K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

3. Phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. Cách lập luận giải thích chứng minh.

4.Từ ngày xưa cho đến tận bây giờ

10 tháng 3 2017

1/ Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt và được vận dụng trong đời sống, suy nhĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

2/ Một mặt người bằng người mặt của.

Cái răng, cái tóc là góc con người.

Học thầy không tày học bạn.

Thương người như thể thương thân.

Không thầy đố mày làm nên.

3/ Phương thức biểu đạt là nghị luận

4/ Qua các thời điểm là từ lịch sử quá khứ đến hiện tại.

Chúc bn kiểm tra được điểm cao nhahihi

10 tháng 10 2017

Ở những làng quê miền Bắc, đâu đâu cũng có cây xoan, một thứ cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của người nông dân tự bao đời. Từ vùng trung du đất cằn sỏi đá đến vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, xoan được trồng trên đồi hay ven con đường làng uốn lượn quanh co, quanh nhà. Xoan rất dễ sống. Người ta chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ, ươm cây xoan con con và đặt vào đó một niềm hi vọng.

Thời gian trôi qua rất nhanh. Khoảng năm đến sáu năm sau, cây xoan đã trưởng thành. Thân cây cao và thẳng tắp, màu nâu sẫm. Cành xoan khẳng khiu, đầu cành lưa thưa một vài túm lá. Lá xoan mỏng và nhỏ, màu xanh đậm, phất phơ trước gió.

Cây xoan đẹp nhất là vào cuối tháng ba, mùa hoa xoan nở. Những bông hoa nhỏ bé, cánh tím phớt, điểm mấy chấm đen li ti nở thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những chùm hoa lại đong đưa, đong đưa khe khẽ. Không khí trong làng thơm ngát hương hoa xoan, một mùi thơm mộc mạc, dịu dàng hơn cả hoa cau, hoa bưởi.

Ở làng em, nhà nào cũng trồng xoan. Ngọn xoan cao vượt lên khỏi những khu vườn cây cối xanh um. Sau trận mưa, hoa xoan rơi đầy lối ngõ, rắc trên những luống rau cải xanh mướt và lấm tấm cả trong vại nước trước sân nhà.

Ngắm hàng xoan trồng trước ngõ, ông em tấm tắc khen cây nào cũng to, cũng đẹp. sang năm là có thể đốn xoan làm cột, dựng thêm chiếc nhà ngang. Gỗ xoan dẻo dai, bền chắc và đặc biệt là không mối mọt nào đục được. Ông bảo em nhớ nhắc ông bữa nào tỉa bớt lá xoan già để ủ làm phân xanh bón lúa.

Giống như tre, trúc, cây xoan là bạn thân của người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa. Xoan mọc ở khắp nơi, không chê đất xấu đất cằn. Nét đẹp giản dị của cây xoan góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thanh bình chốn làng quê Bắc bộ.

10 tháng 10 2017

Có một loài cây chẳng được ngợi ca trong văn, thơ cũng chẳng mấy ai nhớ đến trong sự quý trọng. Có lẻ bắt đầu từ cái tên quê mùa, khắc khổ của nó mà người ta không muốn nhắc đến hay bởi sự chua chát từng có trong đời nó giành hết phần mình? Ấy vậy mà nó lại là loài cây gắn bó cả tuổi thơ tôi, dắt tôi qua hết năm dài tháng rộng của những kỉ niệm ngọt, bùi, cay, đắng. Cây bần ổi của quê nội thân yêu!

Ai cũng có quyền yêu quý một điều gì đó của riêng mình mà không rõ lí do. Tôi yêu cây bần từ cái tên dân gian của nó. Nội tôi bảo bần là nghèo khổ là bần cùng, chắc vậy mà người dân quê tôi ai cũng ngại khi có cây bần mọc phía trước nhà. Chúng chỉ dám âm thầm lớn lên ở sau hè, sau vườn hoặc ven bờ đất lở. Cây bần của bà tôi nằm cạnh hông nhà vươn vai to lớn không thua gì cây xoài, cây ổi. Cây không cao nhưng tán rộng đủ để chị em tôi riu rít trèo hái trái mỗi ngày. Tôi nhớ từng hình dáng của cành, từng vết sẹo trên thân cây như nhớ những nếp nhăn in hằng trên trán nội. Tôi thương thân cây côi cút như chú chim sâu mất mẹ, thương những chiếc lá vàng lìa cành khi đông đến. Lá bần tròn trĩnh cứng cáp như chiếc bánh tráng lũ trẻ thường ăn. Trái bần chỉ có hai vị chát khi bần còn non và chua khi bần đã già, chín. Không giống với vị chua của bất cứ trái chua nào, bần chua rất thanh khiến những người kén chua không thể ăn nổi nhưng lại là món ngon của những đứa trẻ nghèo chúng tôi. Có ai yêu và đồng cảm với loài cây này mới cảm nhận được vị ngọt ẩn sâu bên trong cái chua của nó như người ta tìm được sự ngọt bùi của nghĩa tình trong cái nghèo khó, khô cằn của đất. Để có được hàng trăm, hàng nghìn trái, cây đã ra bằng ngần số hoa ấy. Hoa bần đẹp không vì màu sắc rực rỡ cũng không phải cánh hoa xinh tươi. Cả hai thứ ấy hoa bần đều không có, bởi hoa chỉ là những sợi tơ trắng mềm như sợi bún gắn vào đài hoa. Hoa kết trái, sợi hoa rụng trắng gốc bần như mái tóc trắng của bà, cây buồn bã thở than giã từ hoa, cơn gió lạ cuốn theo hoa bay mất.

