K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà văn Anatole France từng nói:"Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn tâm hồn một con người."từ đó,trình bày cảm nhận của mình về tâm hồn Nguyễn Du qua "Chí khí anh hùng","Nỗi thương mình",Nguyễn Trãi qua "Cảnh ngày hè",Nguyễn Bỉnh Khiêm qua "Nhàn'

Bài tham khảo @Linh

Muốn hiểu được đại thi hào của dân tộc, tác giả Nguyễn Trãi – nếu ta chỉ đọc Đại Cáo Bình Ngô, Thư Dụ Vương Thông lần nữa,… Dường như ta chỉ thấy ở tác giả là một bậc quân sự, một nhà chính trị kiệt xuất trên vũ đài chính trị. Còn để có cái nhìn toàn diện về người anh hùng, có lẽ ta phải đặt con người ấy vào nhịp sống,nhịp đập của cuộc sống đời thương, trong tứ thơ muôn hình muôn vẻ của ông. Sau mỗi một tác phẩm,ta đều có thể khám phá được tâm hồn của nhà thơ. Thật vậy, ''Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người''. Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc '' tấm lòng sáng tựa sao khuê ''. Dù sống ở bất kì hoàn cảnh nào đi chăng nữa ông vẫn luôn hướng về dân, về nước. Tác phẩm ''Cảnh ngày hè'' chính là sự kết tinh của tâm hồn để tạo thành một tác phẩm sâu sắc,lay động lòng người.

Vậy ''đọc'' là gì? Đọc có nghĩa là tìm hiểu, suy ngẫm. ''Câu thơ hay'' là câu thơ có giá trị nội dung mới mẻ mà sâu sắc. ''Bắt gặp'' là phát hiện, có sự đồng cảm, ''tâm hồn'' là tinh thần. Khi tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy con người bên trong, tinh thần của nhà thơ.

''Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Bài thơ được sáng tác lúc Nguyễn Trãi ở ẩn tại Côn Sơn, tạm xa lánh chốn kinh kì tấp nập ngựa xe để về với thiên nhiên, bầu bạn với chim muông cây cỏ,hoa cỏ trữ tình. Nếu tuân theo nguyên lí ''thi trung hữu họa'' người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận thi phảm như một bức tranh. Một bức tranh bằng ngôn từ, nghiêng về gam màu nóng, phân theo lối hội họa.

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trước hết là ở tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, trìu mến.:

''Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương''

Bài thơ mở đầu bằng câu lục ngôn ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về thời gian,tâm trạng của tác giả.Lẽ ra câu thơ phải bảy chữmới đúng vì đây là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Nhưng tác giả đã lược đi một chữ, thể hiện sự phá cách mới mẻ của văn học nước ta thời ấy, góp phần Việt hoa thơ Đường luật.

''Rồi hóng mát thuở ngày trường''

Từ ''rồi'' được đặt ở đầu câu tách ra thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. ''Rồi'' là từ cổ nghĩa là rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời của Nguyễn Trãi không mấy lúc được thảnh thơi. Đây chính là lúc ông được sống ung dung,thỏa ước nguyện mà ông hằng mong ước. ''Ngày trường'' là ngày dài, đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra vô tận. Hai chữ ''Ngày trường'' cho thấy nỗi chán chường vô vị. Với một con người đang nặng trĩu nỗi niềm lo cho dân,cho nước mà phải lui về ở ẩn thì cảm giác ấy rõ hơn bao giờ hết. Ông rơi vào cảnh '' thân nhàn mà tâm không nhàn''. Đằng sau câu thơ như nụ cười chua chát của ông trong hoàn cảnh trớ trêu ấy. Nhịp thơ lạ lùng 1/2/3 chậm rãi kéo dài kết hợp với thanh bằng ở cuối câu gợi tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả. Hơi thơ như tiếng thở dài của thi nhân trước hoàn cảnh '' ăn không ngồi rồi '', bất đắc dĩ. Có thể nói nhà thơ thể hiện việc hóng mát mà không thấy tâm hồn nhàn tả, cũng chẳng hề thư thái. Phải chăng đó là khởi nguồn của nỗi bực dọc?

