K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019

bn sai câu hỏi hả, mk chẳng hiểu câu hỏi

24 tháng 12 2019

Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” : Mùa thu đất nước trong hoài niệm nhà thơ

Đáp án cần chọn là: A

        ngày xưa chống địch như mưa

ngày nay chống dịch ở nhà đắp chăn 

       ngày xưa bom nổ ào ào

ngày nay ở nhà là siêu anh hùng

9 tháng 4 2020

ngày xưa chống dịch như mưa 

ngày nay chống dịch ở nhà đắp chăn

mua vài bao gạo về nhà 

cứ bao giờ đói lấy vài bát ăn

=))

11 tháng 5 2019

Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm tàng một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đoá hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung, giàu đức hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị được gửi vào tiếng sáo: "Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo".

Đáp án cần chọn là: A

Câu 1Lốc cốc, lốc cốc tôi kêuLàng trên xã dưới, thảy đều nghe tôiCó em theo ở đằng đuôiLà mồm giống thú thường nuôi trong nhà – Là chữ gì?Câu 2Giúp ai chăm chỉ học hànhDù cho công toại danh thành, chẳng xaSắc kia nếu phải lìa raNặng vào thì ở chung nhà với Nam – Là chữ gì?Câu 3Mang tên em gái cha tôiNgã vào thành bữa thịt xôi linh đìnhCó huyền, to lớn thân hình,Hỏi vào để nối đầu...
Đọc tiếp

Câu 1

Lốc cốc, lốc cốc tôi kêu

Làng trên xã dưới, thảy đều nghe tôi

Có em theo ở đằng đuôi

Là mồm giống thú thường nuôi trong nhà – Là chữ gì?

Câu 2

Giúp ai chăm chỉ học hành

Dù cho công toại danh thành, chẳng xa

Sắc kia nếu phải lìa ra

Nặng vào thì ở chung nhà với Nam – Là chữ gì?

Câu 3

Mang tên em gái cha tôi

Ngã vào thành bữa thịt xôi linh đình

Có huyền, to lớn thân hình,

Hỏi vào để nối đầu mình với nhau – Là chữ gì?

Câu 4

Ngã về chẳng có cái chi

Nặng không chật hẹp, mọi bề thảnh thơi

Sắc kêu là chuyển đất trời

Huyền thành linh vật vẽ vời nhiều râu – Là chữ gì?

Câu 5

Mình trên giống chuột rất hôi

Mình dưới là người trên bác, trên cha

Hợp nhau cùng ở một nhà

Làm nơi nuôi vịt, nhốt gà, thả heo – Là chữ gì?

Câu 6

Giúp đời che nắng, che mưa

Sắc vào cảm thấy như vừa đông sang

Hỏi thành xảo trá đồ gian

Huyền thêm, chừng đã xuân tàn thêm chi – Là chữ gì?

Câu 7

Phần đất ở trước hiên nhà

Thêm huyền, da cóc chẳng qua thế này

Nếu nhờ chị “ét” đi ngay

Đồng nghĩa ơn huệ chữ này là chi – Là chữ gì?

Câu 8

Tôi là con vật đồng xanh

giúp người làm ruộng, quẩn quanh cấy cày

Nửa mình trên chặt thẳng tay,

Một châu xuất hiện ở ngay bản đồ – Là chữ gì?

Câu 9

Mặt em hớn hở suốt ngày,

Thêm huyền, dấu mặt, dấu mày nơi đâu

Rụng đuôi mà mất cả đầu

Thì thành sấm động hay tàu bay kêu – Là chữ gì?

Câu 10

Là la tôi hát cả ngày,

Thêm huyền, người thích trái này dầm tương

Sắc vào thiếu muối thì ươn

Hỏi thành lớn nhất nhịn nhường đàn em – Là chữ gì?

Câu 11

Em thường đè cổ trâu bò

Làm cho chúng phải chăm lo kéo cầy

Ét sì đem ráp vào đây

Thì ra là một vật trên tay anh cầm – Là chữ gì?

Câu 12

Có huyền, sao nặng thế

Bỏ huyền thêm hỏi, dùng may áo quần

Giúp cha, giúp mẹ đỡ đần

Ví thêm nặng, phải lãnh phần trông em – Là chữ gì?

Câu 13

Một châu trong ngũ đại châu

Chữ Nho có nghĩa bay mau lên trời

Thêm huyền mập lắm, ai ơi

Mất đầu là mở miệng cười, chữ chi – Là chữ gì?

Câu 14

Không huyền, vị của hạt tiêu

Có huyền, công việc sớm chiều nhà nông

Mất đuôi, ăn có ngon không

Dầm tương, dân chúng ruộng đồng dùng quen – Là chữ gì?

Câu 15

Em là bạn của Đà thanh

Xuân qua, hạ đến vẫn xanh xanh rì

Bỏ liền hai chữ đầu đi

Cha cha, cha mẹ là gì, biết chăng

Đến khi chữ cuối bị quăng

Phải xem lại tất, hỏi rằng chữ chi – Là chữ gì?

Câu 16

Không huyền hạt nhỏ mà cay

Có huyền vác búa đi ngay vào rừng – Là chữ gì?

Câu 17

Bà già thì thích

Trẻ nít không ưa

Mất huyền, con vật cày bừa cho ta

Thiếu đầu là của ông già

Bay mũ thành thứ dân ta ăn nhiều – Là chữ gì?

Câu 18

Mang tên một thứ trái hay

Sắc vào là thứ tài trai thường dùng

Thêm “i” loài thú chạy nhanh,

Huyền trên, ngồi ngựa đi quành đường đua – Là chữ gì?