Trái bần không chỉ là món ăn vặt của lũ trẻ mà còn là món ăn của các chị, các mẹ. Không có món nào khiến một bầu thỏa mãn vị giác bằng trái bần chua. Mẹ tôi vẫn thường hái những trái bần chín để nấu canh chua cá chốt, cá rô. Cha tôi thì thích món cá sặc kho lạt bỏ vào ít lát bần chua, dầm với ớt.

Cây bần già nhà tôi đã bao mùa thay lá, bao mùa ra hoa, kết quả, bao mùa hứng chịu những thay đổi bất thường của thời tiết và cũng bao lần chứng kiến những thay đổi của cuộc đời. Đó cũng là ngần ấy thời gian chúng tôi gắn bó bên nhau như một bà lão hàng xóm tốt bụng với lũ trẻ nhà bên. Chẳng có đứa trẻ nào khi chúng có thức ăn ngon, bánh kẹo nhiều lại nhớ đến những trái bần chua. Ngày ấy, xóm chúng tôi chỉ có vài nóc nhà ngói nhưng hầu hết trẻ em đều thiếu thốn như nhau. Chúng tôi bày nhà chòi dưới gốc bần mát, nhặt lá bần làm bánh tráng, hoa bần làm bún. Buổi trưa không ngủ, chúng tôi đã có trái bần chấm muối ớt, vừa ăn vừa hít hà vì cay. Vậy mà vài ba đứa ăn hết cả rổ bần, chúng tôi ăn rất ngon như cách những đứa trẻ thành thì ăn gà rán hay bánh cuốn. Tôi là một cô bé hay tủi thân và nhạy cảm, có lúc nghĩ đời mình như cây bần lẻ loi ngoài hè nên có chuyện gì buồn tôi lại ra góc hè ngồi khóc với cây. Cây ơi! Cây có hiểu điều gì không mà cành rung nhè nhẹ. Có lần nghe bác tôi bảo bà chặt cây bần đi, ai lại trồng cây nghèo khổ cạnh nhà. Tối đó ba chị em tôi ngồi mãi dưới gốc cây không đứa nào chịu vào nhà ngủ, đến khi cha tôi hứa sẽ không chặt cây nữa. Chị em tôi không có đồ chơi, chiếc thuyền em tôi làm bằng bẹ dừa nước, đồ chơi nhà chòi là ráo dừa, vỏ sò vỏ ốc. Cây bần là công viên của riêng chúng tôi, ở đấy chúng tôi thỏa thích leo trèo. Trên cành cây cao nhất, có cô bé hay nhắm mắt mơ về một ngày mai trở thành cô giáo giúp cha mẹ thoát nghèo để cây bần không còn tủi thân khóc cho những mùa lá rụng.

Nay cô bé ngày xưa đã trở thành cô giáo, mái tóc trắng của bà đã ngủ yên. Cây bần già vẫn giữ lời hứa hẹn đứng đó chờ đợi người đi trở về. Cạnh cây bần ngôi nhà lá đơn sơ đã thay bằng tường trắng vôi xanh. Chắc lũ trẻ quê giờ chẳng ai thích thú với món ăn vặt ấy nữa nhưng cây vẫn lặng lẽ ra hoa, âm thầm kết trái.

Cây ơi! Cây nhớ gì không bao tháng ngày đã mất? Cây thương gì không mà im lìm trông ngóng? Cây nghĩ gì không mà lặng lẽ thở dài? Cây có biết dù ở nơi xa nhưng cô bé ngày xưa vẫn mong ngóng ngày về, vẫn nhớ lời hẹn ước. Cây ơi! Chờ tôi nhé!

8 tháng 3 2017

Dễ ẹt!Trong hoàn cảnh khốn khó,nghèo đói,quần áo mặc phải vá chằng vá đụp.Tóm lại là trong hoàn cảnh khốn khổ,nghèo hổ.

8 tháng 3 2017

Bài này dễ mà!!!Hiểu nghĩa của câu này là viết ra đc ý!!humhum

23 tháng 2 2017

Bạn tham khảo bài này nhé!

