K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2021

em lớp 5

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

* Bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.

- Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh".

=> Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta.

- Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng.

- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

=> Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc.

- Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

3, Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của bài thơ

- Tình cảm của em dành cho bài thơ

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà lãnh đạo tài ba mưu lược. Hơn thế nữa, ông còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung địa Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta hàng loạt các tác phẩm vô giá trong đó không thể không nhắc đến bài thơ "Bình ngô đại cáo". Tác phẩm đã tố cáo tội ác đanh thép của giặc và thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Điều này được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ thứ hai của bài:

" Vừa rồi

...........

Ai bảo thần dân chịu được".

Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.

Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.

Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.

Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều: chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội. Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi dân tộc. Nếu không có một tấm lòng rộng mở, nếu không có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.

Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng). Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ  mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực.

Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được ?

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.

Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hùng văn (áng văn bất hủ muôn đời). Để rồi văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.

26 tháng 3 2020

Để gắn kết bản thân với xã hội, con người sống rất cần phải có tấm lòng nhân ái. Nhân ái giúp ta nâng cao giá trị của cá nhân mình, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người càng trở nên tốt đẹp. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

Lòng nhân ái là lòng yêu thương con người, biết đồng cảm, xót xa trước những khổ đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái cao cả, thiên lương trong mỗi con người, căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.

Lòng nhân ái là một trong những tiêu chí, là thước đo để đánh giá đạo đức, nhân cách của con người. Thật vậy, từ xưa đến nay, tiền tài, danh vọng, địa vị, tài năng, học thức, không phải là những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người mà chính lòng yêu thương con người. Chính nếp sống đạo đức cao đẹp, biết hi sinh bản thân mình vì người khác mới là nhân tố quyết định, góp phần làm tôn lên giá trị của mỗi người chúng ta. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lep-tôn-xtôi, Maxime Gorki, Puskin đều trở nên vĩ đại là vì từ trong cuộc đời và tác phẩm của họ đều toát lên một tấm lòng yêu thương con người bao la rộng lớn.

Sống yêu thương, quan tâm giúp đỡ người khác là một lối sống đẹp, được mọi người yêu quý kính trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ. Ngược lại sống ích kỉ chỉ lo nghĩ cho bản thân mình, dửng dưng trước những khổ đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho mình trở nên tầm thường nhỏ bé, bị mọi người coi thường xa lánh, nào có ích lợi gì.

Yêu thương con người, biết hi sinh quyền lợi của cá nhân mình vì người khác sẽ làm cho tâm hồn ta trở nên cao đẹp, thánh thiện. Và chính lòng yêu thương chân thành đó có sức cảm hóa vô cùng to lớn, nó giúp cho những con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống hiền lành, lương thiện.

Lòng nhân ái là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Mỗi người chúng ta hãy biết sống sẻ chia, mở rộng lòng mình ra để cứu giúp những con người nghèo khổ bẩt hạnh, để nâng cao giá trị đời sống của chính mình và làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.

Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của lòng nhân ái. Hãy yêu thương con người và làm cho lối sống cao đẹp ấy lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Hãy đề cao tình yêu thương và yêu thương đúng cách. Có như vậy, chúng ta mới tìm thấy được hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này.



26 tháng 3 2020

moi người giải dùm em với :<

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.Trước khi biết Xuân Diệu nói:"Ca dao là máu của Tổ Quốc",trước khi nghe Tế Hanh nói:" Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ",tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi.Mỗi lần ru con,bà cần 2 tao nôi,hoặc 1 tay chụm cả 4 tao nôi vừa đưa vừa hát.Lạ thay,má tôi làm lụng suốt ngày...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.Trước khi biết Xuân Diệu nói:"Ca dao là máu của Tổ Quốc",trước khi nghe Tế Hanh nói:" Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ",tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi.Mỗi lần ru con,bà cần 2 tao nôi,hoặc 1 tay chụm cả 4 tao nôi vừa đưa vừa hát.Lạ thay,má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suố,bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận.Tràn ngập trong âm thanh du dương,huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng,thế giới của mồ hôi nước mắt,thế giới của tình thương,của tình yêu,của cái thiện,của sự huyền ảo,mộng mơ.

a)Xác định câu chủ đề của văn bản?Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp?

b)Tế Hanh nói:"Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ"-ý nghĩa của câu nói này là gì?

