1 tấm áo khổng lồ ,được điểm tô bằng muôn ngàn những hạt kim tuyến lấp lánh như sao pha lê.quê hương giờ đây như con đò nhỏ, đưa chúng tôi về 1 chân trời hạnh phúc.quê hương mang đậm đức tính của người mẹ:tiễn những người con xa quê và chờ mong họ trở về.

"Quê hương là con đò nhỏ

"Êm đềm khua nước ven sông"

Những hình ảnh so sánh trong bài đã gợi lên nét đẹp giản dị về quê hương.mong sao mỗi người con xa quê,đều nhớ được đâu là nơi mình đã trưởng thành,mà chẳng quên cái gốc gác của mình.Mong sao họ luôn nhớ nơi quê nhà luôn có người mẹ quê hương hằng chờ mong họ

Cảm nghĩ : quê hương là nơi mà mỗi người đều phải nhớ.4 câu thơ trên gợi cho người đọc 1 cảm nghĩ nhớ quê hương bất tận,quê hương là nơi luôn phải khắc nhớ trong tim .các hình ảnh so sánh đã gợi lên ảnh1 vẻ rất đỗi quen thuộc,về quê hương yêu quý của mỗi người.các hình ảnh so sánh đó còn như làm ta trở về tuổi thơ yêu thương,về những lúc hồn nhiên trong sáng đáng yêu.thật là 1 đ thơ hay và đầy ý nghĩa

:)mình cũng ở trong đội tuyển văn,cùng cảnh ngộ lên giúp bạn là chuyện đương nhiên thôi.kết bạn nhé

15 tháng 12 2021

giúp mình với

 

15 tháng 12 2021

tìm là ra

16 tháng 5 2016

Bài ôn tập ề dấu câu (dấu phẩy) hả?

 

27 tháng 5 2016
* Ý nghĩa
      Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:
- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:

  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
  • Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên.
  • Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v...
  • Tác động vào cân bằng sinh thái.
  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái

Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/Rằ 1; P/Bằ 0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên

Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...

Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:

  • Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
  • Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
  • Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
  • Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

Tác động vào cân bằng sinh thái

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

  • Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
  • Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
  • Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
  • Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
  • Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...
 
28 tháng 5 2016

Ý nghia mik có bt đôi chút rồi nhưng cái phần "Emhãy đóng vai 1 tác giả viết 1 bức thư kêu gọi con người trước thảm họa ngày hôm nay" Mik ko lm đc

28 tháng 11 2016

Tham khảo

Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.

Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội… Thế là từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi nguời trong làng đều biết ơn em.

Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước cải xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thân Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.

28 tháng 11 2016

Lưu ý: KHÔNG CHÉP MẠNG!!!

1 tháng 8 2017

K cs ai tên như z hết! Tìm ồi!

1 tháng 8 2017

Ko có tên như thế đâu . Mk tìm rồi