K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2018

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà 

Vài lời cung chúc tân niên mới 

Vạn sự an khang vạn sự lành

1. Thơ Chúc Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
Vài lời cung chúc tân niên mới
Vạn sự an khang vạn sự lành

2. Năm Mới Chúc Mừng Hạnh Phúc Chan Hòa

NĂM tròn xin tiễn tiết đông qua
MỚI đón xuân tươi đến mọi nhà
CHÚC tặng trên đời thêm chữ Hỷ
MỪNG vui khắp chốn cất lời ca
HẠNH dung lễ nghĩa ngời tâm ngọc
PHÚC lộc, công danh rạng ánh ngà
CHAN chát trống kèn, Lân hợp cảnh
HÒA đàn, tấu sáo rộn ràng ca

Hoa đào là tượng trưng cho Tết ở miền Bắc, với những bạn thường xuyên sử dụng máy tính, có thể tải những hình nền hoa đào về máy tính của mình để thay đổi ảnh nền đã cũ trước đây để hòa chung không khí tết với mọi người xung quanh nhé.

3. Thơ Chúc Tết 2017 Dành Cho Đấng Sinh Thành

Công ơn cha mẹ biển sâu
Con sao trả hết mái đầu phơ phơ
Xuân về cho phép con thơ
Kính chúc cha mẹ thọ như tiên trời.

4. Thơ Chúc Tết Cho Bạn "Già"

Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều

5. Thơ Chúc Tết An Bình - Tài Lộc - Vinh Quang

Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG

6. Thơ Chúc Tết Đinh Dậu Tài Lộc, An Khang, Vạn Sự Lành

Năm mới Tết đến
Rước hên vào nhà
Quà cáp bao la
Mọi nhà no đủ
Vàng bạc đầy hũ
Gia chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Sum vầy hạnh phúc
Cầu tài chúc phúc
Lộc đến quanh năm
An khang thịnh vượng.

21 tháng 2 2019

Phân tích cấu tạo là xác định chủ ngữ , vị ngữ

1. Đặt vấn đề

 

Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo nhiều phương pháp. Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: (1) theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống), (2) theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) theo cấu trúc đề - thuyết(ngữ pháp chức năng), và (4) theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (lý thuyết phân đoạn thực tại).

 

Các phương pháp này được xây dựng dựa trên ba bình diện nghiên cứu câu: kết học, nghĩa học và dụng học. Trong đó, phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thuộc bình diện kết học của câu, cấu trúc vị từ - tham thể thuộc bình diện nghĩa học, cấu trúc cái cho sẵn - cái mới thuộc bình diện dụng học. Riêng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết thì lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau. Cao Xuân Hạo không xếp đề - thuyết vào bình diện kết học, song ông cũng băn khoăn khi xếp đề - thuyết vào bình diện dụng học [4, tr. 11].

 

2. Trong bài viết này, chúng tôi  sẽ phân tích mẫu một số câu cụ thể theo từng phương pháp; nêu ưu thế, hạn chế của mỗi phương pháp và sự tương quan/ mối quan hệ của các phương pháp với nhau.

 

2.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị

 

Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống, được xây dựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ  quan hệ chủ vị. Muốn vẽ được mô hình câu theo phương pháp này, phải xác định được ba quan hệ trên. Qui ước vẽ như sau: với quan hệ đẳng lập, không vẽ mũi tên ở cả hai chiều; với quan hệ chính phụ, vẽ mũi tên hướng về thành tố chính; với quan hệ chủ vị, vẽ mũi tên ở cả hai chiều.

 

a. Một số ví dụ mẫu

 

Công ty   chúng tôi  // sẽ   thi công     một  tòa nhà    24  tầng.

 

                           ĐN                                               ĐN

 

                                                          ĐN                          ĐN

 

                                                                                  BN

 

           C                                               V

 

-> Đây là câu đơn.

 

Bỗng  một  bàn tay /  đập  (vào)  vai   //    khiến    hắn  /  giật mình.