Thiên thiên đã trở nên mãnh liệt, đầy sức sông dưới con mắt của nhà thơ. Thế nhưng những tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ thả hồn mình vào thiên nhiên:

''Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương''

Nếu như trong thơ văn Trung Đại, cảnh ngày hè thường gây cảm giác khó chịu:

''Nước nồng sùng sục đầu rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè''

Hay:

''Ai xui con cuốc gọi vào hè

Cái nóng nung người nóng nóng ghê ''

Và trong thơ hiện đại,Trần Đăng Khoa cũng đã thể hiện ngày hè thật nóng nực:

''Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy ''

Thì cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi dường như nổi bật hơn nhưng không oi nóng chói chang, khó chịu mà mát dịu tinh tế. Ta có thể thấy, tâm hồn yêu thiên nhiên và chan hòa với thiên nhiên của tác giả. Dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi, cách cảm nhận bằng thị giác đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc hiện lên chân thật. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của năng chiều. Tất cả đã hòa quyện với nhau tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Ba câu thơ nói đến ba loại cây: hòe, lựu, sen dường như gửi gắm cả hồn người. Các động từ mạnh ''đùn đùn'' dồn dập tuôn ra lớp này đến lớp khác, ''giương'' tỏa rộng ra,không chỉ diễn tả sự sum suê của cảnh vật trong trạng thái tĩnh. Mà còn thể hiện trạng thái động của cảnh vật, của bức tranh ngày hè đầy sống động, căng ứa tràn đầy phải phun ra. Đằng sau bức tranh ngày hè còn là tấm lòng náo nức, tình yêu thiên nhiên của thi nhân:

''Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ ''

Có lẽ ta cần dừng đôi chút về câu chữ ở đâu.Hiện có hai bản ghi khác nhau về câu ''Hồng liên trì đã tiễn mùi hương'' và do đó có hai cách hiểu khác nhau. Một bản chép là ''tịn'' nghĩa là hết mùi hương, diễn tả vẻ suy. Một bản chép là ''tiễn'' nghĩa là đưa tỏa mùi hương, diễn tả vẻ thịnh. Để làm sáng tỏ ngoài những căn cứ về văn tự Nôm, có lẽ cần phải có thêm quy luật về văn bản thơ và quy luật về nghệ thuật nữa. Cảm hứng chung của toàn thi phẩm à sự sung mãn toàn thịnh của ngày hè. Cho nên các hình ảnh thiên nhiên lẫn đời sống tạo nên tổng thể ở đây cũng phải nhất quán,chi tiết đều phải góp phần làm nổi bật cái thịnh. Như vậy,chữ '' tịn'' ít có lí. Bởi vậy nghĩa của hai câu thơ chỉ có thể là '' Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,hồng liên trì đã tiễn mùi hương''. Tất nhiên hiểu theo ý nghĩa nào thì dịch giả cũng sẽ thấy được sự đồng cảm của độc giả đối với mình. Câu thơ ''Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ'' đã có sự đổi nhịp 4/3 ở câu hai thành nhịp 3/4 ở câu ba và bốn gây sự mới mẻ,ấn tượng đối với người đọc. Kết hợp sử dụng động từ mạnh '' tiễn,phun'' gợi tả được sức sống căng tràn ở bên trong, tạo nên hình tượng mới lạ trong cảnh ngày hè. Thi nhân không chỉ cảm nhận cảnh vật bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khướu giác. Câu thơ tả cảnh dường như mang tâm trạng của hồn người. Màu đỏ của hoa lựu phải chăng là ẩn dụ cho tấm lòng yêu thiên nhiên,trái tim của thi nhân? Mùi hương thơm ngát của hoa sen phải chăng ẩn dụ cho tấm lòng thanh cao, thanh sạch, lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt, suốt đời vì dân vì nước. Mong cho nhân dân hạnh phúc, đất nước thanh bình? Rõ ràng cảnh và người có nét tương đồng đều đẹp đẽ, hài hòa. Câu thơ của Nguyễn Trãi gợi nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du:

''Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông''

Cũng về hoa lựu nhưng mỗi thi hào lại có một cách nhìn riêng, điểm nhấn riêng nhằm tới những mục đích nghệ thuật không giống nhau. Hoa lựu của Nguyễn Du như tín hiệu lập lòe của ngày hạ đang tới,còn hoa lựu của Nguyễn Trãi như phun thức đỏ, khoe một nguồn năng lượng dồi dào có bên trong mình. Hai câu thơ trong bài ''Cảnh ngày hè'' câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy lại chứa chan bao cảm xúc lúc dịu nhẹ lan tỏa, lúc bừng bừng căng trào để rồi đọng lại một nỗi nhớ man mác, gợi sự thanh cao cuối hè. Phải là một người có tâm hồn tinh tế, giàu liên tưởng thì cùng lúc mới có thể diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc trong vài ba câu thơ cô đọng như vậy.

Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe âm thanh muôn vẻ của thiên nhiên,của cuộc sống:

''Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương''

Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe âm thanh của cuộc sống. Nếu như ở những câu trước,cảnh được cảm nhận theo trình tự từ gần đến xa, thì câu năm và sáu tác giả đã lắng nghe âm thanh từ xa đến gần. Sử dụng từ láy '' lao xao'' kết hợp với đảo ngữ nhằm nhấn mạnh âm thanh mang đặc trưng của làng chài, ồn ào nhộn nhịp và đó cũng là dấu hiệu của cuộc đời đấy muối mặn mồ hôi. Thiên nhiên trong câu thơ không hề tĩnh lặng trầm buồn trong chiều buông mà ồn ào, nhộn nhịp. Từ láy '' dắng dỏi '' được đảo lên đầu câu kết hợp với ẩn dụ '' cầm ve'' gợi âm thanh trầm bổng ngân dài vang xa. Âm thanh tiếng ve không còn đinh tai nhức óc mà du dương như bản hạc. Phải là một tâm hồn mở, một điều hồn náo nức thì mới có thể cảm nhận tiếng ve inh ỏi như bạn cầm ve. Tất cả đã được thu nhỏ lại dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ. Nguyễn Trãi đã mở rộng tấm lòng mình để đón nhận cuộc sống với biết bao niềm vui yêu đời, lạc quan. Tiếng ''lao xao, cầm ve, dắng dỏi'' phải chăng là tiếng lòng của ông? Tiếng lòng của một vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời. Tiếng lòng náo nức muốn hòa cùng thiên nhiên,sự sống? Cuộc sống của Nguyễn Trãi không phải là của một ẩn sĩ lánh đời mà đó chính là phản chiếu tâm hồn yêu đời tha thiết của nhà thơ, luôn đón nhận mọi niềm vui cuộc sống để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.

Tác giả đã gửi gắm trọn vẹn những tâm tư suy nghĩ, khát vọng của mình:

''Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương ''

Tác giả đã dung điển tích để nói lên khát vọng của mình( Đàn của vua ngu Thuấn, Ngu là tên một triều đại huyền thoại do vua Ngu Thuấn lập nên, đất nước thanh bình, nhân dân no đủ. Tương truyền vua Nghiêu có ban cho vua Thuấn một cây đàn, những lúc rỗi rãi vua Thuấn thường gảy đàn ca khúc Nam Phong:

''Gió nam mát mẻ

Làm cho dân ta bớt ưu phiền

Gió nam thổi đúng lúc

Làm cho dân ta ngày thêm nhiều của cải ''

Tác giả mong ước có được cây đàn của vui Thuấn để gảy khúc Nam Phong để cầu cho nhân dân khắp bốn phương trời được ấm no, hạnh phúc. Đó chính là khát khao và sâu kín cháy bỏng suốt một đời của nhà thơ. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn nhịp 3/3 thể hiện cảm xúc dồn nén cả bài. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc. Câu thơ là điểm hội tụ của Ức trai, với ông vui hay buồn,lo âu hay thanh thản đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Tấm lòng luôn đau đáu hướng về dân,về nước.

''Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông''

Quả thật, phải đọc được những câu chữ ta mới có thể cảm nhận được những tâm tư thầm khín của tác. Bức tranh cảnh ngày hè đâu phải chỉ là khung cảnh thiên nhiên? Ẩn sâu trong bức tranh ấy là tấm lòng Ức Trai, tấm lòng sáng soi vào tâm hồn con người. Văn học là nhân học, khoa học về con người. Thơ ca Nguyễn Trãi là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc và rung động suốt cuộc đời. Tác phẩm ''Cảnh ngày hè'' biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp trong tâm hồn ấy là vẻ đẹp cội nguồn tạo nên giá trị của tác phẩm văn học. Bằng những biện pháp nghệ thật: So sánh,ẩn dụ,đối… làm cho sức sống của thiên nhiên sôi động, tươi tắn, hài hòa, gợi ra vẻ tươi mát khoáng đạt của mùa hè. Đọc một câu thơ hay, gặp gỡ tâm hồn con người. Khai ấy, người đọc sẽ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.



