K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Hoàn cảnh 

- Trước khi đi xung phong

+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. 

+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.

→ Mỗi người mỗi ngả

- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về 

+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.

+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về

→ Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.

* Ngoại hình

- Trước khi đi xung phong

+ Tóc dì đen dài, óng mượt

+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”

- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về 

+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều

→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.

* Phẩm chất tính cách 

- Dứt khoát, cương quyết

+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. 

+ Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.

- Vượt lên hoàn cảnh 

+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò 

+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.

- Yêu thương con người và tốt bụng

+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.

- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.

→ Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc

29 tháng 8 2023

 Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạng gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

Nhận xét về bút pháp miêu tả của tác giả trong đoạn trích:Đêm sông Châu Đất trời như giao hòa một màu vàng bạc. Muôn triệu vì sao chi chít, nhấp nháy, rắc đầy xuống bến sông. Làng quê lam lũ, mệt mỏi chìm vào giấc ngủ. Mùi hương cỏ mật lẫn vào mùi hương nồng nàn của đất phù sa dậy lên. Sông Châu thao thức. Sóng vỗ về, rì rầm bài ca ngàn xưa của đất trời. Văng vẳng trong đêm...
Đọc tiếp

Nhận xét về bút pháp miêu tả của tác giả trong đoạn trích:Đêm sông Châu Đất trời như giao hòa một màu vàng bạc. Muôn triệu vì sao chi chít, nhấp nháy, rắc đầy xuống bến sông. Làng quê lam lũ, mệt mỏi chìm vào giấc ngủ. Mùi hương cỏ mật lẫn vào mùi hương nồng nàn của đất phù sa dậy lên. Sông Châu thao thức. Sóng vỗ về, rì rầm bài ca ngàn xưa của đất trời. Văng vẳng trong đêm tiếng dì Mây ru thằng Cún ngủ. Giọng ầu ơ từ bến sông Châu lan xa, vang vọng. Lính công binh bắc cầu chợt dừng tay hàn, lắng nghe. Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim những người lính. Tiếng ru lẫn vào hơi thở sông nước trong đêm, hòa vào hương thơm của cây cỏ, đất trời.

1
2 tháng 5 2023

Nhận xét:

Tác giả sử dụng bút pháp miêu tả rất tinh tế và sắc nét bằng cách sử dụng các từ ngữ mô tả chi tiết về màu sắc, âm thanh, mùi hương của đêm sông Châu. Từ đó, người đã tạo ra một bức tranh đầy sinh động và sống động trong đầu người đọc. Từng câu văn được xây dựng kỹ lưỡng, mang lại cho độc giả cảm giác như đang trực tiếp trải nghiệm cảnh vật. Hơn hết, tác giả còn sử dụng các từ ngữ tượng trưng để tăng thêm tính thơ mộng và lãng mạn cho bức tranh miêu tả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè

- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống

- Sức sống

+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng 

+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian. 

+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật 

⇒ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.

1 tháng 3 2022

đoạn trích nào bn

1 tháng 3 2022

Nói đi

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở bài

 

Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích.

- Đối tượng phân tích: dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu của tác giả Sương Nguyệt Minh.

2. Thân bài

- Tóm tắt về cuộc đời của dì Mây: hoàn cảnh gia đình, tình yêu tươi đẹp của dì với chú San trước khi chia xa, công việc của dì nơi chiến trường.

- Phân tích nhân vật dì Mây khi được đặt trong các hoàn cảnh trớ trêu. Từ đó, làm nổi bật tính cách, con người dì Mây:

+ Ngày dì Mây trở về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.

+ Chú San gặp dì Mây để xin lỗi và mong được quay lại trong khi chú San đã có vợ à cách xử lí khéo léo của dì Mây.

+ Dì Mây chính là người đỡ đẻ cho vợ của chú San. Chú ý làm rõ hoàn cảnh, không gian dì Mây đến giúp vợ chú San.

- Đưa ra lời nhận xét, đánh giá về nhân vật dì Mây qua những điều đã phân tích ở phía trên.

3. Kết bài

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.

- Nêu lên thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật dì Mây.

 

Bài làm

     Đề tài viết về người lính sau chiến tranh là mảnh đất màu mỡ của các nhà văn nhà thơ khai thác như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,... Một trong số đó không thể không nhắc đến nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh với tác phẩm Người ở bến sông Châu và nhân vật nổi bật là Dì Mây.