c)Xác định biện pháp tu từ trong câu:"Ca dao tuôn ra như suối,bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận"?Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

0
22 tháng 12 2021

Tham khảo:

Nguyễn Trãi - một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông luôn sống giao cảm với thơ với cuộc sống thiên nhiên và con người. Chốn quan trường với những toan tính chèn ép đã khiến ông đã quyết định tìm về với thiên nhiên để cho tâm hồn mình thanh tịnh. Trong thời gian ấy ông làm thơ về thiên nhiên nhưng trong những vần thơ thiên nhiên ấy lại có những tâm sự về sự lo lắng cho nhân dân đất nước. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bài thơ như thế. Trong thiên nhiên mùa hè và cảnh sống sinh hoạt của nhân dân Nguyễn Trãi vẫn thể hiện tình yêu nhân dân đất nước của mình.

Trước hết là câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong những ngày hè, nhưng ngày về cáo quan ở ẩn:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Chúng ta thấy rõ được chữ “rồi” ở đầu câu thể hiện một tâm trạng rảnh rỗi của nhà thơ ở quê. Nó không có sự bon chen đố kỵ, chèn ép của những tinh thần. Tại sao nhà thơ không nói là rỗi mà lại là “rồi”? Có thể nói chữ “rỗi” và chữ “rồi” đều nói lên cùng một tâm trạng nhưng nhà thơ sử dụng từ “rồi” gợi cảm giác xưa cũ hơn. Bởi vì từ “rỗi” là sau này mới có, nó mang tính chất hiện đại. Nhà thơ cáo quan về với thiên nhiên làng cảnh Việt Nam.

Những câu thơ tiếp theo nhà thơ vẽ lên một bức tranh cảnh ngày hè vô cùng rực rỡ. Bức tranh ấy không chỉ có thiên nhiên mà còn có cả con người.

Trước tiên là bức tranh thiên cảnh ngày hè nơi thôn quê. Có thể nói Nguyễn Trãi giống như một nhà họa sĩ dùng ngôn từ để vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ấy:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cây hoa hòe tán rộng tỏa bóng mát khắp đầu tường. Tiếp đó nhà thơ vẽ thêm những bông hoa thạch lựu trước hiên nhà có màu đỏ rực rỡ như ánh nắng chói chang của mùa hạ kia vậy. Nhắc đến quê hương người ta không thể nào quên được hình ảnh những bông hoa sen hồng với hương sắc tuyệt vời. Nhà thơ không nói hẳn là hoa sen mà dùng hai chữ “hồng liên” gợi sự trang trọng cổ kính. Trong bức tranh ấy ta không chỉ thấy màu sắc mùi hương mà ta còn thấy được cả sự sinh trưởng của chúng. Cây hoa hòe “đùn đùn”, cây thạch lựu “phun”, hoa sen “tiễn” mùi hương. Mùa hạ quả đúng là mùa của sinh trưởng cho những loại cây cối. Sức sống ấy mạnh mẽ như các động từ mạnh kia vậy. Hương thơm của hoa sen cũng như bay xa hơn thoảng vào không gian nhiều hơn qua từ “tiễn” ấy. Chữ tiễn ấy không phải là tiễn biệt chia ly mà chứ tiễn như thể hiện cái sự bay xa của hương sen trong cơn gió kia làm cho không gian làng quê ngát hương.

Bức tranh ấy còn có cả những cuộc sống sinh hoạt của con người làng quê. Thật vậy tranh thiên nhiên đã đẹp nhưng nó còn đẹp hơn khi xuất hiện hoạt động sự sống của con người:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Từ láy “lao xao” như thể hiện được hết cái vui tươi của con người lao động trong những buổi chợ. Chợ có đông thì mới có niềm vui như thế, có tiếng động như thế. Cái âm thanh ấy như tác động đến tâm hồn người nghệ sĩ. Chợ cá kia dường như có rất nhiều đồ khiến cho người dân nơi đây náo nức, mua bán. Có thể nói rằng đó chỉ là cuộc sống đời thường thôi nhưng tại sao khi cảm nhận ở đây ta lại thấy nó đẹp đến thế. Có khi nào cái đẹp xuất phát từ những cái quá đỗi bình thường không? Thế rồi âm thanh của những con ve gọi hè. Tiếng ve như dắng dỏi tạo nên thành một dàn đồng ca mùa hạ ngân nga ngày đêm không biết mệt.