2
11 tháng 11 2018

Ôi trời ơi, nhìn thôi đã thấy hoa mắt chóng mặt huống chi cả đọc

12 tháng 11 2018

đây là bài văn tham khảo mà bn

16 tháng 3 2018

Muốn hiểu được đại thi hào của dân tộc, tác giả Nguyễn Trãi – nếu ta chỉ đọc Đại Cáo Bình Ngô, Thư Dụ Vương Thông lần nữa,… Dường như ta chỉ thấy ở tác giả là một bậc quân sự, một nhà chính trị kiệt xuất trên vũ đài chính trị. Còn để có cái nhìn toàn diện về người anh hùng, có lẽ ta phải đặt con người ấy vào nhịp sống,nhịp đập của cuộc sống đời thương, trong tứ thơ muôn hình muôn vẻ của ông. Sau mỗi một tác phẩm,ta đều có thể khám phá được tâm hồn của nhà thơ. Thật vậy, ''Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người''. Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc '' tấm lòng sáng tựa sao khuê ''. Dù sống ở bất kì hoàn cảnh nào đi chăng nữa ông vẫn luôn hướng về dân, về nước. Tác phẩm ''Cảnh ngày hè'' chính là sự kết tinh của tâm hồn để tạo thành một tác phẩm sâu sắc,lay động lòng người.

Vậy ''đọc'' là gì? Đọc có nghĩa là tìm hiểu, suy ngẫm. ''Câu thơ hay'' là câu thơ có giá trị nội dung mới mẻ mà sâu sắc. ''Bắt gặp'' là phát hiện, có sự đồng cảm, ''tâm hồn'' là tinh thần. Khi tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy con người bên trong, tinh thần của nhà thơ.

''Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Bài thơ được sáng tác lúc Nguyễn Trãi ở ẩn tại Côn Sơn, tạm xa lánh chốn kinh kì tấp nập ngựa xe để về với thiên nhiên, bầu bạn với chim muông cây cỏ,hoa cỏ trữ tình. Nếu tuân theo nguyên lí ''thi trung hữu họa'' người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận thi phảm như một bức tranh. Một bức tranh bằng ngôn từ, nghiêng về gam màu nóng, phân theo lối hội họa.

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trước hết là ở tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, trìu mến.:

''Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương''

Bài thơ mở đầu bằng câu lục ngôn ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về thời gian,tâm trạng của tác giả.Lẽ ra câu thơ phải bảy chữmới đúng vì đây là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Nhưng tác giả đã lược đi một chữ, thể hiện sự phá cách mới mẻ của văn học nước ta thời ấy, góp phần Việt hoa thơ Đường luật.

''Rồi hóng mát thuở ngày trường''

Từ ''rồi'' được đặt ở đầu câu tách ra thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. ''Rồi'' là từ cổ nghĩa là rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời của Nguyễn Trãi không mấy lúc được thảnh thơi. Đây chính là lúc ông được sống ung dung,thỏa ước nguyện mà ông hằng mong ước. ''Ngày trường'' là ngày dài, đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra vô tận. Hai chữ ''Ngày trường'' cho thấy nỗi chán chường vô vị. Với một con người đang nặng trĩu nỗi niềm lo cho dân,cho nước mà phải lui về ở ẩn thì cảm giác ấy rõ hơn bao giờ hết. Ông rơi vào cảnh '' thân nhàn mà tâm không nhàn''. Đằng sau câu thơ như nụ cười chua chát của ông trong hoàn cảnh trớ trêu ấy. Nhịp thơ lạ lùng 1/2/3 chậm rãi kéo dài kết hợp với thanh bằng ở cuối câu gợi tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả. Hơi thơ như tiếng thở dài của thi nhân trước hoàn cảnh '' ăn không ngồi rồi '', bất đắc dĩ. Có thể nói nhà thơ thể hiện việc hóng mát mà không thấy tâm hồn nhàn tả, cũng chẳng hề thư thái. Phải chăng đó là khởi nguồn của nỗi bực dọc?

Thiên thiên đã trở nên mãnh liệt, đầy sức sông dưới con mắt của nhà thơ. Thế nhưng những tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ thả hồn mình vào thiên nhiên:

''Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương''

Nếu như trong thơ văn Trung Đại, cảnh ngày hè thường gây cảm giác khó chịu:

''Nước nồng sùng sục đầu rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè''

Hay:

''Ai xui con cuốc gọi vào hè

Cái nóng nung người nóng nóng ghê ''

Và trong thơ hiện đại,Trần Đăng Khoa cũng đã thể hiện ngày hè thật nóng nực:

''Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy ''

Thì cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi dường như nổi bật hơn nhưng không oi nóng chói chang, khó chịu mà mát dịu tinh tế. Ta có thể thấy, tâm hồn yêu thiên nhiên và chan hòa với thiên nhiên của tác giả. Dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi, cách cảm nhận bằng thị giác đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc hiện lên chân thật. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của năng chiều. Tất cả đã hòa quyện với nhau tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Ba câu thơ nói đến ba loại cây: hòe, lựu, sen dường như gửi gắm cả hồn người. Các động từ mạnh ''đùn đùn'' dồn dập tuôn ra lớp này đến lớp khác, ''giương'' tỏa rộng ra,không chỉ diễn tả sự sum suê của cảnh vật trong trạng thái tĩnh. Mà còn thể hiện trạng thái động của cảnh vật, của bức tranh ngày hè đầy sống động, căng ứa tràn đầy phải phun ra. Đằng sau bức tranh ngày hè còn là tấm lòng náo nức, tình yêu thiên nhiên của thi nhân:

''Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ ''

Có lẽ ta cần dừng đôi chút về câu chữ ở đâu.Hiện có hai bản ghi khác nhau về câu ''Hồng liên trì đã tiễn mùi hương'' và do đó có hai cách hiểu khác nhau. Một bản chép là ''tịn'' nghĩa là hết mùi hương, diễn tả vẻ suy. Một bản chép là ''tiễn'' nghĩa là đưa tỏa mùi hương, diễn tả vẻ thịnh. Để làm sáng tỏ ngoài những căn cứ về văn tự Nôm, có lẽ cần phải có thêm quy luật về văn bản thơ và quy luật về nghệ thuật nữa. Cảm hứng chung của toàn thi phẩm à sự sung mãn toàn thịnh của ngày hè. Cho nên các hình ảnh thiên nhiên lẫn đời sống tạo nên tổng thể ở đây cũng phải nhất quán,chi tiết đều phải góp phần làm nổi bật cái thịnh. Như vậy,chữ '' tịn'' ít có lí. Bởi vậy nghĩa của hai câu thơ chỉ có thể là '' Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,hồng liên trì đã tiễn mùi hương''. Tất nhiên hiểu theo ý nghĩa nào thì dịch giả cũng sẽ thấy được sự đồng cảm của độc giả đối với mình. Câu thơ ''Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ'' đã có sự đổi nhịp 4/3 ở câu hai thành nhịp 3/4 ở câu ba và bốn gây sự mới mẻ,ấn tượng đối với người đọc. Kết hợp sử dụng động từ mạnh '' tiễn,phun'' gợi tả được sức sống căng tràn ở bên trong, tạo nên hình tượng mới lạ trong cảnh ngày hè. Thi nhân không chỉ cảm nhận cảnh vật bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khướu giác. Câu thơ tả cảnh dường như mang tâm trạng của hồn người. Màu đỏ của hoa lựu phải chăng là ẩn dụ cho tấm lòng yêu thiên nhiên,trái tim của thi nhân? Mùi hương thơm ngát của hoa sen phải chăng ẩn dụ cho tấm lòng thanh cao, thanh sạch, lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt, suốt đời vì dân vì nước. Mong cho nhân dân hạnh phúc, đất nước thanh bình? Rõ ràng cảnh và người có nét tương đồng đều đẹp đẽ, hài hòa. Câu thơ của Nguyễn Trãi gợi nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du:

''Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông''

Cũng về hoa lựu nhưng mỗi thi hào lại có một cách nhìn riêng, điểm nhấn riêng nhằm tới những mục đích nghệ thuật không giống nhau. Hoa lựu của Nguyễn Du như tín hiệu lập lòe của ngày hạ đang tới,còn hoa lựu của Nguyễn Trãi như phun thức đỏ, khoe một nguồn năng lượng dồi dào có bên trong mình. Hai câu thơ trong bài ''Cảnh ngày hè'' câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy lại chứa chan bao cảm xúc lúc dịu nhẹ lan tỏa, lúc bừng bừng căng trào để rồi đọng lại một nỗi nhớ man mác, gợi sự thanh cao cuối hè. Phải là một người có tâm hồn tinh tế, giàu liên tưởng thì cùng lúc mới có thể diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc trong vài ba câu thơ cô đọng như vậy.

Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe âm thanh muôn vẻ của thiên nhiên,của cuộc sống:

''Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương''

Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe âm thanh của cuộc sống. Nếu như ở những câu trước,cảnh được cảm nhận theo trình tự từ gần đến xa, thì câu năm và sáu tác giả đã lắng nghe âm thanh từ xa đến gần. Sử dụng từ láy '' lao xao'' kết hợp với đảo ngữ nhằm nhấn mạnh âm thanh mang đặc trưng của làng chài, ồn ào nhộn nhịp và đó cũng là dấu hiệu của cuộc đời đấy muối mặn mồ hôi. Thiên nhiên trong câu thơ không hề tĩnh lặng trầm buồn trong chiều buông mà ồn ào, nhộn nhịp. Từ láy '' dắng dỏi '' được đảo lên đầu câu kết hợp với ẩn dụ '' cầm ve'' gợi âm thanh trầm bổng ngân dài vang xa. Âm thanh tiếng ve không còn đinh tai nhức óc mà du dương như bản hạc. Phải là một tâm hồn mở, một điều hồn náo nức thì mới có thể cảm nhận tiếng ve inh ỏi như bạn cầm ve. Tất cả đã được thu nhỏ lại dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ. Nguyễn Trãi đã mở rộng tấm lòng mình để đón nhận cuộc sống với biết bao niềm vui yêu đời, lạc quan. Tiếng ''lao xao, cầm ve, dắng dỏi'' phải chăng là tiếng lòng của ông? Tiếng lòng của một vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời. Tiếng lòng náo nức muốn hòa cùng thiên nhiên,sự sống? Cuộc sống của Nguyễn Trãi không phải là của một ẩn sĩ lánh đời mà đó chính là phản chiếu tâm hồn yêu đời tha thiết của nhà thơ, luôn đón nhận mọi niềm vui cuộc sống để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.

Tác giả đã gửi gắm trọn vẹn những tâm tư suy nghĩ, khát vọng của mình:

''Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương ''

Tác giả đã dung điển tích để nói lên khát vọng của mình( Đàn của vua ngu Thuấn, Ngu là tên một triều đại huyền thoại do vua Ngu Thuấn lập nên, đất nước thanh bình, nhân dân no đủ. Tương truyền vua Nghiêu có ban cho vua Thuấn một cây đàn, những lúc rỗi rãi vua Thuấn thường gảy đàn ca khúc Nam Phong:

''Gió nam mát mẻ

Làm cho dân ta bớt ưu phiền

Gió nam thổi đúng lúc

Làm cho dân ta ngày thêm nhiều của cải ''

Tác giả mong ước có được cây đàn của vui Thuấn để gảy khúc Nam Phong để cầu cho nhân dân khắp bốn phương trời được ấm no, hạnh phúc. Đó chính là khát khao và sâu kín cháy bỏng suốt một đời của nhà thơ. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn nhịp 3/3 thể hiện cảm xúc dồn nén cả bài. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc. Câu thơ là điểm hội tụ của Ức trai, với ông vui hay buồn,lo âu hay thanh thản đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Tấm lòng luôn đau đáu hướng về dân,về nước.

''Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông''

Quả thật, phải đọc được những câu chữ ta mới có thể cảm nhận được những tâm tư thầm khín của tác. Bức tranh cảnh ngày hè đâu phải chỉ là khung cảnh thiên nhiên? Ẩn sâu trong bức tranh ấy là tấm lòng Ức Trai, tấm lòng sáng soi vào tâm hồn con người. Văn học là nhân học, khoa học về con người. Thơ ca Nguyễn Trãi là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc và rung động suốt cuộc đời. Tác phẩm ''Cảnh ngày hè'' biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp trong tâm hồn ấy là vẻ đẹp cội nguồn tạo nên giá trị của tác phẩm văn học. Bằng những biện pháp nghệ thật: So sánh,ẩn dụ,đối… làm cho sức sống của thiên nhiên sôi động, tươi tắn, hài hòa, gợi ra vẻ tươi mát khoáng đạt của mùa hè. Đọc một câu thơ hay, gặp gỡ tâm hồn con người. Khai ấy, người đọc sẽ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.



16 tháng 3 2018

còn bài nào không ạ

4 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ tạo tính liên kết cao.