 

TTN                                                BN                  C                    V

 

                C                           V                                           BN     

 

                           CN                                                   VN

 

-> Đây là câu phức thành phần chủ ngữ và thành phần bổ ngữ.

 

b. Ưu thế của phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị

 

Đối với người Việt, chủ ngữ và vị ngữ là những khái niệm hết sức quen thuộc. Đây lại là phương pháp ra đời sớm, được nghiên cứu nhiều, nên hệ thống lý thuyết tương đối sáng rõ.  Các thành tố cấu tạo nên câu được phân tích hết sức tỉ mỉ và cạn kiệt. Không có bất kỳ một từ nào trong câu không được làm rõ, dù đó là thực từ hay hư từ. (Theo chúng tôi, trong số bốn phương pháp phân tích câu, đây là phương pháp phân tích chi tiết nhất). Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệ giữa các cụm từ với nhau luôn được thể hiện rõ ràng. Chức năng của các thành phần câu được phản ánh một cách rất cụ thể. Nếu dạy cho học sinh phân tích câu theo cách này, người học dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực.

 

Phương pháp này có hạn chế sau đây. Khi nói một câu, cái quan trọng là ta truyền đi một thông tin. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị chỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọng tâm thông báo của câu. Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữ pháp, không rõ chức năng ngữ nghĩa. Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên không phải lúc nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt là những câu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những câu có cấu trúc hơi khác thường.

 

 

 

2.2. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ -  tham thể

 

Người khơi nguồn cho phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể là L.Tesnière với lý thuyết diễn trị (vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước). Ông đã gợi ra một giải pháp nghĩa học độc lập cho việc phân tích câu. Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này. Đó là C.J. Fillmore, M.A.K. Halliday, W.Chafe, C. Hagège, S.C.Dik… Để phân tích được câu theo phương pháp này, trước hết phải xác định được vị từ trung tâm, sau đó xác định các tham thể bắt buộc xoay xung quanh vị từ đó, cuối cùng là xác định các tham thể mở rộng.

 

a. Một số ví dụ mẫu

 

Ngày 8-3,           tôi             tặng      cho người yêu     một bó hoa hồng.

 

TTMR               TTBB          VTTT           TTBB                     TTBB

 

        (thể thời gian)   (hành thể)                         (tiếp thể)                 (đối thể)

 

      Con mèo nhảy mạnh                   làm đổ                    lọ hoa.

 

TTBB (thể nguyên nhân)               VTTT              TTBB (đối thể)

 

Tôi                         lại tưởng                      anh ta không muốn đến.

 

TTBB (thể cảm nghĩ)         VTTT                            TTBB (thể nội dung)

 

Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể có ưu thế sau: Các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể phản ánh sự tương ứng về nghĩa của chúng với các sự vật trong thực tế khách quan. Toàn bộ nội dung câu phản ánh một sự tình của thế giới ấy. Thông qua cấu trúc này, ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa ngôn ngữ học với cuộc sống con người.

 

Phương pháp  phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể có hạn chế là không quan tâm đến các hư từ. Vì vậy, mối quan hệ giữa các từ trong câu nhiều khi không được làm rõ. Đặc biệt, cấu trúc này không phân tích được cạn kiệt các thành phần trong câu, chẳng hạn, không làm rõ được thành phần định ngữ có vai trò gì trong cấu trúc nghĩa sự vật. Ví dụ: Cô gái nhỏ nhắn ấy là bạn tôi. Toàn bộ cụm danh từ cô gái nhỏ nhắn ấy là một tham thể; bạn tôi là một tham thể. Còn nhỏ nhắn và tôi có vai trò gì thì không quan tâm đến.

 

Nhiều trường hợp rất khó phân tích câu theo cấu trúc này, nhất là đối với những câu có nhiều tầng bậc. Ngoài ra, rất khó xác định vai nghĩa mà các tham thể đảm nhiệm do không có dấu hiệu hình thức rõ ràng. Có một thực tế là người ta vẫn dựa vào sự tương ứng giữa các thành tố của cấu trúc vị từ - tham thể với các thành phần câu trong cấu trúc chủ - vị để từ cấu trúc chủ - vị, suy ra cách phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể. Như vậy rõ ràng là muốn phân tích câu (dù theo cách nào), vẫn phải học cấu trúc chủ - vị trước.