Trước những thiên nhiên và con người nhà thơ như thể hiện những ước nguyện của mình. Nhà thơ thật thà thể hiện tấm lòng của mình:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Câu thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ mong muốn mượn được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn đàn một tiếng cho nhân dân giàu khắp bốn phương. Từ truyền thuyết tiếng đàn của vua Ngu Thuấn nhà thơ thể hiện ước nguyện sự lo lắng cho nhân dân. Mong có thể giúp đỡ cho nhân dân có một cuộc sống đầy đủ yên ổn thái bình.

Như vậy qua đây ta thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, tất cả nhưng màu sắc đều thể hiện đặc trưng của mùa hè. Có thể nói chắc hẳn nhà thơ phải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cả những bước sinh trưởng của cây cối mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng ông không lúc nào không lo cho nhân dân, mong muốn nhân dân có một cuộc sống an lành bình yên.

Tham khảo
Cảnh ngày hè - Hoc24

5 tháng 11 2019

2)“Khăn tay”chỉ vật định tình thể hiện sự thương nhớ của chàng trai với cô gái chàng hi vọng chiếc khăn tay này sẽ giúp chàng gói gém tất cả những tâm tư tình cảm của mình gửi đến cô gái để duy trì mối quan hệ sẽ ko bị phải nhạt theo năm tháng

9 tháng 5 2016
Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
 
Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.
 
Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.
 
Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến câu 228) miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khộ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
 
Đoạn trích có thể chia làm ba đoạn nhỏ:
 
–    Đoạn 1 : Từ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… đến Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng: Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giác về thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được.
 
–    Đoạn 2: Từ Lòng này gùi gió đông có tiện… đốn Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi: Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa; cảnh vật khiến lòng nàng thêm sầu thảm.
 
–    Đoạn 3: Từ Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc… đến Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!. Cảnh vật xung quanh khiến lòng người chinh phụ rạo rực niềm khát khao hạnh phúc.
 
Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này.
 
Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ:
 
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước 
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
 
Nàng lặng lẽ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước trong nỗi cô đơn đang tràn ngập tâm hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.
 
Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu. Nàng bồn chồn đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một tiếng chim thước báo tin vui mà chẳng thấy.
 
Nàng khát khao có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình. Không gian im ắng, chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng. Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
 

Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước ngoài hiên vắng và suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết san sẻ nỗi niềm tâm sự cùng ai đã miêu tả được tâm trạng cô đơn tột độ của người chinh phụ.

tinh canh le loi cua nguoi chinh phu

Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Đó là cảm giác lúc nào và ở đâu cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trong phòng. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn deo đẳng, ám ảnh nàng.

 
 
Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộng hưởng với nỗi sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầu tủi:
 
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
 
Tiếng gà gáy báo canh năm làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, vắng lặng. Cây hòe phất phơ rũ bóng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai gợi cảm giác buồn bã, hoang vắng. Giữa không gian ấy, người chinh phụ cảm thấy mình nhỏ bé, cô độc biết chừng nào!
 
Ở các khổ thơ tiếp theo, nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, dù tác giả không hề nhắc đến hai chữ chiến tranh:
 
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
 
Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi. Nàng gắng gượng điểm phấn tô son và dạo đàn cho khuây khỏa nhưng càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc, Khi Hương gượng đốt thì hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi thấp thỏm lo âu. Lúc Gương gượng soi thì nàng lại không cầm được nước mắt bởi vì nhớ gương này mình cùng chồng đã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh đang tàn phai xuân sắc của mình. Nàng cố gảy khúc đàn loan phượng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnh vợ chồng đang chia lìa đôi ngả, đầy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. Rốt cuộc, người chinh phụ đành ngẩn ngơ trở về với nỗi cô đơn đang chất ngất trong lòng mình vậy.
 
Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều trở nên vô nghĩa. Dường như người chinh phụ không dám đụng tới bất cứ thứ gì vì chúng nhắc nhở tới những ngày đoàn tụ hạnh phúc đã qua và linh cảm đến sự chia Ha đôi lứa trong hiện tại. Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở, bất an. Mong chờ trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chí còn biết gửi nhớ thương theo cơn gió:
 
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
 
Sau những day dứt của một trạng thái bế tắc cao độ, người chinh phụ chợt có một ý nghĩ rất nên thơ: nhờ gió xuân gửi lòng mình tới người chồng ở chiến trường xa, đang đối đầu với cái chết để mong kiếm chút tước hầu. Chắc chắn, chàng cũng sống trong tâm trạng nhớ nhung mái ấm gia đình với bóng dáng thân yêu của mẹ già, vợ trẻ, con thơ:
 
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
 
Không gian xa cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả so sánh với hình ảnh vũ trụ vô biên: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Thăm thẳm nỗi nhớ người yêu, thăm thẳm con đường đến chỗ người yêu, thăm thẳm con đường lên trời. Câu thơ hàm súc về mặt ý nghĩa và cô đọng về mặt hình thức. Cách bộc lộ tâm trạng cá nhân trực tiếp như thế này cũng là điều mới mẻ, hiếm thấy trong vắn chương nước ta thời trung đại:
 
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
 
Hai câu thất ngôn chứa đựng sự tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác xót xa, cay đắng. Đất trời thì bao la, bát ngát, không giới hạn, liệu có thấu nỗi sinh li đau đớn đang giày vò ghê gớm cõi lòng người chinh phụ này chăng? Nói như người xưa: trời thì cao, đất thì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càng cuộn xoáy, gây nên nỗi đớn đau cho thể xác:
 
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
 
Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nối lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ không được sống hạnh phúc, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả.
 
Bầu trời bát ngát không cùng và nỗi nhớ cũng không cùng, nhưng suy tưởng thì có hạn; người chinh phụ lại trỏ về với thực tế cuộc sống nghiệt ngã của mình. Ý thơ chuyển từ tình sang cảnh. Thiên nhiên lạnh lẽo như truyền, như ngấm cái lạnh đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn:
 
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
 
Hình như người chinh phụ đã thấm thìa sức tàn phá ghê gớm của thời gian chờ đợi. Tuy nhiên đến câu: Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi thì không khí đã dễ chịu hơn, cũng bởi người chinh phụ chí mới thất vọng mà chưa tuyệt vọng.
 
Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm:
 
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!
 
Ý thơ đi từ tinh đến cảnh rồi lại từ cảnh trở về tình, cứ dội qua dội lại như vậy nhằm thể hiện rõ tâm trạng ở đâu, lúc nào, làm gi… người chinh phụ cũng chí vò võ một mình một bóng mà thôi!
 
Từ thốc rất mạnh trong câu Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên báo hiệu sự chuyển sang một tâm trạng mới ở người chinh phụ. Cảnh hoa – nguyệt giao hòa khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lứa dôi quấn quýt gần gũi, âu yếm nồng nàn mà vẫn tế nhị, kín đáo.
 
Tác giả lựa chọn và dùng từ rất kĩ, rất đắt: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên… Đặc biệt, tác giả đã sử dụng thành công hàng loạt từ láy: eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc, mê mải, châu chan, thăm thẳm, đau đáu… về nhạc điệu, tác giả đã phát huy một cách tài tình nhạc điệu du dương của thể thơ song thất lục bát, giống như những đợt sóng dạt dào, diễn tả tâm trạng người chinh phụ hết nhớ lại thương, hết thương lại nhớ trong tình cảnh lẻ loi đơn chiếc.
 
Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được miêu tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật.
 
Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giành quyền lực của các vua chúa, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứa đôi và thể hiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương;một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.
11 tháng 5 2016

Pn Hà Như Thủy chép mạng

 

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)            Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:          MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng​ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

           Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

         MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng​

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 điểm)    

Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 điểm)

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 điểm)

Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi -  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 điểm)

32
17 tháng 5 2021

câu 1:chủ đề cuả bài thơ là:sự nhận thưć cuả người con về công ơn cuả mẹ

câu 2 :phép điệp trong khổ thơ 1 là:những muà quả

phép đối:lũ chúng tôi lớn lên-bí và bầu lớn xuống

câu 3:

chữ "quả"mang ý nghiã tả thực:dòng 1 và dòng 3 cuả khổ đâù.

chữ "quả"mang ý nghĩa biểu tượng:dòng 1 và dòng 4 cuả khổ cuối.

câu 4:nghĩa cuả cuṃtừ quả non xanh :chưa đến độ chín ,chưa trưởng thành;chưa làm được nhưng điều xưng đáng với sự mong đợi cuả mẹ,chưa thanh̀ người tốt.