">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vua Hùng kén rể:

Muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.

Sơn Tinh: có tài lạ....

Thủy Tinh: có tài lạ...

-> Vua băn khoăn, thách cưới: + thời hạn chỉ một ngày                                                                    

                                                  + lễ vật                             

                                                   => thuận lời cho Sơn Tinh

=> Vua tin vào sức mạnh của Sơn Tinh, không thích sự tàn phá của Thủy Tinh => Ca ngợi công lao của các vua Hùng và cha ông ta thuở trước trong công cuộc dựng nước.

29 tháng 12 2017

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ

- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na

- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi

- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh

a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm

b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:

     + Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian

     + Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai

     + Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện

Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Nếu đổi bằng các tên sau có được không ?- Vua Hùng kén rể- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh- Bài ca chiến công của Sơn TinhTên của truyện được gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì....................................................................................................................................... Gọi tên truyện Vua Hùng kén...
Đọc tiếp

Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Nếu đổi bằng các tên sau có được không ?

- Vua Hùng kén rể

- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Bài ca chiến công của Sơn Tinh

Tên của truyện được gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì.......................................................................................................................................

 Gọi tên truyện Vua Hùng kén rể.....................................thích hợp vì.....................................................................................................

Gọi tên truyện Vua Hùng Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.........................thích hợp vì.........................................................................

Gọi tên truyện Bài ca chiến công của Sơn Tinh ......................thích hợp vì.................................................................................................

 

 

2
12 tháng 11 2018

hi bạn

25 tháng 9 2018

nếu đổi tên cho truyện thì không được vì những người viết ra chuyện thường lấy sự việc cũng như nhân vật chính để đặt tên cho câu truyện của họ

17 tháng 9 2020

Giúp mình với ạ,mình đg cần gấp      

Bài làm

Vua Hùng kén rể vào đời Hùng Vương thứ XVII và Vua Hùng Vương này có một người con gái Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng nhưng chưa có người chồng nào. Nên đã kén rể cho con gái. 

P/S: đề bài phải là " Vua Hùng kén rể cho con gái vào hoàn cảnh nào? " Mới đúng, chứ vua hùng là con trai, kén rể làm gì (-̩̩̩-̩̩̩-̩̩̩-̩̩̩-̩̩̩___-̩̩̩-̩̩̩-̩̩̩-̩̩̩-̩̩̩)

9 tháng 10 2016

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người Thuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
---------------CHÚC BẠN HỌC TỐT---------------
____________________________________

 

9 tháng 10 2016
Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.
Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.
30 tháng 9 2016

không thích hợp vì :chi tieetds này chỉ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt ở nước ta

ko thích hợp vì tên quá dài dòng

thích hợp vì đây cũng nói lên chiến công vang dội của sơn tinh

27 tháng 9 2017

Gọi tên truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là Vua Hùng kén rể không thích hợp vì :chi tiết này chỉ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt ở nước ta

Gọi tên truyện là Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh ko thích hợp vì tên quá dài dòng

Gọi tên truyện là Bài ca chiến công Sơn Tinh thích hợp vì đây cũng nói lên chiến công vang dội của sơn tinh

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:(1)  Vua Hùng kén rể.(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.a)   Em hãy chỉ ra...
Đọc tiếp

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1)  Vua Hùng kén rể.

(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a)   Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b)   Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c)  Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?

1
19 tháng 2 2019

- Sự việc khởi đầu (1)

- Sự việc phát triển ( 3)

- Sự việc cao trào ( 4- 5)

- Sự việc kết thúc (7)

b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:

- Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

- Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.

- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua

- Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua

- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng

- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh

- Không để nhân vật Thủy Tinh thắng

- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh

3 tháng 9 2019

Tham khảo :

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng.

   Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho".

   Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Các SV chính :

(1) Vua Hùng kén rể

(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ

(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về

(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

4 tháng 9 2016

sự việc khởi đàu:

1. vua hùng kén rể

2.sơn tinh thủy tinh đến cầu hôn

sự việc phát triển:

3.vua hùng ra điều kiện

4. sơn tinh đến trước, đc vợ

sự việc cao trào:

5.Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh 

sự việc kết thúc:

6 hai bên giao chiến hàng tháng, thủy tinh thua, rút về

7 hằng năm thủy tinh lại dâng nước đánh sơn tinh, nhưng đều thua

 

11 tháng 9 2016

mình cũng làm như vậy nhưng cô mình bảo sai

24 tháng 11 2017

Người dẫn chuyện: Từ ngày cuộc thi kén rể diễn ra, biết bao nhân tài từ khắp các mọi miền đất nước đều đến để tham dự. Vậy nhưng, trong số hàng nghìn người thì vẫn chưa có ai đáp ứng được hết những yêu cầu của vua Hùng. Tưởng chừng như cuộc thi này sẽ không có hồi kết thì bỗng đến một ngày, có hai chàng trai cùng đến xin kén rể. Chưa để vua Hùng nói gì, chàng trai thứ nhất đã tự giới thiệu:

Sơn Tinh: Vị thần cai quản núi cao, sức dài vai rộng mấy ai sánh bằng. Muôn tâu bệ hạ, ta là Sơn Tinh, vị thần của các dãy núi, đồng bằng.

Người dẫn chuyện: Chàng trai còn lại cũng nhanh nhảu nói:

Thủy Tinh: Sơn Tinh cai quản đất đai, còn miền sông nước ai bằng Thủy Tinh. Muôn tâu bệ hạ, ta là Thủy Tinh, con trai của Long Vương và là vị thần cai quản vùng sông nước thơ mộng.

Người dẫn chuyện: Vua Hùng thấy thế, băn khoăn không biết chọn ai, liền bảo:

Vua Hùng: Theo ta được biết, hai vị đây đều là những người có tài năng xuất chúng, chi bằng, chúng ta sẽ mở cuộc thi so xem ai tài năng hơn, ý hai người thế nào?

Sơn Tinh,Thủy Tinh: Chúng thần không dám trái lời bệ hạ!!!

Người dẫn chuyện: Vừa dứt lời, Thủy Tinh đã bắt đầu làm phép. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, làm cả cung điện hoảng loạn như vừa trải qua một trận lũ lớn.Nhưng Sơn Tinh cũng đâu có kém. Chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, làm cho trời đất rung chuyển . Thấy hai chàng trai đều có tài năng xuất chúng, vua suy nghĩ một lúc rồi tuyên bố:

Vua Hùng: Thôi thì do cả hai đều có tài, nên ngày mai, ai là người mang sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho. Sính lễ bao gồm: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, nhớ là ngày mai, ai mang đến trước thì ta mới gả con gái cho người ấy, nhớ là phải đến sớm nhé.

Người dẫn chuyện: Vốn là người miền núi, lại được dân chúng yêu quý. Tối hôm đó, Sơn Tinh đã nhờ dân làng giúp tìm sính lễ. Các cô gái ở nhà sẽ làm các thứ bánh còn các chàng trai sẽ cùng Sơn Tinh lên rình săn thú quý. Mọi việc đến canh ba là đã đủ cả, Sơn Tinh tức tốc cùng đoàn người bê đồ sính lễ mang đến đón dâu.Còn về phần Thủy Tinh, vì là người vùng biển nên tới sáng, Thủy Tinh phải dùng trai, ốc mới đổi lấy được các đồ sính lễ mà vua yêu cầu. Lúc chàng đến nơi thì Mị Nương cũng đã theo Sơn Tinh tự bao giờ không biết...

(mình chỉ làm đến đây theo bạn yêu cầu thôi nhé, nhớ t*** mình nha)

24 tháng 11 2017

Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái, được gọi là Mỵ Nương.

Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.

Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật đến trước lấy được Mỵ Nương còn Thủy Tinh ko lấy được vợ đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh, cướp Mỵ Nương về. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Thủy Tinh dâng nước ngập các vùng, ngăn cản Sơn Tinh đi, rồi sai đủ loại thủy quái dưới biển xông lên tấn công. Còn Sơn Tinh ném đất đá xuống mép các vùng ngập nước, ngăn nước lại và đưa muông thú trong rừng xông ra chống trả. Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về.

Từ đó, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi lũ lụt, buộc Thủy Tinh rút quân về.