 

Mối quan hệ giữa cấu trúc vị từ  – tham thể với cấu trúc chủ – vị:

 

CẤU TRÚC CHỦ – VỊ

CẤU TRÚC VỊ TỪ - THAM THỂ

Chủ ngữ

Tương ứng với tham thể bắt buộc (là tham thể quan trọng nhất)

Trung tâm của vị ngữ

Tương ứng với vị từ trung tâm (toàn bộ vị ngữ có thể tương đương với cả vị từ trung tâm + tham thể bắt buộc / không bắt buộc).

Bổ ngữ: 2 loại:

+ Bổ ngữ bắt buộc (của động từ trao nhận, sai khiến…)

+ Bổ ngữ không bắt buộc (Bổ ngữ thời gian, địa điểm, mục đích….)

 

+ Tương ứng với tham thể bắt buộc.

 

+ Tương ứng với tham thể không bắt buộc.

Định ngữ

Không tương ứng với một tham thể. Nó cùng với danh từ trung tâm làm thành một tham thể.

Đề ngữ

Tương ứng với tham thể bắt buộc do nó có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu hoặc các thành tố trong câu.

Trạng ngữ

Tương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố).

Các thành phần biệt lập (phụ chú ngữ, liên ngữ, hô ngữ, tình thái ngữ)

Không tương ứng với bất kỳ thành tố nào trong cấu trúc vị từ - tham thể vì các thành tố này không tham gia vào việc biểu hiện nghĩa sự vật.

Vị ngữ phụ

Tương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố).

 

2.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết

 

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, một câu được chia ra hai phần: phần đề và phần thuyết. Để phân tích được câu theo cấu trúc này, có thể dựa vào nhiều tiêu chí, tuy nhiên, đơn giản nhất là dựa vào tiêu chí về phương tiện. Ba chỉ tố đánh dấu sự phân chia đề - thuyết là thì, là, mà.

 

a. Một số ví dụ mẫu

 

                                                              C

 

  KĐ                                     Đ                              T

 

                            MXN

 

 

 

Buổi chiều,    mệt mỏi vì chờ đợi,          lăn ra ngủ.                                      

 

-> Đây là câu đơn một bậc đề - thuyết.

 

                                C

 

          

 

         Đ                                Ta                                     Tb

 

 

 

                                     đ                    t            đ                       t

 

       Con bé ấy                  mắt   thì     giống mẹ,  nước da      lại giống bố.              

 

-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.

 

         

 

                                    V1                            V2

 

                           Đ                  T           Đ                   T

 

 

 

                     Tay anh   bưng ngọn đèn, em       che ngọn gió.

 

-> Đây là câu ghép.

 

Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề  – thuyết có ư thế là: Cấu trúc đề - thuyết phản ánh được vấn đề thông tin của câu, trong đó, phần thuyết là phần chứa đựng nội dung thông tin mới. Căn cứ xác định đề - thuyết là dựa vào các tác tử thì, là, mà: chỗ nào chen được các tác tử này thì chỗ đó là ranh giới phân chia đề - thuyết. Thao tác này tương đối đơn giản. Do vậy, việc phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết nhìn chung là dễ thực hiện.

 

 So với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thì khi áp dụng phương pháp phân  tích câu theo cấu trúc đề - thuyết, các thành phần chỉ được phân tích sơ bộ chứ không được phân tích thật chi tiết.

 

Nhìn chung, cấu trúc đề - thuyết dễ ứng dụng đối với những câu được sử dụng trong hội thoại hàng ngày. Quả thực trong hội thoại, các phát ngôn chứa rất nhiều các tác tử thì, là, mà, do vậy, việc phân tích khá đơn giản. Còn trong các văn bản văn học, nhất là các văn bản khoa học thì các từ “râu ria” này sẽ ít hoặc không xuất hiện. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể thêm các từ này vào để làm ranh giới phân chia đề - thuyết, song việc làm này mang tính chất cảm tính. Việc xác định phần đề, phần thuyết lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Thêm vào đó, trong những câu có chứa cả thì và , ranh giới xác định đề - thuyết không nhất quán, có lúc dựa vào thì, có lúc dựa vào .

