K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

đúng , vì chúng nó trẻ trâu nên ko biết mình là trẻ trâu và công thêm việc bâyh ngta dùng từ trẩu chứ ko dùng từ trẻ trâu 

7 tháng 12 2017

chx chắc

9 tháng 2 2018

Còn từ trâu nếu nói đến thì đúng là hơi xúc phạm con trâu thật @_@. Theo mình từ trâu ở đây dính liền với câu tục ngữ Đàn gảy tai trâu. Có thể hiểu rằng là mang ý cố chấp không nghe lời của người khác. Hay nặng hơn là lỳ như trâu. Ngoài ra từ trẻ trâu còn có thể hiểu là thời còn trẻ. Mà do còn trẻ do nên có những hành động bồng bột, bốc đồng và suy nghĩ cố chấp, thích chơi nổi gây chú ý.

Tóm lại từ trẻ trâu hay sửu nhi có nghĩa là nói đến những ai cố chấp đến mức lỳ lợm, thích thể hiện ta đây, bốc đồng, ngông cuồng không coi ai ra gì.

9 tháng 2 2018

Trẻ trâu là những đứa hay đăng câu hỏi vớ vẩn và trả lòi nhũng câu hỏi vớ vẩn để kiếm k

20 tháng 1 2019

ukm!!!đang coi nè nhưng đôi lúc lại bật wa olm xem thử thui!!!

vẫn coi điều đặn lun á bj<<<

20 tháng 1 2019

Đồng chí :D

Thoát khỏi dòng văn học lãng mãn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hằng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người.

"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết."

Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, đó là "trời", "đời", "làng Vũ Đại', "ai không chửi nhau với hắn", "người đẻ ra hắn". Tiếng chửi của một kẻ tưởng chừng như say rượu ấy lại có lớp , bài bản, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Tuy nhiên, cái đối tượng tưởng chừng như xác định: "người đẻ ra hắn" thì "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết". Thành ra, tiếng chửi ấy vu vơ, cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung.

Thật vậy, hẳn chửi "trời" nhưng "trời có của riêng nhà nào". Đối tượng mở đầu của tiếng chửi là "trời". Bầu trời trong xanh, cao vời vợi yên bình, nhưng trong mắt hắn cũng thật đáng chửi. Vì bầu trời ôm trọn tất cả loài người vào lòng, không chừa một ai cả. Bầu trời ấy đã đón nhận hắn - một người nông dân lương thiện lại còn đón nhận thêm bá Kiến - người huỷ hoại cả cuộc đời hắn. Và phải chăng, bi kịch bị bà Ba gọi vào bóp chân khiến bá Kiến ghen tuông cũng là câu chuyện do "trời" sinh ra. Yếu tố tưởng chừng như duy tâm ấy lại phản ánh cả xã hội đương thời thối nát, không có chỗ cho người lương thiện dung thân. "Trời" như một câu cửa miệng, một thông lệ để kêu ca cho tất cả những số phận bi kịch.

Và rồi hắn chửi "đời": "đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai". Đời là cuộc sống, số phận của một con người từ lúc mới sinh đến khi ra đi. Chửi đời tức là chửi "tất cả", chửi không xót một thứ gì. Cứ ngỡ tưởng, hắn chửi đời người khác nhưng thực ra, hắn cũng đang chửi đời hắn. Hắn chửi từng câu chuyện, từng bước đi trong cuộc đời mình. Dường như, mọi thứ đổ ập trước mắt hắn đều đáng để cay cú, nhạo báng, chế giễu. Cũng phải thôi khi người ta sinh ra trong "chăn ấm nệm êm" thì hắn lại sinh ra bên "cái lò gạch bỏ không". Phải chăng, đó cũng là một dấu hiệu báo trước cho cuộc sống với hàng tấn bi kịch về sau. Đời đã bất công với hắn, đã đối xử tệ với hắn, nên hắn phải "chửi". Giá mà cuộc đời hắn được suôn sẻ, giá mà đời ưu ái hắn hơn thì biết đâu, tiếng chửi ấy đã thay bằng tiếng "cảm ơn".

Cha mẹ cho hắn hình hài của người nhưng cả làng Vũ Đại đã tước đi quyền làm người, biến hắn trở thành con quỷ dữ khiến người ta trở nên ghê sợ. Còn nhớ, từ lúc hắn sinh ra đến năm 20 tuổi, hắn lớn lên trong vòng tay bao bọc của người làng. Tuy nhiên, họ lại "chuyền tay" nhau - một người chỉ nuôi hắn trong một thời gian nhất định. Làng Vũ Đại chỉ nuôi cho "sống" , chứ không ai dạy Chí cách "sống". Chí hoàn toàn không được hưởng tình yêu thương hay sự chỉ bảo của bất kỳ một ai cả. Cuộc đời hắn là bức tranh với những mảnh ghép không hoàn hảo. Sự nuôi dưỡng mà làng Vũ Đại cho hắn là quá ít để hắn phải nhớ ơn suốt đời. Trái lại, cả làng ai cũng coi hắn là một sinh vật cần phải tránh xa, cần phải cự tuyệt. Ơn một, oán đến mười, đó là lý do vì sao hắn phải chửi. Chửi cả làng, tức là không chừa một người nào. Vậy mà ai cũng nghĩ: "chắc nó trừ mình ra". Cả làng Vũ Đại đều đáng chửi vì không cho hắn được sống như một con người. Hắn đã chai sạn cảm xúc đến độ thứ bật ra không phải là tiếng khóc mà lại là tiếng chửi.