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



24 tháng 2 2017

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

7 tháng 11 2021

em lớp4

13 tháng 3 2017

Phần nào bạn chưa hiểu thì bạn hãy đăng lên diễn đàn nhé! Còn làm cả bài 24 thì nhiều lắm, bạn à!

16 tháng 3 2017

ban hoi phan nao

19 tháng 4 2016

sống chết mặc bayhiuhiu

19 tháng 4 2016

Sống chết mặc bay

15 tháng 7 2017

Bài làm 1 :

Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của phòng học những buổi đến trường.

"Có mùa phượng vĩ không tên thành hò hẹn
Đỏ cái nhìn vương vấn lúc chia tay
Cô bạn gái ngại ngùng không dám khóc
Nghèn nghẹn lời trong đôi mắt cay cay."

Có một ngày, nhìn những hàng cây xanh ngát, những chiếc ghế đá nhạt dần màu thời gian, những bông phượng đỏ rực trong cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, ta bất chợt nhận ra đan xen với nỗi buồn man mát và sự ngậm ngùi nuối tiếc: Mùa hè đến rồi! Mùa chia tay đã đến!

Ta sẽ không quên những buổi sáng mùa đông, ta vùng dậy khỏi chiếc chăn ấm áp, tự dằn lòng mình với giấc ngủ còn mời gọi để lóc cóc đạp xe đến trường. Yêu sao khi nhỏ bạn giúi vào tay ta bắp ngô nướng còn ấm rồi chạy nhanh vào lớp...Tình bạn của một thời học sinh...

Ta bỗng thấy xao xuyến khi nhìn sân trường vắng tanh sau giờ tan học. Rồi mai đây, những hình ảnh đứa bạn thân chạy lung tung cùng ta mỗi góc lớp, thằng bạn suốt ngày hát nghêu ngao kia sẽ trôi vào dĩ vãng. Xa cách phương trời, liệu sau này có còn gặp lại?

"Có tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ lúc cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành mà ngoảnh lại buồn hơn."

Kết thúc 12 năm học, ta bỗng thấy nhớ thầy chủ nhiệm. Thầy hiền từ nhưng cũng rất nghiêm khắc mỗi lần ta vi phạm. Lúc ấy nghe thầy mắng, ta thấy tự ái, thấy sao mà giận thầy ghê gớm, thầy chẳng hiểu tâm lí chúng mình. Giờ đây, nghĩ lại ta bỗng dưng ứa chào nước mắt. Thầy mắng để rồi chúng ta thành người. Sắp tới, con xa trường, xa thầy rồi, bỗng thèm một lần lại được thầy mắng để biết thêm về những bài học làm người...

Để rồi tất cả những điều ấy: Sân trường, lớp học, thầy cô và bạn bè sắp thành những kỉ niệm khó phai trong ta. Ôi, nhớ!...

"Xưa cứ trách bằng lăng tím đâu đâu
Giờ mới thấy hoa có mầu nỗi nhớ
Tím miên man, tím cùng thời gian đang căng nghẹn thở
Của mùa thi mỗi lúc mỗi gần."

Sắp chia tay rồi, nhận ra ta còn nợ một ánh mắt, một nụ cười, một lời cảm ơn, cả một chút quan tâm dành cho ai đó nữa, để đến hôm nay triệu lời xin lỗi bỗng ùa về:

"Có người bạn đến phút cuối mới thành thân
Có mái tóc giờ chia tay mới biết mình rất nhớ
Trong lưu bút có bài thơ chép rồi mà vẫn sợ
Hồi hộp đưa - hồi hộp đợi… chợt thở phào."

Yêu biết mấy những tháng năm học trò! Thời học sinh đẹp như vậy đấy! Phải chi thời gian có thể dừng lại một phút để ta có thể sống lại từng giây phút học trò, cho ta sống thêm 1 lần thôi để ta biết trân trọng khoảng khắc này. Và phải chi, thời gian có thể quay ngược lại để ta có thể hết hình với bạn bè. Thời gian ơi, làm ơn đừng hối hả trôi gấp gáp như vậy chứ?

Ngày mai, mỗi đứa một nơi, hòa mình vào sự tấp nập của dòng đời. Ai còn nhớ đến ai? Ai còn nhớ góc sân trường, hàng ghế đá này? Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của phòng học những buổi đến trường, của những buổi đi chơi dã ngoại ngày xưa. Tất cả sẽ đi sâu vào dĩ vãng.

Mái trường xưa vẫn thế, hàng phượng vĩ vẫn sẽ làm nghĩa vụ cho những mùa hè sau, tiếng gọi "Thầy ơi, cô ơi"vẫn sẽ bật ra từ của miệng của những đứa trẻ, tiếng cười đùa vui vẻ vẫn làm náo loạn cả một góc sân trường......Tất cả, chúng ta đều có thể hồi ức còn lại:

"12 năm, niềm vui nỗi buồn
Đọng lại, trên khóe mắt...cay cay...!"