     Mây - đại diện cho một thế hệ thanh niên đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của cô là những ngày tháng lăn lộn trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Mây là người duy nhất sống sót của tiểu đội quân y. Mây trở về làng khi gia đình đã nhận được tin báo tử của cô. Và ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”. Vậy là từ đó, cuộc sống của đôi vợ chồng San – Thanh và Mây ở nhà bên, cách nhau có hàng rào tre, diễn ra hết sức trớ trêu và đau khổ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường để rồi khi trở về tóc cô rụng đi nhiều và xơ, cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Nếu như trước kia cô năng động, hoạt bát, xinh đẹp phơi phới sắc xuân thì giờ đây cô lại mang trong mình sự buồn tẻ, đượm buồn trong thân thể người phụ nữ.  Mây không giống như những hình ảnh người phụ nữ xưa mà mang theo hơi thở hiện đại, cô là người luôn hy sinh và sống cho người khác nhưng tuyệt đối không phải là một người cam chịu, nhu nhược. Cô luôn đưa ra những quyết định quan trọng vào những thời điểm quan trọng trong sự tỉnh táo, sáng suốt và tự chủ ngay cả lời chia tay. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai. Sau một thời gian mọi thứ quay lại về với cuộc hàng ngày, tóc của Mây cũng dài thêm đôi chút, da dẻ hồng hào nhưng có lẽ vết thương sâu bên trong, độ tuổi xuân thì thì đã không còn. Trong khi đó, anh lính trinh sát Quang mà Mây gặp ở chiến trường tìm về tận quê cô. Dù cô trốn chạy và lảng tránh nhưng Quang quyết định ở lại bến sông Châu nguyện chăm sóc và bù đắp cho Mây suốt quãng đời còn lại. Nhưng cô lại không chấp nhận mà chọn chăm sóc con của thím Ba, tiếng ru của cô hòa với cảnh đêm của miền sông nước và sự cảm nhận lắng nghe của những chú lính làm cầu. Có thể thấy chiến tranh không chỉ để lại những vết thương thể xác cho người lính, mà còn làm thay đổi số phận, gây ra những trái ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời bình khi chiến tranh đã kết thúc. Và những “người trở về” đó với sự kiên cường và lòng nhân ái họ đã vượt qua được nghịch cảnh để sống tốt, khẳng định phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.

Dì Mây trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho chúng ta thấy được những thứ được và mất sau chiến tranh, những góc khuất trong đời sống thường ngày. Với tâm lòng am hiểu, thông cảm sâu sắc đến thân phận người phụ nữ qua những chi tiết đã phần nào được phản ánh tích cực.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a. Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn và nội dung đọc hiểu văn bản truyện Người ở bến sông Châu. Chú ý những chi tiết bộc lộ phẩm chất nhân vật dì Mây: từ ngữ, hình ảnh, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động,…), sự kiện, lời nhận xét từ người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện,…

- Đọc kĩ đề bài và chú ý các vấn đề đã nêu trong mục Định hướng ở trên để vận dụng vào phần thực hành này.

b. Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời câu hỏi như:

- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo một bố cục mạch lạc, gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích 

Thân bài:

- Nêu bối cảnh lịch sử - xã hội của truyện Người ở bến sông Châu 

+ Tóm tắt về cuộc đời dì Mây: Hoàn cảnh gia đình, tình yêu của dù Mây với chú San trước chiến tranh; cuộc sống chiến đấu của dì Mây ở chiến trường, cuộc sống của dì Mây ngày trở về quê hương,..

+ Phân tích nhân vật dì Mây thông qua các tình huống trớ trêu, đau khổ; những lựa chọn khó khăn và lòng can đảm khi đối mặt với những thứ thách của tác giả.

+ Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật dì Mây.

Kết bài:

- Nêu khái quát  thành công của tác giả của tác giả qua việc xây dựng nhân vật.

- Từ nhân vật dì Mây, liên hệ và nêu cảm nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm trong cuộc sống hôm nay

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

c. Viết 

- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị đã viết bài văn hoàn chỉnh

- Cần chú ý: Bài viết đủ ba phần; các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài (phân tích, đánh giá về nhân vật dì Mây); các ví dụ (bằng chứng) lấy từ truyện Người ở bến sông Châu phải phù hợp, vời lời văn trong sáng, thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết đối với nhân vật được phân tích,…

Bài làm tham khảo

    Chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.

    Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.  Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.

    Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn 

     Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.

     Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa. 

22 tháng 1 2018

- Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây

- Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được

- Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.

Hình ảnh người anh hùng được nâng lên

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

   + Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”

   + Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

   + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.