 

 Dù sao, phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết vẫn là một phương pháp mới, không quen thuộc với người học, do vậy, thông thường người học hay suy từ cấu trúc chủ - vị sang cấu trúc đề - thuyết. Như vậy, cách phân tích này dường như bị lệ thuộc vào lối phân tích chủ - vị.

 

Mối quan hệ giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc chủ – vị:

 

 

 

 

CẤU TRÚC CHỦ - VỊ

CẤU TRÚC ĐỀ  - THUYẾT

Phạm vi ngữ nghĩa

Chủ ngữ hẹp hơn phần đề và vị ngữ hẹp hơn phần thuyết.

Phần đề rộng hơn chủ ngữ. Phần thuyết rộng hơn vị ngữ.

Mối quan hệ giữa hai thành phần chính trong câu

Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ tương đối chặt.

Quan hệ giữa đề với thuyết tương đối lỏng.

Sự tương ứng của một số thành phần câu

- Khởi ngữ

- Trạng ngữ

- Vị ngữ phụ

- Vế phụ của câu ghép chính

phụ

- Tình thái ngữ

 

- Liên ngữ

- Hô ngữ

- Phụ chú ngữ

- Tương ứng với phần đề

- Tương ứng với chu ngữ

- Tương ứng với minh xác ngữ

- Tương ứng với phần đề

 

- Đề tình thái (siêu đề) hoặc

thuyết tình thái (thuyết giả)

- Đề tình thái (siêu đề)

- Vế câu than gọi

- Vế câu phụ chú

Sự tương ứng của các kiểu câu

- Câu đơn

 

- Câu phức

 

- Câu ghép đẳng lập

 

- Câu ghép chính phụ

- Tương ứng với câu đơn 1 bậc Đề-Thuyết.

- Tương ứng với câu đơn 2 bậc Đề-Thuyết trở lên.

- Tương ứng với câu đơn 2 bậc Đề-Thuyết trở lên.

- Tương ứng với câu ghép.

Ưu thế và hạn chế chính

- Dễ đối với quy trình phân tích câu (phân tích văn bản) nhưng khó đối với quy trình xây dựng câu (tạo lập văn bản).

- Có thể phân tích đến cạn kiệt tất cả các thành phần.

- Không quan tâm tới vấn đề thông tin của câu.

- Dễ đối với quy trình xây dựng câu (tạo lập văn bản) nhưng khó đối với quy trình phân tích câu (phân tích văn bản).

- Không thể phân tích cạn kiệt tất cả các thành phần.

- Quan tâm tới vấn đề thông tin của câu(Thông tin mới nằm ở phần thuyết).

Mối quan hệ với ngữ cảnh

- Ít  phụ thuộc vào ngữ cảnh. -> Cấu trúc C-V luôn được phân tích giống nhau ở mọi ngữ cảnh.

- Phụ thuộc khá chặt vào ngữ cảnh -> Trong các ngữ cảnh khác nhau, một phát ngôn có thể có phần Đ và T khác nhau.

 

2.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “cái cho sẵn – cái mới”

 

Người đầu tiên đề xuất lý thuyết phân đoạn thực tại là nhà ngôn ngữ học người Sec V.Mathesius. Theo ông, một phát ngôn gồm hai phần: cái cho sẵn - cái mới (Nguyễn Minh Thuyết, Trần Ngọc Thêm sử dụng cặp thuật ngữ nêu - báo). Trong đó, phần nêu (cái cho sẵn) là xuất phát điểm của thông báo, là đối tượng của cuộc nói chuyện, tức là thông tin đã biết hoặc dễ nhận biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình; còn phần báo (cái mới) là trọng tâm của thông báo, là hạt nhân của cuộc thoại. V.Mathesius cũng cho rằng cái cho sẵn tương ứng với phần đề của câu, còn cái mới tương ứng với phần thuyết. Sau này, M.A.K Halliday phát hiện cái cho sẵn - cái mới không tương ứng một đối một với cấu trúc đề - thuyết của câu.

