K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
23 tháng 11 2016

sao

7 tháng 11 2017

Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc nghệ thuật kiến trúc Việt Nam là chùa Một Cột - Hà Tây.

Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hựu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Theo truyền tụng, sau khi Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Quy mô chùa không nhỏ như hiện nay mà to lớn, lộng lẫy hơn nhiều. Trên một tấm bia ở chùa Long Dọi (Hà Nam Ninh dựng năm 1121 có ghi rõ điều đó).

Chùa còn có một trong bốn đại khí là Chuông Quy Điền do Ỷ Lan phu nhân cho đúc, nhưng làm xong đánh không kêu, cho là hóa khí nên để ở ruộng Mùa. Sau này, đến thếkỷ thứ XV, giặc Minh đã phá hủy để lấy đồng đúc đạn khi bị nghĩa quân Lam Sơn vây Đông Quan (Hà Nội). Không rõ chuông to lớn đến bậc nào, chỉ biết rằng để treo chuông, người ta dựng một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, chuông phải nặng cỡ chục tấn.

Về sự bề thế, chùa Một cột có thể xếp vào hàng những ngôi chùa lớn của nước ta, mà ngôi chùa hiện nay qua nhiều lần trùng tu, chỉ còn phảng phất hình bóng xưa mà thôi.

Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20m. Ởđây, có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ, bằng hệ thống móng giằng đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượt của cánh sen, thiết lập sự hài hòa giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới, có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: “lòng nhân ái soi tỏ thế gian”, mà với quan niệm này, nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam có kiệt tác: “Tượng Phụt nghìn mắt nghìn tay” - Chùa Bút Tháp.

Khối kiến trúc được phụ trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối, đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh tịch. Cảm giác choáng ngợp củahình tượng kiến trúc như chia sẻ, hòa đồng vào trời, nước, vào màu xanh ẩn hiện của cây, là khiến người đến rũ sạch ưu phiền để đạt tới sự thanh cao của tâm hồn.

Thượng phương thú dạ nhất chung lan, Nguyệt sắc như ba phong thư đan.

16 tháng 10 2016

THEO MÌNH THÌ BN CHỈ CẦN NÊU Ý CHÍNH VD NHƯ TIỀN THÂN CỦA LÀO LÀ LAN XANG, CHỦ NHÂN LÀ NGƯỜI LÀO LÙM, LÀO THƠNG, PHÁT TRIỂN Ở THẾ KỈ MẤY, SUY YẾU KHI NÀO.....

NHƯ Z LÀ OK RỒI

 

18 tháng 10 2016

3Q

Giáo dục và khoa học- kĩ thuật thời Trần có nhiều điểm mới, hãy hoàn thiện tiếp các đoạn văn sau để thấy được những tiến bộ trên các lĩnh vực này ở thời Trần:a) Về giáo dục:- Quốc tử giám:..................................................................- Các lộ, phủ, kinh thành:.................................................................................- Các kì...
Đọc tiếp

Giáo dục và khoa học- kĩ thuật thời Trần có nhiều điểm mới, hãy hoàn thiện tiếp các đoạn văn sau để thấy được những tiến bộ trên các lĩnh vực này ở thời Trần:

a) Về giáo dục:

- Quốc tử giám:..................................................................

- Các lộ, phủ, kinh thành:.................................................................................

- Các kì thi:......................................................................................

- Nhà giáo tiêu biểu:.......................................................................................

b) Về khoa học - kĩ thuật

- Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu:........................................................................................................

- Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo:............................................................................................................

- Thầy thuốc Tuệ Tĩnh:...............................................................................................................................

- Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán:............................................................................................................

- Hồ Nguyên Trừng và các thợ giỏi:.................................................................................................................

3
13 tháng 12 2016

a) Về giáo dục:

- Quốc tử giám:mở rộng việc đào tạo con em quý tộc ,quan lại

- Các lộ, phủ, kinh thành: Quanh các lộ phủ ,kinh thành đều có trường công .

- Các kì thi:được tổ chức ngày càng nhiều

- Nhà giáo tiêu biểu:Chu Văn AN

b) Về khoa học - kĩ thuật

- Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu:Gồm 30 quyển , là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta

- Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo:đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt

- Thầy thuốc Tuệ Tĩnh:là người thầy thuốc nổi tiếng

- Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán: Đặng Lộ là nhà thiên văn học đầu tiên của Việt Nam .Trần Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần, dòng dõi Chiêu Minh vương Trần Quang Khải. Làm quan tới Tư đồ dưới thời các vua Trần Nghệ Tông, Trần Duệ TôngTrần Phế Đế, tước Chương Túc quốc thượng hầu. Nguyên Đán là người hiền từ, nho nhã, có phong cách của bậc quân tử thời xưa

- Hồ Nguyên Trừng và các thợ giỏi:.....................................mik ko rõ...........................................................................

