K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Một cửa hàng có 3 tấm vải, dài tổng cộng 126m. Sau khi họ bán đi \(\frac{1}{2}\)tấm vải thứ nhất, \(\frac{2}{3}\)tấm vải thứ hai và \(\frac{3}{4}\)tấm vải thứ ba, thì số vải còn lại ở ba tấm bằng nhau. Hãy tính chiều dài của ba tấm vải lúc ban đầu.2. Có 3 tủ sách đựng tất cả 2250 cuốn sách. Nếu chuyển 100 cuốn từ tủ thứ nhất sang tủ thứ ba thì...
Đọc tiếp

1. Một cửa hàng có 3 tấm vải, dài tổng cộng 126m. Sau khi họ bán đi \(\frac{1}{2}\)tấm vải thứ nhất, \(\frac{2}{3}\)tấm vải thứ hai và \(\frac{3}{4}\)tấm vải thứ ba, thì số vải còn lại ở ba tấm bằng nhau. Hãy tính chiều dài của ba tấm vải lúc ban đầu.

2. Có 3 tủ sách đựng tất cả 2250 cuốn sách. Nếu chuyển 100 cuốn từ tủ thứ nhất sang tủ thứ ba thì số sách ở tủ thứ 1, thứ 2, thứ 3 tỉ lệ với 16,15,14. Hỏi trước khi chuyển thì mỗi tủ có bao nhiêu cuốn sách?

3. Ba xí nghiệp cùng xây dựng chung 1 cây cầu hết 38 triệu đồng. Xí nghiệp 1 có 40 xe ở cách cầu 1,5 km, xí nghiệp 2 có 20 xe ở cách cầu 3 km, xí nghiệp 3 có 30 xe cách cầu 1 km. Hoi3moi64 xí nghiệp phải trả cho việc xây dựng cầu bao nhiêu tiền, biết rằng số tiền phải trả tỉ lệ thuận với số xe và tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ xí nghiệp đến cầu?

4. Số hs 4 khối 6, 7, 8, 9 tỉ lệ với các số 9; 8; 7; 6. Biết rằng số hs khối 9 ít hơn số hs khối 7 là 70 hs. Tính số hs của mỗi khối.

5. Theo hợp đồng, 2 tổ sản xuất chia lãi với nhau theo tỉ lệ 3 : 5. Hỏi mỗi tổ được chia bao nhiêu nếu tổng số lãi là 12 800 000 đồng.

6. Tính độ dài các cạnh của 1 tam giác biết chu vi là 22 cm và các cạnh tỉ lệ với các số 2; 4; 5.

1
31 tháng 7 2016

Bài 1: Gọi chiều dài 3 tấm vải lúc đầu lần lượt là a,b,c. 

Theo đề bài, ta có: a+b+c= 126 (m) 

và \(a-\frac{1}{2}\cdot a=b-\frac{2}{3}\cdot b=c-\frac{3}{4}\cdot c\)

\(\Leftrightarrow\left(1-\frac{1}{2}\right)a=\left(1-\frac{2}{3}\right)b=\left(1-\frac{3}{4}\right)c\)

\(\Leftrightarrow\frac{1}{2}a=\frac{1}{3}b=\frac{1}{4}c\)

Áp dụng t/c của dãy tỉ số bằng nhau:

\(\frac{a}{2}=\frac{b}{3}=\frac{c}{4}=\frac{a+b+c}{2+3+4}=\frac{126}{9}=14\)

Đến đây tự tìm a,b,c.

Bài 2: 

Gọi số sách ở 3 tủ lần lượt là a,b,c:

Theo đề bài, ta có: a+b+c = 2250

và \(\frac{a-100}{16}=\frac{b}{15}=\frac{c+100}{14}\)

Áp dụng t/c của dãy tỉ số bằng nhau:

\(\frac{a-100}{16}=\frac{b}{15}=\frac{c+100}{14}=\frac{a-100+b+c+100}{16+15+14}=\frac{2250}{45}=50\)

Tự tìm tiếp nha.

Bài 4: Gọi số hs khối 6,7,8,9 lần lượt là a.b.c.d .

Theo đề, ta có; b - d = 70

và \(\frac{a}{9}=\frac{b}{8}=\frac{c}{7}=\frac{d}{6}\)

Đặt \(\frac{a}{9}=\frac{b}{8}=\frac{c}{7}=\frac{d}{6}=k\)

\(\Rightarrow a=9k\)

\(b=8k\)

\(c=7k\)

\(d=6k\)

Thay b= 8k và d=6k vào b-d= 70:

8k - 6k = 70

2k = 70

k= 35

=>  a=9k = 9* 35 = 315

(tìm b,c,d tương tự như tìm a. Sau đó kết luận)

Bài 5: Gọi số lãi của 2 tổ là a và b.

Theo đề , ta có: a+b = 12 800 000

và \(\frac{a}{b}=\frac{3}{5}\Rightarrow\frac{a}{3}=\frac{b}{5}\)

Áp dụng t/c của dãy tỉ số bằng nhau:

\(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a+b}{3+5}=\frac{12800000}{8}=1600000\)

(tự tìm a,b)

Bài 6: 

Gọi độ dài 3 cạnh của tam giác đó là a,b,c:

Theo đề, ta có: a+b+c=22

và \(\frac{a}{2}=\frac{b}{3}=\frac{c}{5}=\frac{a+b+c}{2+3+5}=\frac{22}{10}=2,2\)

=> (tự tìm a,b,c) 

Gọi số công nhân mỗi tổ là a,b,c.

Theo đề ta có:

\(\frac{a}{\frac{1}{14}}=\frac{b}{\frac{1}{15}}=\frac{c}{\frac{1}{21}}=\frac{a-c}{\frac{1}{14}-\frac{1}{21}}=\frac{10}{\frac{1}{42}}=420\)

Vậy số công nhân tổ A: \(420\cdot\frac{1}{14}=30\)người.

       Số công nhân tổ B: \(420\cdot\frac{1}{15}=28\)người

       Số công nhân tổ C: \(420\cdot\frac{1}{21}=20\) người

16 tháng 11 2015

Nếu số người làm không giảm đi thì đến ngày đã định đội đó là được số phần công việc là:1 - \(\frac{1}{3}\) = \(\frac{2}{3}\) (công việc)

Vì lượng công việc tỉ lệ thuận với số người nên

Nếu số người giảm đi 1 nửa thì số lượng công việc cũng giảm đi 1 nửa

Vậy đến ngày đã định đội đó làm thêm được số phần công việc là: \(\frac{2}{3}\): 2 = \(\frac{1}{3}\) (công việc)

Vậy số phần công việc đội đó làm được tất cả là: \(\frac{1}{3}\)\(\frac{1}{3}\) = \(\frac{2}{3}\) (công việc)

ĐS:...

12 tháng 11 2017

các bạn có thể trình bày bằng dạng toán tỉ lệ thuận được ko

Bài 1: ( 2,5 điểm ). Thực hiện phép tính:a) \(\left(\frac{-2}{5}+\frac{5}{7}\right):\frac{2016}{2017}+\left(\frac{-3}{5}+\frac{2}{7}\right):\frac{2016}{2017}\)b)\(\frac{8}{9}.\left(\frac{-3}{2}\right)^3+1\frac{1}{2}:\left(\frac{-1}{2}\right)^2\)c) \(\frac{-3}{2}:\sqrt{36}-2,4:\sqrt{\frac{4}{25}}+2\frac{1}{2}.\left(\frac{-22}{15}\right)\)Bài 2: ( 2,5 điểm ). Tìm x,...
Đọc tiếp

Bài 1: ( 2,5 điểm ). Thực hiện phép tính:

a) \(\left(\frac{-2}{5}+\frac{5}{7}\right):\frac{2016}{2017}+\left(\frac{-3}{5}+\frac{2}{7}\right):\frac{2016}{2017}\)

b)\(\frac{8}{9}.\left(\frac{-3}{2}\right)^3+1\frac{1}{2}:\left(\frac{-1}{2}\right)^2\)

c) \(\frac{-3}{2}:\sqrt{36}-2,4:\sqrt{\frac{4}{25}}+2\frac{1}{2}.\left(\frac{-22}{15}\right)\)

Bài 2: ( 2,5 điểm ). Tìm x, biết

a)\(x:3\frac{1}{15}-\frac{3}{4}=2\frac{1}{4}\)

b) \(\left(4\frac{1}{2}-2x\right).1\frac{4}{61}=6\frac{1}{2}\)

Bài 3: ( 1 điểm )

a) Tìm a, b, c biết: \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{c}{7}\)và a+ b - c = 20

b) Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=2x+1\). Tính \(f\left(0\right),f\left(\frac{-1}{2}\right)\)

Bài 4: ( 1 điểm ). Nhà máy đóng tàu Ba Son địa chỉ số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM. Bến sửa tàu được xây bằng xi măng cốt sắt từ năm 1858, và bến tàu nổi được hạ thủy vào tháng giêng năm 1866. Ba Son là trung tâm khoa học - công nghệ sửa chữa, đóng tàu, đặc biệt là tàu Hải Quân. Nơi đây vừa là một cơ sở công nghiệp đầu tiên của nước ta, ra đời và phát triển thành trung tâm cơ khí lớn nhất của Việt Nam và của cả Đông Dương ngay thời Pháp thuộc, là biểu tượng của quá trình phát triển lịch sử phát triển của nó đã xuyên qua 3 thế kỷ

Giả sử nếu có 20 công nhân (với năng suất làm việc như nhau) cùng đóng mới một chiếc tàu trong 60 ngày. Do tính chất công việc nên nhà máy đã chuyển 8 công nhân sang khâu làm việc. Hỏi số công nhân còn lại sẽ cùng nhau đóng xong chiếc tàu trên trong bao nhiêu ngày ?

Bài 5: ( 3 điểm ): Cho tam giác ABC có AB = AC và BC < AB, gọi M là trung điểm của BC

a) Chứng minh: \(\Delta ABM=\Delta ACM\).Từ đó suy ra AM là tia phân giác của góc BAC.

b) Trên cạnh AB lấy điểm D sao cho CB = CD. Kẻ tia phân giác của góc BCD, tia này cắt cạnh BD tại N. Chứng minh: \(CN\perp BD\)

c) Trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho AD = CE. Chứng minh: \(\widehat{BCE=}\widehat{ADC}\)

d) Chứng minh: BA = BE

0