Nhưng tôi tin rằng trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng như mình luôn thầm gọi:

"Mái trường ơi, thầy cô ơi!

Sẽ có ngày em quay trở lại.

Vì với em kỉ niệm là mãi mãi

Tiếng trống trường như nhịp đập trái tim..."

Yêu biết mấy mái trường thân yêu! Yêu biết mấy những tháng năm học trò...

Bài làm 2 :

Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải sắp xa ngôi trường Trần Cao Vân thân yêu, nơi đầy ắp những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và trường lớp.

Nhớ lắm cái ngày hôm ấy, đó là một buổi sáng mùa thu không khí mát mẻ, trong lành. Ngồi sau lưng mẹ, lòng tôi dậy lên một niềm vui khó tả xen lẫn cảm giác bồi hồi, lo sợ khi lần đầu tiên bước chân vào cổng Trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sân trường rộng rãi với cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát rượi rợp bóng cờ hoa. Mẹ dắt tay tôi vào lớp 1/3. Nụ cười hiền từ, ánh mắt ấm áp cùng với đôi tay mềm mại xoa nhẹ vào đầu tôi của cô Chu Thị Thanh Loan đã xóa tan đi mọi lo lắng, giúp tôi tự tin hơn trong những ngày đầu đến trường. Ấn tượng đầu tiên ấy đã theo tôi suốt các năm học.

Rồi ngày tháng trôi đi, tôi đã học được biết bao điều. Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui bởi tôi được cùng học, cùng chơi với bạn bè, được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường.

Càng ngày, tôi càng khôn lớn, trưởng thành hơn chính là nhờ sự dìu dắt của thầy cô. Cảm ơn cô Loan đã dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Cảm ơn cô Uyên- giáo viên chủ nhiệm lớp 2- đã luôn lắng nghe và thấu hiểu tôi, cảm ơn cô Linh, cô Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp 3 và 4- đã luôn khích lệ để tôi tự tin hơn. Và với năm cuối cấp này, không chỉ là giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, cô Lành còn giống như người bạn của chúng tôi. Cô rất hiểu tính cách của từng bạn trong lớp, hiểu tuổi mới lớn của chúng tôi với nhiều trò nghịch phá và rắc rối. Và còn nhiều thầy cô giáo khác mà tôi không bao giờ quên như cô Vân, cô Tiên đã dạy tôi cách học, cách tiếp cận với những bài toán, bài văn khó ở câu lạc bộ năng khiếu. Cảm ơn những thầy cô giáo bộ môn thầm lặng đã dạy tôi biết ước mơ, biết cái hay, cái đẹp…

Bụi phấn cứ rơi rơi

Cho em thêm kiến thức

Giúp em dần lớn khôn

Bụi phấn kia không mệt.

Không quản ngày quản đêm

Cô chăm lo, dìu dắt

Thương trò như thương con

Không quản cả đêm ngày.

Yêu cô em gắng học

Bởi sợ cô em buồn

Bởi sợ sầu trên mắt

Yêu cô lắm cô ơi!

Mái trường Trần Cao Vân thân yêu ,với hàng phượng vĩ rực màu đỏ thắm, lớp học, chỗ ngồi thân quen,……….tất cả đều là kỷ niệm, sẽ mãi mãi tươi đẹp tỏa sáng , hệt như một vì sao tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng mà tôi dành cho thầy cô vậy. Rồi mai đây tôi phải xa mái trường thân yêu này, tôi hứa sẽ học hành thật tốt, trở thành một con ngoan trò giỏi , mãi luôn tự hào là học sinh của trường Tiểu học Trần Cao Vân- một ngôi trường luôn vì các học sinh thân yêu.

(Mình lấy trên mạng nhưng bạn hãy tổng hợp lấy mỗi bài một đoạn ghép vô bài làm của mình nha!)

15 tháng 7 2017

Mở bài:
-Giới thiệu trường đang học và tình cảm chung với ngôi trường đó
Thân bài:

*Cảm nghĩ về trường :
- kỉ niệm, thày cô
- cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thày trò, tình yêu thg
+ kiến thức ms lạ
+ nhữg bài học làm ng
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong t/lai
Kết bài:
-Khẳng định lại t/cảm mình dành cho ngôi trường này.

Bài làm:

Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường trung học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học Hùng Vương– nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm rân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp năm….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh Tiểu học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.

Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một ....những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?

Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học Hùng Vương mến yêu.

Chúc bạn học tốt!!!!vui

22 tháng 2 2017

đâu, ???

22 tháng 2 2017

bạn có thể giúp mình không