K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019
1.Nguyên nhân Do vi rút
2.Đường lây

-Dùng chung khăn, châu với người bệnh

-Tắm rửa trong ao hồ tù hãm

3.Triệu chứng -Mặt trong mi mắt có nhiều hột cộm lên
4.Hậu quả -Khi hột vỡ thành sẹo\(\xrightarrow[]{}\) lông quặm\(\rightarrow\) đục màng giác\(\rightarrow\) mù lòa
5.Cách phòng tránh

-Giữ vệ sinh mắt

-Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

29 tháng 3 2021

Nguyên nhân : 

– Điều kiện sống thấp. Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển

-  Điều kiện sống đông đúc. Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

– Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn

– Tuổi tác. Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.

– Điều kiện vệ sinh kém. Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Cách phòng tránh : 

– Không dùng phương pháp day kẹp hột. Phương pháp điều trị này không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà gây chấn thương nặng nề cho kết mạc, tạo sẹo giác mạc.

– Cải thiện vệ sinh môi trường: sử dụng nước sạch, xây nhà vệ sinh, diệt ruồi. Xây chuồng gia súc xa nhà, chôn, đốt rác thải đúng nơi quy định

– Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân: rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn, chậu… 

– Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và con người. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần phải điều trị tại các bệnh viện mắt uy tín.

29 tháng 3 2021

nguyên nhân: do virut

biện pháp phòng tránh:

- giữ vệ sinh mắt

- dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

19 tháng 9 2018

- Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

   - Cách phòng tránh :

    + Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

    + Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

16 tháng 8 2018

- Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

   - Cách phòng tránh :

    + Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

    + Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

13 tháng 10 2016

Những hậu quả của bệnh đau mắt hột : Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

Cách phòng tránh: Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

 

13 tháng 10 2016

những câu này bn nên hỏi google sẽ nhận dc câu tl đúng nhất vì đó là những câu tl của các nhà chuyên môn

16 tháng 6 2016

Những hậu quả của bệnh đau mắt hột : Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

Cách phòng tránh: Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

 

16 tháng 6 2016

Những hậu quả của bệnh đau mắt hột : Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

Cách phòng tránh: Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

29 tháng 3 2022

tham khảo

Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễmlây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa

29 tháng 3 2022

Thanks

Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?

Nguyên nhân

- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột

Triệu chứng

- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.

- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.

- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.

- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.

Đường lây

- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác 

Hậu quả

- Gây giảm thị lực và đau mắt  và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.

Cách phòng chống 

- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.

- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.

- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.

9 tháng 3 2024

Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?

Nguyên nhân

- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột

Triệu chứng

- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.

- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.

- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.

- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.

Đường lây

- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác 

Hậu quả

- Gây giảm thị lực và đau mắt  và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.

Cách phòng chống 

- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.

- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.

- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.

7 tháng 3 2022

Refer

Bệnh đau mắt hột là một bệnh viêm kết mạc và giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra, bệnh có tiến triển mạn tính, rất dễ lây lan thành dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hay tiếp xúc qua dùng chung đồ vật với người mắc bệnh. Do tổn thương cơ bản của bệnh là các hột ở mắt.

7 tháng 3 2022

tk

Bệnh đau mắt hột là một bệnh viêm kết mạc và giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra, bệnh có tiến triển mạn tính, rất dễ lây lan thành dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hay tiếp xúc qua dùng chung đồ vật với người mắc bệnh. Do tổn thương cơ bản của bệnh là các hột ở mắt.

1 tháng 3 2019

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là một danh từ dân gian quen dùng để chỉ tình trạng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 7-9, là những tháng mưa nhiều.

2. Triệu chứng: Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:

- Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.

- Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt.

- Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai…

- Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em).

- Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm.

3. Diễn biến

- Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.

- Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng...) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc

- Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.

- Viêm kết mạc trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo...sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm;

- Bệnh thường bắt đầu một mắt sau đó lây sang mắt thứ 2 trong vòng vài ngày.

4. Bệnh có thể lây lan bằng cách nào?

Lây qua vật dụng sinh hoạt:

+ Dùng khăn hoặc chậu rửa mặt chung.
+ Dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác (hay gặp trong gia đình hoặc các nhà trẻ mẫu giáo).
+ Lây qua môi trường bể bơi, không khí.
+ Lây qua vật trung gian là ruồi/ nhặng.

Lây qua đường nước bọt.

Lây qua đường hơ thở.

5. Bệnh có thể gây ra những hậu quả gì?

Bệnh hầu hết khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng.

