Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, có sức ngân vang
- Biện pháp tu từ sử dụng hiệu quả: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ
- Hình ảnh có nhiều gam màu rực rỡ, tươi sáng
- Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.
- Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.
Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng. Được tạo bởi các yếu tố:
- Những câu thơ năm chữ ngắn gọn
- Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập
- Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.
- Nhịp thơ thường nhẹ nhàng, gợi dư âm sóng biển:
Dữ dội / và dịu êm (2/3)
Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)
Sông / không hiểu nổi mình (1/4)
Sóng / tìm ra tận bể (1/4)
Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ ghét- thương
+ Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt
+ Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật phân minh tình cảm của tác giả
+ Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung
+ Việc lặp lại hai từ này làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt
- Thể thơ thất ngôn, từ ngữ mang màu sắc cổ điển, nhiều từ Hán Việt và nhiều hình ảnh lấy từ văn học cổ, nhịp 4/3 cổ diễn, vần chân, vẫn chính, sử dụng nhiều âm tiết mở (ân, inh, anh, ê). Tất cả tạo nên âm hưởng hoài cổ, nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.
- Tứ thơ là ý chính, ý lớn bao quát bài thơ, là điểm tựa cho sự vận động cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng toàn bài thơ
- Tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương: gợi lên những liên tưởng thực và ảo
+ thể hiện nhiều nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế
+ Trạng thái mặc cảm, uẩn khúc, nhưng cũng chưa tin yêu, hi vọng
- Bút pháp của nhà thơ kết hợp hài hòa tả thực, tượng trưng với lãng mạn, trữ tình
Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng
+ Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn
+ Nét chân thực làm bật lên chất trữ tình