Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch (dương lịch).
- Chữ viết:
+ Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.
+ Người La Mã sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã
- Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại.
- Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng.
- Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao.
- Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.
Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc là:
Về tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất kaf: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.Về chữ viết: Chữ giáp cốt và chữ viết trên thẻ tre, gỗVề văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời Chiến Quốc)...Về sử học: Có các tác phẩm nổi tiếng như Sử Kí (Tư Mã Thiên), Tam quốc chí.Về y học: Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh với các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...Về kỹ thuật: Phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...Về kiến trúc: xây dựng vạn lý trường thành, là biểu tượng của nền văn minh Trung QuốcThành tựu văn hóa của:
Cư dân Ai Cập:– Biết làm ra lịch, làm đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời.
– Biết dựa vào chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái đất, chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 29 hoặc 30 ngày.
– Kĩ thuật ướp xác chết thuần thục.
– Biết viết chữ trên giấy
– Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn
– Xây dựng công trình kim tự tháp và tượng Nhân sư
Cư dân Lưỡng Hà:– Biết viết chữ trên đất sét
– Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
– Xây dựng thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:
– Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.
– Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.
– Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.
– Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi
– Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:
– Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.
– Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra, họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.
– Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.
Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn là:
Văn hóa Hòa Bình: Chế tạo rìu ngắn, khắc hình trên vách hang Đồng Nội
Văn hóa Bắc Sơn: Chế tạo công cụ mài, chày và bàn nghiền thức ăn
Văn hóa Quỳnh Văn: dùng vỏ sò, vỏ điệp trang trí, chế tạo đồ gốm đáy nhọn.
Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang:
+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.
+ Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.
+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…
+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).
+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.
* Đời sống vật chất của cư dân Văng Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ:
- Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ (hình ảnh đôi nam – nữ đang giã gạo).
- Ở nhà sàn (hình ảnh chiếc nhà sàn)
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ghe (hình ảnh chiếc thuyền).
* Mục đích sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng:
+ Chiếc muôi đồng: để múc cơm/ canh/ mắm/ thức ăn…
+ Thạp đồng: có thể được sử dụng để đựng lúa/ nước…
* Nguyên nhân cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn:
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển goặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi.
Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:
– Thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-li-a và trở thành một đế chế.
– Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị La Mã và nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng tối cao).
– Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.
Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ:
+ Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn
+ Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước
+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…