 

Để có thể sử dụng phương pháp phân tích câu này, cần đặt câu trong một ngữ cảnh cụ thể. Sau đó xác định thông tin cũ, mới dựa vào các hư từ, dựa vào khả năng lược bỏ và dựa vào một số phép liên kết câu.

 

Một số ví dụ:

 

 (Lan im lặng). Lan  như nghe thấy tiếng đập của con tim mình.

 

                         CC                                  CM

 

 Bỗng từ dưới nước nhô lên một cánh tay.

 

                     CM  

 

Chính    ăn hai bát cháo (chứ không phải tôi).

 

         CM          CC

 

Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “cái cho sẵn – cái mới” có ưu thế sau:

 

Như chúng ta biết, nói một câu là truyền đi một thông tin. Tất nhiên, cái mà người ta quan tâm là thông tin mới. Cấu trúc cái cho sẵn – cái mới có ưu thế nổi bật mà không cấu trúc nào có được - đó là nó phản ánh thông tin cũ - mới của câu một cách hết sức rạch ròi. Về điểm này, nó còn vượt xa cả cấu trúc đề - thuyết vì thỉnh thoảng, trong phần thuyết vẫn chứa một vài từ ngữ mang thông tin cũ. Do vậy, nó còn được gọi là cấu trúc thông tin hay, vắn tắt hơn, là cấu trúc tin.

 

Hạn chế của phương pháp này là: Cấu trúc chủ - vị là cấu trúc cú pháp ổn định, tách rời ngữ cảnh. Nói cụ thể hơn, trong bất cứ tình huống nào, chủ ngữ vẫn cứ là chủ ngữ, vị ngữ vẫn cứ là vị ngữ. Đây là cấu trúc ở dạng tĩnh. Trong khi cấu trúc tin phụ thuộc chặt chẽ vào ngữ cảnh (có thể nói là lệ thuộc vào ngữ cảnh). Vậy, nếu không có tình huống giao tiếp hay ngữ cảnh cụ thể thì ta không thể phân tích câu theo cấu trúc này.

 

Mối quan hệ giữa cấu trúc “cái cho sẵn - cái mới” với cấu trúc chủ – vị:

 

Cấu trúc tin có thể trùng với cấu trúc chủ - vị, có thể không.

 

Trường hợp cấu trúc tin trùng với cấu trúc chủ - vị là trường hợp chủ ngữ mang tin cũ và vị ngữ mang tin mới. Chẳng hạn:

 

  (Lan mệt mỏi).  Cô ấy    đã thức suốt đêm qua.

 

Theo cấu trúc chủ - vị:      C                    V

 

Theo cấu trúc nêu - báo:   CC                 CM

 

Đặc biệt với cấu trúc có chứa từ “là”, thông thường cái cho sẵn trùng với chủ ngữ, cái mới trùng với vị ngữ.

 

Song, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp ranh giới Cái cũ – Cái mới không trùng với chủ - vị. Bởi lẽ, về nguyên tắc, thông tin mới của câu có thể nằm ở bất kỳ thành phần nào trong câu (chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ…). Thậm chí, có những trường hợp, phần tin mới nằm ở các hư từ vốn không đảm nhiệm chức năng cú pháp gì trong câu. Ví dụ:

 

Tin mới trùng với chủ ngữ:

 

-         Chính  đã từ bỏ tình yêu của mình.

 

-         Anh Bình mới là người đến trước.

 

-         Cả anh ấy cũng vắng mặt.

 

 Tin mới trùng với bổ ngữ:

 

-         Cô ấy nghi ngờ cả tôi.

 

-         Nó đọc cả báo.

 

Tin mới trùng với trạng ngữ:

 

-         Mai anh đi à?

 

-         Ngày kia tôi mới đi.