Câu 19

Cái chi làm bạn với bình,

Nặng vào có thể vẽ hình người ta

Hỏi thành cháy cửa cháy nhà

Thêm huyền thì hết khi mà giận nhau – Là chữ gì?

Câu 20

Không tê nghiền nhỏ thức ăn

Có tê thì đến đêm rằm tìm tôi

Sắc là màu bạc như vôi

Hay là màu tóc của người già nua – Là chữ gì?

1
16 tháng 2 2021

zài wá ko ai trả lời đâu nha 

Đọc hiểu Gửi bé bống ở xứ sở niềm vui Thomas Friedman (1) viết trong cuốn "Thế giới phẳng” bàn về cách con người trên hành tinh luôn chia làm hai nửa đêm - ngày ngày đang làm việc cùng nhau. Đó là khi nhân viên ở đông bán cầu trở về nhà với người thân, những nhân viên ở tây bán cầu sẽ nhận lấy công việc còn dang dở. Vậy là bạn có thể ngủ yên dưới mái nhà của mình, còn công...
Đọc tiếp

Đọc hiểu Gửi bé bống ở xứ sở niềm vui

Thomas Friedman (1) viết trong cuốn "Thế giới phẳng” bàn về cách con người trên hành tinh luôn chia làm hai nửa đêm - ngày ngày đang làm việc cùng nhau. Đó là khi nhân viên ở đông bán cầu trở về nhà với người thân, những nhân viên ở tây bán cầu sẽ nhận lấy công việc còn dang dở. Vậy là bạn có thể ngủ yên dưới mái nhà của mình, còn công việc thì vẫn tiếp tục con đường của nó. Cuộc sống hối hả như vậy, đang cần chúng ta đến vậy. Làm sao có thể không vội vã? Nhưng đôi khi, bạn vẫn có những phút giây tĩnh lặng, xao lòng bởi những bài hát xưa cũ. Tôi cũng đã ngẩn ngơ như vậy khi nghe lại những “cậu bé” nhà Moffatts (2), hát trong một CD mà tôi đã mua từ rất lâu rồi: “Nếu cuộc đời là ngắn ngủi đến vậy - Tại sao bạn không để tôi yêu thương - Trước khi thời gian của chúng ta chảy cạn".
Không ai có cơ hội lật ngược chiếc đồng hồ cát của mình, dù chỉ một lần. Và cuộc sống tuyệt đẹp này, với mỗi chúng ta là duy nhất. Làm sao không tiếc nuối? Lên năm tuổi, tôi được biết là mẹ tôi, người mà tôi yêu nhất và cần nhất, một ngày nào đó sẽ rời khỏi thế gian này. Tôi đã khóc khi xót xa hỏi mẹ về ngày đó. Mẹ tôi phì cười “Sẽ còn rất lâu, rất lâu!”. Nhưng từ đó, nỗi buồn về một ngày, dù sẽ “rất lâu, rất lâu" sau này, không còn mẹ nữa, làm tôi yêu thương mẹ hơn gấp ngàn lần.
Cuộc sống này quả là quá ngắn ngủi để bày tỏ hết lòng yêu thương, dù chỉ với một người. Thử hỏi làm sao chúng ta không vội vã yêu thương? Cuộc sống chẳng hề đợi chúng ta, giữa những kế hoạch bộn bề, những ý định dở dang, những mong ước chưa thành, nó vẫn đòi hỏi chúng ta làm nhiều điều một lúc. Vừa yêu thương vừa sự nghiệp. Vừa cho mọi người vừa cho riêng mình. Vừa vì hiện tại vừa vì mãi mãi...Cuộc sống này vô giá là bởi nó hữu hạn. Điều đó giải thích tại sao con người sải bước nhanh đến vậy trên những con đường, mải mê làm việc đến vậy, say sưa sống và yêu thương đến vậy.
(Ngô Thị Phú Bình - Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 191- 195)
(1)Thomas Fiedman (sinh năm 1953): Nhà báo, nhà bình luận người Mỹ. (2) The Moffatts: Ban nhạc Canada gồm bốn thành viên trong một gia đình.

 

Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Tác giả trích lời bài hát trong đĩa CD cũ của những “cậu bé” nhà Moffatts có mục đích, tác dụng lập luận nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Không ai có cơ hội lật ngược chiếc đồng hồ cát của mình, dù chỉ một lần”

Câu 4. Nếu thông điệp ý nghĩa anh/chị rút ra từ văn bản? Vì sao?

0
12 tháng 5 2017

a) Tính cách nhân vật A Phủ qua các tình huống:

- A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lang vào giữa mặt. Nó vừa kịp bung tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”.

Hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt.

Cuộc sống khổ cực (nhà nghèo, cha mẹ chết trong trận dịch đậu mùa) đã hun đúc A Phủ tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý: "biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.

- Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong lần lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm". Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tưọng đá.

Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra.

Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.

b) Bút pháp của Tô Hoài khi miêu tả nhân vật Mị có những nét khác với khi miêu tả nhân vật A Phủ. Tác giả dành cho Mị những trang văn buồn thương, đau xót; còn với A Phủ, tác giả dùng những lời văn mạnh mẽ, rắn rỏi (bên nhừng câu buồn thương, đau xót xuốnu nhân vật Mị).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo: – Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.......”. (Trích Sọ Dừa - Kho tàng truyện cổ Việt Nam) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. tác dụng của phép so sánh đó là gì ạ

0