Ta thấy, chỉ cần một bát cháo hành, một người con gái xấu đến "ma chê quỷ hờn" mà hắn đã "thèm làm hoà với mọi người biết bao". Có lẽ, con nhím ấy sẽ không còn xù lông nếu mọi người biết vuốt ve, xoa dịu những tổn thương trong trái tim nó.

Và rồi, hắn "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Cả làng Vũ Đại có ai dại gì mà động vào hắn? Bởi vậy, ai cũng đều đang không "chửi nhau với hắn". Nực cười, lại có người chửi người không chửi nhau với mình sao? Như một đứa trẻ con làm nũng mẹ, chửi là một cách để Chí thu hút sự chú ý, sự quan tâm của người khác. Trong thâm tâm, Chí chỉ mong muốn có người đáp lại lời hắn dù bằng hình thức giao tiếp thấp nhất là tiếng chửi.

Người dân Việt Nam từ lâu đã gắn liền với đạo lý:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Tuy nhiên, Chí không những không "thờ mẹ kính cha" mà lại "chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn". Ở một khía cạnh nào đó, ngừoi ta nhìn vào hắn như một đứa con bất hiếu. Xong, trở lại với bậc cha mẹ, họ chỉ biết đẻ hắn ra rồi để hắn tự sinh tự diệt. Vậy, công cha có còn như "núi Thái Sơn", nghĩa mẹ có còn như "nước trong nguồn chảy ra"? Hắn không được hưởng chút nào từ tình yêu thương cha mẹ ngoài việc "đẻ hắn ra". Mà đẻ hắn ra rồi, hắn nào có sung sướng, hạnh phúc gì? Thà từ đầu đừng có hắn còn hơn. Hắn không hề biết ơn việc mình có mặt trên đời này khiến cho hắn cũng chẳng thiết tha gì việc trả nghĩa cha mẹ. Tiếng chửi đó không phải cảu một người con bất hiếu mà là của một ngừơi con bất hạnh. Thành ra, tiếng chửi đó có phần đáng thương hơn là đáng trách.

Chí chửi nhiều như vậy mà "không ai lên tiếng, không ai ra điều". Tiếng chửi của Chí không đơn thuần là muốn nhiếc móc hay hờn trách ai mà chỉ muốn được giao tiếp với loài người. Người ta thường nói "yêu nhau lắm cắn nhau đau" hay "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Chửi những cái "đau", những cái "roi vọt" không đơn thuần là ghét mà nó là một cách để tìm kiếm tình thương. Vậy mà không có một ai cho hắn cơ hội cả. Chỉ có một mình hắn cô độc đến đáng thương, tự chửi rồi tự mình nghe.

Và đó là vì sao hắn cảm thầy "tức", "tức chết đi được mất", "có khổ hắn không", "có phí rượu không". Nếu không uống rượu, chắc hắn cũng không cam đảm để làm như vậy. Thế mà uống rượu rồi, can đảm rồi, nhưng kết quả thu về lại hoàn toàn chẳng có gì. Chỉ có mình hắn với "ba con chó giữ". Đẳng cấp của một con người đã bị hạ xuống tận hàng con vật. Đây chính là sự coi thường, sự nhục nhã lớn nhất mà mọi người dành cho Chí. Dù trong cơn say, hắn vẫn nhận ra điều này và nó làm cho hắn "tức chết đi được". Bao nhiêu công sức mà hắn "tìm kiếm sự chú ý" đều đổ xuống sông xuống bể khiến hắn khổ tâm, đau đớn lắm.

Những cụm từ cảm thán như: "tức thật", "tức chết đi được mất", "mẹ kiếp",... cũng những cụm từ mang ý nghĩa phủ định như: "chắc nó trừ mình ra", "không ai ra điều", "không biết" đã diễn tả thành công giọng điệu phẫn uất, căm hờn của một cái tôi cô đơn, bị ruồng bỏ. Những cụm từ cảm thán ấy đã bộc lộ được cảm xúc của Chí một cách chân thực và rõ nét. Và khác với lối văn phong hoa mỹ, chau chuốt, Nam Cao sử dụng lối nói gần gũi, thân thiết với người đọc. Cũng phải thôi vì đối với một người như Chí, phải sử dụng cái tiếng chửi thô, sơ, nguyên bản mới thể hiện được hết con người. Cũng như ông Hai trong Làng của Kim Lân, Chí là một người nông dân với lối ngôn ngữ thuần Việt. Nhưng qua lối chửi của Chí, mùi lưu manh như hiện rõ trong từng câu từng chữ.