 

Tin mới trùng với các hư từ trong câu:

 

-         Cậu ăn cơm chưa?

 

-         Rồi.

 

Tin mới cũng có thể nằm ở các tình thái từ hoặc các quán ngữ tình thái bởi lẽ các từ ngữ này luôn là điểm nhấn quan trọng về mặt thông tin. Do vậy, xét về tính đúng sai, tính chân thực của phát ngôn, ta thấy có một điều khá thú vị. So sánh:

 

(a) Anh ấy không đến.

 

(b) Có lẽ anh ấy không đến.

 

Trong câu (b), có lẽ là thành phần tình thái ngữ. Nó không phải là thành phần quan trọng trong cấu trúc chủ - vị của câu, bỏ nó đi, câu vẫn không sai về ngữ pháp. Nhưng nếu thực tế là anh ấy đến, thì nhận định (a) sẽ là sai, còn (b) không bị coi là sai.

 

Xét về số lượng các thành phần trong câu thì cấu trúc tin luôn luôn chỉ có hai phần (cái cho sẵn - cái mới). Còn cấu trúc chủ - vị, ngoài hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), trong câu còn rất nhiều các thành phần khác (trạng ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ…)

 

Bây giờ, chúng tôi sẽ phân tích một câu theo cả bốn phương pháp. Câu được chọn là: Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi sẽ học chiều nay.

 

(1)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc chủ – vị:

 

Ngữ pháp  tiếng Việt  (thì)  chúng tôi // sẽ học  chiều nay.

 

                         ĐN                                                     BN

 

                                              C                         V

 

          K                                                

 

-> Đây là câu đơn bình thường.

 

(2)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc vị từ - tham thể:

 

Ngữ pháp tiếng Việt  thì  chúng tôi    sẽ học   chiều nay.

 

      TTBB                            TTBB      VTTT        TTMR

 

    Thể đối tượng              Hành thể                  Thể thời gian

 

(3)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc đề – thuyết:

 

                            C

 

 

 

 
 

 

 

             Đ                                    T

 

                                           đ2                           t2

 

Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi // sẽ học chiều nay.

 

-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.

 

(4)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc “cái cho sẵn - cái mới”:

 

Giả sử ngữ cảnh xuất hiện của câu này là có một người nào đó hỏi: “Bao giờ thì các bạn học ngữ pháp tiếng Việt?”. Câu trả lời sẽ được phân tích như sau:

 

Ngữ pháp tiếng Việt  thì chúng tôi  sẽ học  chiều nay.

 

          CC                           CC           CC          CM

 

Rõ ràng là bốn kiểu cấu trúc trên không trùng nhau.

 

3. Kết luận

 

  Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo bốn phương pháp. Bốn phương pháp này có những điểm tương đồng với nhau, cũng có những điểm khác biệt. Chúng hỗ trợ, bù đắp cho nhau để cuối cùng, nếu chúng ta nắm được cả bốn phương pháp phân tích câu, chúng ta sẽ có được một cái nhìn toàn diện nhất về câu tiếng Việt.

 

  Mỗi phương pháp phân tích câu có những thế mạnh riêng, phụ thuộc vào bình diện mà nó phản ánh.

 

Lẽ dĩ nhiên, mỗi phương pháp cũng có những hạn chế của nó. Song xét trên từng bình diện nghiên cứu câu một cách độc lập, mỗi phương pháp ấy đã hoàn thành tốt sứ mạng của mình.

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào

14 tháng 2 2018

Lời chúc tết 1. 1 nụ cười cho lòng thêm ấm áp. 1 ánh mắt cho hạnh phúc tràn đầy. 1 lời nói cho trọn vẹn niềm tin. 1 cái nắm tay cho yêu thương còn mãi. 1 sự chờ đợi cho tình mãi bền lâu. 1 chút hờn ghen cho yêu thương toả sáng. 1 trái tim hồng cho tình yêu thuỷ chung.

Lời chúc tết 2. Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 biển cả tình thương, 1 đại dương tình bạn, 1 điệp khúc tình yêu, 1 người yêu chung thủy, 1 sự nghiệp sáng ngời, 1 gia đình thịnh vượng.

