Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật:
- Trong khoảng giới hạn nhiệt độ từ \(0-35^oC,\) cường độ hô hấp tăng khoảng \(2-2,5\) lần khi nhiệt độ tăng \(10^oC\) Trong đó, nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp ở thực vật trong khoảng \(30-40^oC\)
- Khi nhiệt độ quá cao (trên \(40^oC\)), tốc độ hô hấp giảm vì nhiệt độ cao làm biến tính và giảm hoạt tính của enzyme hô hấp.
- Khi nhiệt độ quá thấp \(\left(0-10^oC\right)\) cường độ hô hấp của thực vật khá thấp.
Nhiệt độ tối ưu (300C → 350C): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất. Nhiệt độ tối đa (400C → 450C), ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.
a) máu sau khi trở về tim là máu nghèo O2
- tâm nhĩ co trước để bơm máu lên thực hiện vòng tuần hoàn nhỏ để lấy O2
- sau đó tâm thất co để đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể
=> tâm nhỉ luôn có trước tâm thất
- nếu tâm nhĩ và tâm thất co đồng thời thì một phần máu sẽ đc bơm lên đông mạch phổi và phần còn lại theo theo động mạch chủ đi toàn cơ thể
=> phần máu đi nuôi cơ thể sẽ k có O2 => k có O2 cho TB=> TB k hô hấp (đặc biệt là não k hoạt động )=> cơ thể chết
c) có sự khác nhau
- tim phổi của người sống ơ vùng núi cao sẽ hoạt đông bình thường còn ơ người sống ơ đồng bằng sẽ tăng hoạt động
VÌ:- tim và phổi của người sống ở núi cao đã có hoạt động cao hơn người bình thường do ở núi cao không khí loãng ít O2=> tim phổi tăng hoạt động hơn người ở đồng bằng - khi chơi thể thao với người ở đồng bằng thi người ở đồng bằng tim và phổi sẽ tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu cơ thể
- Còn người ở núi cao do tim và phổi đã thích nghi với sự hoạt động cao nên khi chơi thể thao với người đồng bằng thì tim hoạt động bình thường
Tham khảo:
Khi điều kiện môi trường khô hạn khiến thực vật bị thiếu nước, khi mất nước sẽ làm giảm cường độ hô hấp. Vì Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Tham khảo!
Yếu tố
Ảnh hưởng
Giải thích
Nước
Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời, nước cũng hoạt hóa các enzyme hô hấp và cần thiết cho quá trình thủy phân tạo nguyên liệu trực tiếp cho quá trình hô hấp. Do đó, nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Nhiệt độ
Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp, từ đó, ảnh hưởng đến cường độ hô hấp: Nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của các enzyme hô hấp dẫn đến cường độ hô hấp giảm. Nhiệt độ quá cao làm biến tính enzyme dẫn đến hô hấp bị ngưng trệ.
Hàm lượng $O_2$
Nếu hàm lượng $O_2$ đủ, quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi. Nếu hàm lượng $O_2$ thấp dưới \(10\%\) hô hấp sẽ bị ảnh hưởng; còn dưới \(5\%\) thì cây chuyển sang con đường lên men.
Khí $O_2$ là nguyên liệu của hô hấp nên hàm lượng $O_2$ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. Khi thiếu $O_2,$ các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men để tạo ra $1$ lượng nhỏ năng lượng cho tế bào thực vật sử dụng. Tuy nhiên, con đường này lại tạo ra lactic acid và ethanol, sự tích lũy lactic acid và ethanol ở nồng độ cao sẽ gây chết các tế bào và cơ thể; đồng thời, nếu tình trạng kéo dài, cây cũng không đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống.
Hàm lượng $CO_2$
Hàm lượng $CO_2$ trong không khí cao sẽ ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang con đường lên men.
Hàm lượng $CO_2$ cao sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi khí dẫn đến ức chế và làm giảm cường độ hô hấp.