Nước mắt dường như đã gắn liền với truyện ngắn của Nam Cao. Ông tỏ ra sùng bái, tin tưởng vào giọt nước mắt - sự thiện lương của con người đến độ gần như không có một câu chuyện nào không có chi tiết giọt nước mắt. Giọt nước mắt chính là bi kịch cuộc đời của một nhân vật. Và phải chăng, tiếng chửi của Chí cũng là một hình thức khác của tiếng khóc. Hình thức này độc đáo hơn, tiêu cực hơn nhưng lại đậm phần chân thực, đau đớn hơn.

Đầu những thế kỷ XX, người ta đã coi chị Dậu là hình mẫu tiêu biểu cho những số phận khổ cực của người nông dân: bị ép buộc, phải bán con, bán chó,... Xong, Chí Phèo xuất hiện như một cơn sóng mới xô đi hình ảnh đó, chiếm lấy ngôi vị "người nông dân với số phận bi thảm nhất" : bị tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Có thể nói, Nam cao đã phản ánh thật xuất sắc xã hội đương thời thối nát, buộc con người muốn sống được thì phải tha hoá

23 tháng 5 2019

đọc thiếu đề hả bạn :  Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo và so sánh với tiếng chửi của trẻ trâu ngày nay -> Rút ra nhận xét.     

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 5 2019

1. 

a. Câu thơ sử dụng phép nói quá để nói về nỗi li biệt, xa cách. Người chỉ mới vừa ở đó thôi mà đã thấy xa cách vạn quan san.

b. Câu thơ sử dụng phép điệp từ "còn" kết hợp với phép liệt kê "trời", "non", "nước", "cụ bán rượu" => khẳng định sự tồn tại của tình cảm, sự "say sưa" của nhân vật trữ tình dành cho cô gái cũng bền vững và trường tồn mãi như trời đất.

2. Câu thơ sử dụng chủ yếu phép so sánh.

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã: sử dụng phép so sánh, so sánh chiếc thuyền lao ra biển mà lướt rất nhẹ, rất êm. Chiếc thuyền như con tuấn mã, ý nói chiếc thuyền đánh cá vừa đẹp, vừa khỏe, phi nước đại, tiến ra sông dài biển rộng.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng: So sánh "cánh buồm" - cụ thể hữu hình với "mảnh hồn làng" - thứ vô hình, trừu tượng. Điều đó cho thấy con thuyền tiến ra biển lớn không chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh cá mà còn mang trong nó những ước vọng và tình cảm thân thương của quê hương. Phép so sánh khiến con thuyền như trở thành một sinh thể có hồn, đẹp đẽ, kì vĩ, sống động.

- Phép nhân hóa qua động từ "rướn" trong câu "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" cho thấy tư thế chủ động, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Nhờ sự lạc quan, mạnh mẽ, rắn rỏi vươn tới của con thuyền mà hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.

3.

a. Câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ "có tài mà cậy chi tài" kết hợp với phép chơi chữ "chữ tài liền với chữ tai một vần" nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.

b. Câu thơ sử dụng phép so sánh nhằm nhấn mạnh sự non nớt, trong sáng, ngây thơ của trẻ em => cần bảo vệ và trân trọng sự phát triển của trẻ em.

c. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "ơi" => trò chuyện với trâu như với người. Thể hiện sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộng, với con trâu, cái cày. Đồng thời cũng gửi gắm ước vọng của người nông dân về cuộc sống lao động cần cù chăm chỉ, có thể thu về thành quả xứng đáng.

22 tháng 7 2021

Chị nghĩ là với những đề nói về tác hại thì chỉ có tác hại chứ làm gì có phản đề em?

Gợi ý cho em tác hại nhé: 

Kể tên nguyên nhân xảy ra thực trạng ấy

Đối với xã hội

Đối với bản thân

Lấy dẫn chứng cụ thể

Lời khuyên cho các bạn

 

Only 10 days left until Christmas !! Have prepared to go into the warm Christmas sweater, hang socks on the chimney (if any) and harmoniously dance and dance to the jubilant Christmas rhythms. So when people reunite together this Christmas, we will hug each other tightly, smile and say the first sentence? Of course it will be Merry Christmas. As a global citizen welcoming a global holiday, we must be able to say Merry Christmas in different languages ​​to congratulate our friends all over the world in order to be right. is that right? For example, Christmas greetings in French, German, Spanish, Chinese, Japanese and many other languages, etc. EF teams around the world sit down and bring the You have 15 Christmas wishes in their native language. Please accept this challenge and prace speaking Merry Christmas in different languages ​​properly!

''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người Việt.

17 tháng 9 2018

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.