13 tháng 12 2016

-Hồ Nguyên Trừng và các thợ giỏi : Đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn , có hiệu quả cao trong chiến đấu

P/S : Mấy câu trước có người trả lời đúng rồi nên mik ko trả lời lại nhé ! Mik chỉ trả lời câu bạn đó hk chắc thui !!!!! hihi

Gửi bạn Nguyễn Tường Vy1. Nền giáo dục thời Lý phát triển vì:- năm 1070: Văn Miếu đc xd ở Thăng Long- năm 1075: khoa thi đầu tiên đc mở để tuyển chon quan lại.- năm 1076: mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc, quan lại và những người giỏi trong nc đến học tập.- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển- GD khoa thi cử đc nhà nc quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ.=> Nhà Lý đã quan...
Đọc tiếp

Gửi bạn Nguyễn Tường Vyvui

1. Nền giáo dục thời Lý phát triển vì:

- năm 1070: Văn Miếu đc xd ở Thăng Long

- năm 1075: khoa thi đầu tiên đc mở để tuyển chon quan lại.

- năm 1076: mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc, quan lại và những người giỏi trong nc đến học tập.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

- GD khoa thi cử đc nhà nc quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ.

=> Nhà Lý đã quan tâm đến gd nhưng vẫn còn một số hạn chế...

2. - Giai cấp tư sản:

+ nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn.

+ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản.

- Giai cấp vô sản:

+ nhiều người làm thuê bị giai cấp tư sản dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động.

+ đông đảo những người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

3. Nền nông nghiệp thời Lý phát triển vì:

- công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã đc mở rộng, đê điều đc củng cố.

- các vương hàu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang, lập điền trang. Nhà Trần ban Thái ấp cho quý tộc.

- ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước.

- sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, khuyễn khích sản xuất, các biện pháp khuyến noogn như: đắp đê, khai hoang, lập ấp...

=> Nhờ đó, nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.

4. * Giống: bộ máy quan lại

*Khác:

- nhà Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng

- các quan đại thần phần lớn do họ trần nắm giữ.

- đặt thêm các chức quan để trong coi sản xuất.

- cả nước chia làm 12 lộ.

XONG RỒI ĐÓ BẠN!!!

( Dễ mờ, có trong sách vở hết, chỉ tội bn Vy lười xem lại thôi...^_^)

 

 

3
12 tháng 12 2016

À ! Cảm ơn nhé . Theo đúng lời hứa mik sẽ tick cho Dàng iu dấu của mik !!!! ok

12 tháng 12 2016

giống là gì z dàng

 

 

15 tháng 10 2016

tui có đi, cx dc bầu mà k nhận lm vì k thích.

20 tháng 12 2016

lịch sử nha

 

10 tháng 12 2021

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ:

  • Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
  • Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”
  • Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần
  • Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi.

Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 2

Diễn biến:

  • Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta
  • Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
  • Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
  • Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.

Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.

Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3:

Diễn biến:

  • Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp
  • Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan

Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc

  • Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.

Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

Chiến thắng Bạch Đằng

  • Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang
  • Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng
  • Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ

Kết quả: Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Nguyên nhân thắng lợi không chỉ ở lãnh đạo mà tạo nên bởi một tập thể đoàn kết:

  • Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
  • Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
  • Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
  • Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn

Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

11 tháng 12 2016

Nhà Trần để lại bài học đáng nhớ.................................

12 tháng 12 2016

Quân đội nhà Trần phản ánh việc tổ chức quân đội của nhà Trần trong gần 200 năm tồn tại trong Lịch sử VN. Hoạt động quân sự nhà Trần diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới. Quân đội thời nhà Trần được đánh giá rất cao trong lịch sử quân sự Việt Nam vì những chiến công quân sự hiển hách, đặc biệt là sau ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Quân đội nhà Trần có tiếng vì sự tinh nhuệ, thiện chiến, kỹ luật cùng với những vị tướng chỉ huy tài ba trong thời kỳ này mà điển hình là Tiết chế Quốc công Trần Hưng Đạo