Lời chúc tết 3. Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng. – Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến!

Lời chúc tết 4. Chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu.

14 tháng 2 2018

Đây là những lời chúc dành cho bạn bè nha bạn:

1.Người ta tự hào vì tiền bạc và sự giàu có. Còn mình thì tự hào vì có những người bạn tốt như cậu. Năm mới, chúc cho cậu và gia đình an khang thịnh vượng. Cầu chúc cho mối thân tình bao năm qua của chúng ta mãi mãi bền chặt. Happy new year!

2. Người ta thường nói “đứng bên bờ vực thẳm mới tìm ra người bạn tốt”. Tuy cuộc sống của tớ đã rất suôn sẻ nhưng tớ luôn tin rằng cậu là người bạn tốt nhất mà cuộc đời đã ban tặng cho tớ. Phút giao thừa thân thương gửi tới cậu và gia đình lời chúc năm mới bình an! Tớ sẽ đến bất cứ khi nào cậu cần. Happy new year!

3.Năm Mậu Tuất 2018 – Chúc bạn luôn: Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý.

4. Năm mới chúc anh em“sức khỏe vô biên, kiếm được nhiều tiền, đời sướng như tiên, chẳng ai làm phiền!”.

5. Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 biển cả tình thương, 1 đại dương tình bạn, 1 điệp khúc tình yêu, 1 người yêu chung thủy, 1 sự nghiệp sáng ngời, 1 gia đình thịnh vượng.

6. Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!

7. Năm hết tết đến kính chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ, miệng cười vui vẻ, tiền vào mạnh mẽ, cái gì cũng được suôn sẻ, để sống tiếp một cuộc đời thật là đẹp đẽ,…

8. Mỗi năm là một mùa hoa nở, mỗi năm là một mùa bội thu. Cuộc sống như cái cây đang lớn. Đó là lời tôi dành tặng bạn trong năm mới.

9. Ra đi gặp được bạn hiền. Quay về gặp được người thương yêu mình. Sang xuân sự nghiệp hanh thông. Tài cao, chí lớn vẫy vùng đó đây.

10. Một lời chào mong một ngày may mắn. Một lời nhắn nhủ mong bạn thành công. Một lời chúc mong bạn ấm lòng. Một nụ cười để vượt qua tất cả. Một ý chí để đập tan vất vả, lo âu. Một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng những câu chúc tết bạn bè tinh nghịch, hài hước một chút với những người bạn thân thiết nhé 

1.Năm mới càng sung sức, không bực tức, không đau nhức, gấp đôi lợi tức..tiền vào thơm phức.

2.Xin chúc tất cả các đồng chí: Dù thất bại hay thành công, dù lông bông hay đang làm việc, dù đang ăn tiệc hay ở nhà, dù già hay trẻ, dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng, dù là rồng hay là tôm, dù đang bia ôm hay trà đá, dù có hút thuốc… lá hay là không, dù có công hay có tội, dù bơi lội hay karate, dù đi xe hay đi bộ… Năm mới vui vẻ hạnh phúc!!!

3.Năm mới: Đau đầu vì nhà giàu! Mệt mỏi vì học giỏi! Buồn phiền vì nhiều tiền! Ngang trái vì xinh gái! Mệt mỏi vì đẹp giai! Và mất ngủ vì không có đối thủ!

4. Chúc các bạn có nhiều người để ý. Tỏ tình nhiều ý. Tiền nhiều nặng ký. Công việc vừa ý. Miệng cười mắt ti hí. Sống Lâu Một tí.

5. Năm mới chúc vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu.

18 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé 

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

Tả cây có bóng mát - Tả cây đa

Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.

Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.

Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.

Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

Chúc bạn học tốt !

18 tháng 4 2020

Bạn tham khảo bài của moon nhé 

hok tốt

11 tháng 12 2017

Em có rất nhiều người bạn thân. Nhưng người em yêu quý nhất là bạn Hương.

Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng em vẫn thắm thiết như ngày nào. Em và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương em thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn em nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khi bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn.

