K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2018

- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ

    + Cậu bé linh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng

    + Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy

- Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành

    + Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm

    + Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…

    + Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông

→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử

Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành

Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:

- Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam

- Nông thôn thay đổi

    + Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả

    + Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại , thân hào đày đọa

→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ

19 tháng 12 2018

Những thay đổi của Nhuận Thổ:

a/Hình dáng:
*20năm trước:khuôn mặt tròn trĩnh,nước da bánh mật,khỏe mạnh.
*20năm sau:cao gấp 2 lần trước,da vàng sạm,mắt húp đỏ mọng lên,bàn tay nứt nẻ như vỏ cây thông.

b/Ăn mặc:
*Trước:đội mũ lông chiên bé tí tẹo,cổ đeo vòng bạc
*Sau:Đội mũ lông chiên rách tươm,mặc áo bông mỏng dính

c/Nói năng:
*Trước:tự tin,rõ ràng,trong trẻo.
*Sau:nói ko ra tiếng,khách sáo,giữ khoảng cách.

d/Thái độ:
*Trước:nhanh nhẹn,dũng cảm,khỏe khoắn,hoạt bát
*Sau:co ro,cúm rúm,cung kính,thê lương,sợ sệt,lễ phép.

e/Tính cách:
*Trước:Giàu tình cảm,hồn nhiên,chân thật,chân thành.
*Sau:Sợ sệt,luôn giữ khoảng cách,cam chịu rụt rè.

19 tháng 12 2018
https://i.imgur.com/OnJ6MFt.jpg
24 tháng 1 2019

- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa

+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông

+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày

Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày

→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

13 tháng 11 2018

Tham Khảo

Khi con người đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.”

Khi ‘thình lình”, đột ngột “đèn điện tắt” là lúc ánh sáng hiện đại, nhân tạo mất đi. Con người ‘vội bật tung cửa sổ” theo bản năng, như một thói quen. Và trong khoảnh khắc từ bóng tối bước ra ánh sáng, con người đã không khỏi ngỡ ngàng khi gặp lại, đối diện với vầng trăng tròn khi xưa. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ, đột ngột ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

Con người lặng lẽ đối diện với vằng trăng trong tư thế có phần thành kính:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng. ”

Đối diện với ánh trăng là sự đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Dù con người đã đổi thay thì vầng trăng vẫn “tròn vành vạnh”. “Ánh trăng im phăng phắc” như một lời nhắc nhở, trách cứ đầy nghiêm khắc khiến con người bừng tỉnh và “giật mình” nhận ra sự thay đổi bạc bẽo của mình. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự đấu tranh với chính mình để sống tốt đẹp hơn.

13 tháng 11 2018

- Nguyên nhân dẫn tới sự giật mình đó là do ánh trăng vàng óng ánh và im lặng đến lạ thường làm cho tâm hồn của người thi sĩ cũng bị giật mình. Trăng lặng lẽ tròn một cách trong sáng vô tư, mặc cho thời gian trôi, không gian biến đổi, mặc cho bạn bè xưa ai đó quay lưng. Nhưng đó là chất thử, chất xúc tác, khơi gọi niểm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm ở con người...
- Theo em, cái giật mình đó được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng. Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy cũng đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của con người. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tam hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải là một sớm một chiều.

30 tháng 12 2018

- Đoạn (a) chủ yếu theo phương thức tự sự:

    + Kể lại sự việc khi hai người xa nhau: nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ

    + Phương thức biểu cảm, nêu tình cảm của mình với Nhuận Thổ