Tuy nhiên có thể gây ra một số hậu quả:

- Có thể bị bội nhiễm, tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

- Có thể lây lan thành dịch.

Trong trường hợp tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng có thể gây mù mắt như loét giác mạc, glôcôm….

6. Cách phòng tránh

Đau mắt đỏ là bệnh lây truyền nên dễ thành dịch. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua tay, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ dùng, bát ăn, ly tách, ra gối, mùng màn…Do đó, để tránh lây lan thành dịch, cần thực hiện một số vấn đề cơ bản như sau:

Phòng bệnh:

- Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng , phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường.

- Cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng để diệt khuẩn.

Khi đang có dịch:

- Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc dễ dấn đến trường hợp gây biến chứng. Tốt nhất là ngay khi có các triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần tìm đến khám Bác sĩ nhãn khoa.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu có ra đi lại cần đeo kính râm để mắt bớt bị chói và tránh lây nhiễm cho người khác.

- Khi bị bệnh cần chú ý giữ vệ sinh để tránh lây sang mắt kia (rửa tay, dùng khăn giấy mềm lau một lần).Trong thời gian bị đau mắt, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, không làm việc bằng mắt nhiều, như đọc sách báo, coi tivi, nên để mắt được thư giãn.

- Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh. Trong truờng hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên có khẩu trang. Ngoài ra cũng cần tránh thói quen dụi mắt bằng tay, phải thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.

- Trong vùng có dịch (hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người.

- Không nên đến các bể bơi công cộng.

Đau mắt hột: là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh này dễ lây lan qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bệnh như khăn tay.

➤Các biểu hiện đau mắt hột thường gặp là:

Ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt

Mắt chảy dịch có chứa chất nhầy hoặc mủ

Mí mắt sưng

Nhạy cảm ánh sáng (sợ ánh sáng)

Đau mắt

Nguyên nhân:

Bệnh đau mắt hột gây ra bởi một số chủng Chlamydia trachomatis, một loại vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm chlamydia, lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh đau mắt hột lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Tay, quần áo, khăn tắm và các loại côn trùng đều có thể là đường truyền bệnh. Ở các nước đang phát triển, ruồi mắt là đông vật lan truyền bệnh.

Cách khắc phục:

Rửa mặt và rửa tay sạch sẽ.

Kiểm soát ruồi. Giảm số lượng ruồi xung quanh khu vực sống có thể giúp loại bỏ nguồn truyền bệnh chính.

Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và người có thể giảm diện tích sinh sản của ruồi.

Thuốc kháng sinh – một liều kháng sinh uống duy nhất (azithromycin) là dòng điều trị đầu tiên trong các trường hợp không biến chứng.

Phẫu thuật được sử dụng để điều chỉnh mí mắt bị biến dạng và mí mắt lộn (quay ra), lông mi bị tổn thương ở người lớn tuổi.

Đau mắt đỏ:Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng kết mạc, phần màng trong suốt giữa mí mắt và tròng trắng của mắt (phần trắng của nhãn cầu), bị sưng lên do viêm gây đỏ và đau nhức.

Biểu hiện:

Trong trường hợp bị đau mắt đỏ do dị ứng, có thể cảm thấy ngứa. Các chất gây dị ứng đau mắt đỏ bao gồm: phấn hoa, lông vật nuôi và bụi trong nhà.

Trong trường hợp đau mắt do bị nhiễm virus, mắt sưng lên và khô nên sẽ chảy nhiều nước mắt.

Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn,sẽ thấy nhức và tấy, đau âm ỉ bên mắt bị đỏ.

Nguyên nhân:

Nhiễm khuẩn gây bệnh đường hô hấp như tụ cầu khuẩn Staphylococcus và liên cầu khuẩn Streptococcus;

Nhiễm virus, thường là virus gây cảm lạnh thông thường;

Dị ứng phấn hoa hoặc bụi, lông thú nuôi;

Hóa chất bắn vào mắt;

Trẻ mới sinh bị nghẽn tuyến lệ (tuyến tạo ra nước mắt).

Cách khắc phục:

Cần đi khám nếu thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên do đau mắt đỏ gây ra.

Không nên tự ý chữa trị ở nhà hoặc đến bệnh viện chậm trễ.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với bất cứ ai nếu bạn đang bị đau mắt đỏ;

Rửa tay thường xuyên;

Sử dụng khăn tắm, khăn lau mặt, và gối riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình;