Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.
+ “Ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu,bao dung.
+ “Đủ cho ta giật mình”: Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình,mà mình lại có lúc quên trăng;giật mình vì trăng bao dung,nhân hậu,mà mình lại là kẻ vô tình;giật mình vì đã có lúc mình quên bạn bè,quên quá khứ.
=> Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ, phải thuỷ chung với quá khứ.
Qua khổ thơ đầu bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình cảm về những cội nguồn sinh dưỡng của con.
1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.
2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".
3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:
- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)
- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)
- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)
- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)
- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)
Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.
4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.
Trả lời:
- Khổ thơ đầu tiên:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
- Khổ thơ cuối:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.
- Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
- Khổ thơ đầu tiên:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
- Khổ thơ cuối:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.
- Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
Người cha nhắc cho đứa con nhớ về tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.
Con lớn lên hằng ngày trong sự thương yêu, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
- Bằng cách nói cụ thể, bốn câu thơ đầu tạo được không khí gia đình ấm áp, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười và niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nâng đỡ, dìu dắt đứa con
- Các điệp ngữ chân phải – chân trái; một bước – hai bước; tới cha – tới mẹ, tiếng nói - tiếng cười vừa diễn tả được bước đi chập chững của con, vừa diễn tả được tình cảm nâng niu, chở che của cha mẹ.
- Đứa con còn được lớn lên trong sự nuôi dưỡng, đùm bọc của quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi – Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”.
- Người cha hãnh diện, ngập tràn hạnh phúc khi nói về ngày “hạnh phúc nhất trên đời” - ngày cưới - của mình, và con, chính là kết quả của hạnh phúc đó.
- Người cha nhắc cho con biết quê hương mình không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn là tài hoa, khéo léo, gửi cả tâm hồn vào việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày của họ.
→ Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, người cha muốn nhắc con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng của mình. Thông qua các hình ảnh cụ thể, tác giả muốn gợi không khí ấm áp, quấn quít của gia đình.
- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được tác giả gợi lên thông qua các câu thơ thật đẹp:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
+ Đan lờ cài nan hoa: dụng cụ bắt cá của người miền núi.
+ Vách nhà ken câu hát: cuộc sống hòa với niềm vui.
+ Các động từ “cài, ken” diễn tả cụ thể khéo léo hoạt động lao động của con người, cũng là sự lạc quan trong lao động.
- Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của quê hương và núi rừng.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
+ Hình ảnh thiên nhiên, rừng quê thơ mộng, trữ tình, nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống của đứa con.
+ Thiên nhiên nuôi dưỡng, che chở con người cả về tâm hồn, lối sống.
+ Rừng mang lại vẻ đẹp ban tặng cho con người.
+ Con đường cho những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.
→ Người cha muốn nhắc con nhớ về quê hương là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và nghĩa tình.
⇒ Người cha muốn con nhớ rằng con không chỉ lớn lên bằng tình yêu của cha mẹ, làng quê mà con còn lớn lên giữa thiên nhiên bao la, giàu truyền thống văn hóa, giàu tình nghĩa.
Người cha nhắc cho đứa con nhớ về tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.
Con lớn lên hằng ngày trong sự thương yêu, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
- Bằng cách nói cụ thể, bốn câu thơ đầu tạo được không khí gia đình ấm áp, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười và niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nâng đỡ, dìu dắt đứa con
- Các điệp ngữ chân phải – chân trái; một bước – hai bước; tới cha – tới mẹ, tiếng nói – tiếng cười vừa diễn tả được bước đi chập chững của con, vừa diễn tả được tình cảm nâng niu, chở che của cha mẹ.
- Đứa con còn được lớn lên trong sự nuôi dưỡng, đùm bọc của quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi – Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”.
- Người cha hãnh diện, ngập tràn hạnh phúc khi nói về ngày “hạnh phúc nhất trên đời” – ngày cưới – của mình, và con, chính là kết quả của hạnh phúc đó.
- Người cha nhắc cho con biết quê hương mình không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn là tài hoa, khéo léo, gửi cả tâm hồn vào việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày của họ.
→ Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, người cha muốn nhắc con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng của mình. Thông qua các hình ảnh cụ thể, tác giả muốn gợi không khí ấm áp, quấn quít của gia đình.
- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được tác giả gợi lên thông qua các câu thơ thật đẹp:
Người đồng mình thương lắm con ơiĐan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hát
+ Đan lờ cài nan hoa: dụng cụ bắt cá của người miền núi.
+ Vách nhà ken câu hát: cuộc sống hòa với niềm vui.
+ Các động từ “cài, ken” diễn tả cụ thể khéo léo hoạt động lao động của con người, cũng là sự lạc quan trong lao động.
- Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của quê hương và núi rừng.
Rừng cho hoaCon đường cho những tấm lòng
+ Hình ảnh thiên nhiên, rừng quê thơ mộng, trữ tình, nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống của đứa con.
+ Thiên nhiên nuôi dưỡng, che chở con người cả về tâm hồn, lối sống.
+ Rừng mang lại vẻ đẹp ban tặng cho con người.
+ Con đường cho những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.
→ Người cha muốn nhắc con nhớ về quê hương là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và nghĩa tình.
⇒ Người cha muốn con nhớ rằng con không chỉ lớn lên bằng tình yêu của cha mẹ, làng quê mà con còn lớn lên giữa thiên nhiên bao la, giàu truyền thống văn hóa, giàu tình nghĩa.