Em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để em và các bạn noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép.

Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc.

24 tháng 8 2021

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, em đến trường được học biết bao nhiêu điều hay, và muốn học tốt nữa thì về nhà em cũng phải học bài. Chính vì thế mà bố em cũng đã mua cho em một chiếc bàn học thật xinh xắn. Và cái bàn học xinh xắn của em lại được đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn học được bố em mua về đã được làm bằng gỗ công nghiệp, mặc dù chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng và đẹp đẽ. Chiếc bàn lại còn có cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn học của em có hình chữ nhật, còn với bề dài đúng một sải tay em còn bề rộng bề rộng em đo được 3 gang tay của em như lại hơi dốc xuống một chút về phía em đặt ghế, chính điều này cũng như đã tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Chiếc bàn có màu vàng vangf của véc-nin thật đẹp, những hình như vân gỗ nổi lên cũng đẹp.

Còn về phí mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, và nó như lại bị lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy… hay những đồ vật nho nhỏ như không bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Phía bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, ngăn bàn này em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt thật là tiện dụng biết bao nhiêu. Trong ngăn bàn em có thể để chiếc cắp sách như chiếc bàn ở trường vậy. Nhưng chiếc bàn học này em lại để giấy thủ công, còn chiếc cặp lại có một chỗ treo ngay ở rìa chiếc chân bàn thật vững chắc kia. Bàn học của em có 4 chân thật là chắc chắn, cho dù em có để nhiều sách đi chăng nữa thì nó cũng không hề lay chuyển. Bàn chắc chắn cho em yên tâm học bài.


 

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, em đến trường được học biết bao nhiêu điều hay, và muốn học tốt nữa thì về nhà em cũng phải học bài. Chính vì thế mà bố em cũng đã mua cho em một chiếc bàn học thật xinh xắn. Và cái bàn học xinh xắn của em lại được đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn học được bố em mua về đã được làm bằng gỗ công nghiệp, mặc dù chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng và đẹp đẽ. Chiếc bàn lại còn có cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn học của em có hình chữ nhật, còn với bề dài đúng một sải tay em còn bề rộng bề rộng em đo được 3 gang tay của em như lại hơi dốc xuống một chút về phía em đặt ghế, chính điều này cũng như đã tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Chiếc bàn có màu vàng vangf của véc-nin thật đẹp, những hình như vân gỗ nổi lên cũng đẹp.

Còn về phí mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, và nó như lại bị lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy… hay những đồ vật nho nhỏ như không bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Phía bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, ngăn bàn này em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt thật là tiện dụng biết bao nhiêu. Trong ngăn bàn em có thể để chiếc cắp sách như chiếc bàn ở trường vậy. Nhưng chiếc bàn học này em lại để giấy thủ công, còn chiếc cặp lại có một chỗ treo ngay ở rìa chiếc chân bàn thật vững chắc kia. Bàn học của em có 4 chân thật là chắc chắn, cho dù em có để nhiều sách đi chăng nữa thì nó cũng không hề lay chuyển. Bàn chắc chắn cho em yên tâm học bài.

Xem thêm:  Kể lại câu chuyện Cây tre trăm đốt theo lời kể anh Khoai

Và cứ mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm cho thật là sạch. Em không bao giờ viết hay vẽ bậy nên bàn. Vì em em quý chiếc bàn này và thỉnh thoảng em lại xếp chỗ sách vở gọn nhất nhìn chiếc bàn vẫn như mới vậy.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài và trở thành con ngoan và trò giỏi.

23 tháng 2 2018

cây : đào mai quýt...

món ăn: bánh chưng bánh tét bánh dày...

kb nhé!!

23 tháng 2 2018

cây đao,mai

bánh chưng,bánh tét

5 tháng 11 2018

Song Ngư là Snow nhưng Snow k bik bn cung nào

Lần sau k đăng câu hỏi linh tinh

6 tháng 11 2018

Mình cung Ma Kết còn bạn là cung Sư Tử.Lần sau đừng có đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn nha.