K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2017

Cách phòng bênh bướu cổ:

- Phòng bệnh bướu giáp địa phương chủ yếu là bổ sung i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày như dùng muối i-ốt thay cho muối thường. Những biện pháp bổ sung i-ốt trong nước mắm, dầu, bánh mì… cũng rất tốt.

- Cần tiếp tục truyền thông cho các bà nội trợ, trong trường học và cộng đồng những ích lợi của việc dùng muối i-ốt và cách dùng, như: muối i-ốt an toàn cho tất cả mọi người, không làm thay đổi mủi vị thức ăn, nêm vào thức ăn hoặc dùng trong muối dưa, cà, trộn gỏi. Mua muối ở nơi có uy tín, xem kỹ nơi sản xuất, bao bì nguyên vẹn để phòng muối i-ốt giả. Cho muối vào lọ khô có nắp đậy hoặc buột chặt miệng túi sau khi dùng xong, tránh để muối i-ốt nơi quá nóng, nhiều ánh sáng.

- Ăn thức ăn hải sản tùy khả năng: cá biển, sò ốc, mực; rong biển (rong sụn, rau câu, tảo…), các loại rau xanh, rau xà lách xoong, trứng, phủ tạng động vật, sữa hoặc dùng thêm viên tảo có bán không đơn tại các nhà thuốc tây.

Điều trị

Bướu cổ điều trị tùy thuộc vào kích thước của các bệnh bướu cổ, dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể khuyên nên:

Quan sát: Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ra vấn đề, và tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ có thể đề nghị chờ và-xem cách tiếp cận.

Thuốc: Nếu có suy giáp, thay thế hormone tuyến giáp với levothyroxine (Levothroid, Synthroid) sẽ giải quyết các triệu chứng của suy giáp cũng như làm chậm sự phát hành của hormone tuyến giáp kích thích từ tuyến yên, thường làm giảm kích thước của bướu cổ này. Đối với viêm tuyến giáp, bác sĩ có thể khuyên dùng aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị viêm. Đối với liên kết với cường giáp, có thể cần thuốc để bình thường hóa nồng độ hormone.

Phẫu thuật: Loại bỏ tất cả hay một phần của tuyến giáp (toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp) là một lựa chọn nếu có một bướu cổ lớn, đó là khó chịu hoặc gây khó thở hoặc nuốt, hoặc trong một số trường hợp, nếu có nốt gây bướu cổ cường giáp. Phẫu thuật cũng là điều trị ung thư tuyến giáp. Có thể cần dùng levothyroxine sau khi phẫu thuật, tùy thuộc vào lượng của tuyến giáp loại bỏ.

I-ốt phóng xạ: Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị một tuyến hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các iốt phóng xạ được thực hiện bằng uống và đến tuyến giáp thông qua máu, phá hủy các tế bào tuyến giáp. Các kết quả điều trị trong giảm kích thước của bệnh bướu cổ, nhưng cuối cùng cũng có thể gây ra một tuyến giáp kém. Hormone thay thế với levothyroxine hormone tuyến giáp tổng hợp sau đó trở nên cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh bướu cổ:

- Hạn chế ăn đồ ngọt

- Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo

Người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều 

Người tí hon: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít 

30 tháng 4 2023

Hầu hết các trường hợp bướu cổ lành tính đều có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn đầy đủ i-ốt. Cụ thể, người bệnh cần chế độ ăn đầy đủ cá biển, nước mắm, muối i-ốt… và tránh dùng rau bắp cải, cải thảo, cần tây.

26 tháng 5 2019
Bệnh bướu cổ do thiếu iot Bệnh bazodo

-Nguyên nhân:Khi thiếu iot trong khẩu phần ăn hằng ngày, tỉoxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmon, thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động, gây phì đại tuyến(bướu cổ)

-Biểu hiện:Trẻ em khi bị mắc bệnh này sẽ chậm lớn trí tuệ kém phát triển.Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém phát triển.

-Phòng chữa: Cần bổ sung muối iot vào khẩu phần ăn hằng ngày.

-Nguyên nhân:Do tuyến giáp hoạt động mạnh(do rối loạn, nên tạo ra một chất giống TSH của tuyến yên), tiết nhiều hoocmon tiroxin, làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, gây bướu cổ , mắt lồi.

-Biểu hiện:Nhịp tim tăng, hồi hộp< căng thẳng, mất ngủ, sút cân.

-Phòng chữa: Cần kiểm tra và chữa trị chứng rối loạn hoạt động của tuyến giáp.

12 tháng 4 2017

bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt thường.

bệnh basedow là gì?

Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa,bệnh cường giáp tự miễn một bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến tuyến giáp,làm phì đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn (bướu cổ), gây cường giáp (tăng năng tuyến giáp; tuyến giáp hoạt động quá mức)

chúng có sự khác nha như thế nào?

buou co basedow
nguyên nhân do tuyến giáp hđ quá mức dẫn đến hàm lương hormon tăng cao trog máu gây ra nhưng tổn hại về mô và chuyển hóa cơ thể . thiếu i ốt

+ khác về nguyên nhân

+ khác về khái niệm

+ khác về cách chữa trị

+ khác về cách phòng

12 tháng 4 2017

a) Bướu cổ là j ?

Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt thường.
b) Basedow là gì ?
Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn là một bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến tuyến giáp,làm phì đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn (bướu cổ), gây cường giáp (tăng năng tuyến giáp; tuyến giáp hoạt động quá mức), với các triệu chứng liên quan ​
c) So sánh
Bướu cổ Basedow
là sự phì đại tuyến giáp nhưng không phải do suy tuyen giap, viêm hay ung thư và quan trọng nhất là chức năng tuyến giáp vẫn bình thường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thiếu hut I ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I ốt là hết bệnh. Biểu hiện của bệnh là: tuyến giáp to hơn bình thường tùy từng mức độ của bệnh; cảm giác nghẹt vùng cổ; nuốt vướng; tinh thần lo lắng; bề mặt bướu nhẵn và đều, bướu không đau và di động khi nuốt. Bướu có thể tự khỏi; có khi bướu tồn tại nhiều năm. Việc điều trị phụ thuộc vào loại bướu và giai đoạn phát triển. Các phương pháp điều trị là dùng thuốc nội tiết tố uống, dùng iốt phóng xạ; phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. là bệnh hay gặp, bệnh thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp: ăn nhiều, sụt cân rất nhiều, tinh thần bất ổn, mất ngủ hoặc khó ngủ, run tay, lồi mắt…và kèm theo bướu giáp lan tỏa. Để chẩn đoán bệnh ngoài các triệu chứng lâm sàng người bệnh cần phải làm một số các xét nghiệm chuyên biệt. Basedow là bệnh rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp, một biến chứng rất nặng của bệnh.
4 tháng 4 2018

- Bệnh bứu cổ:

+ Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư.

- Bệnh hạ đường huyết:

+ Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Cơ thể hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrates như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây, và đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.

- Bệnh tiểu đường:

+ Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Bạn tham khảo nha! Cái này chịu khó một xíu nhờ anh Google là được à ^^

6 tháng 8 2019

Vì nếu trộn I với gạo mà nấu nên Iốt sẽ làm Iốt phân hủy làm mất tính chất của nó nhé

1 tháng 5 2019

- Bệnh bazơđô :

+ Do tuyến giáp hoạt động mạnh ( do rối loạn, nên tạo ra một chất giống TSH của tuyến yên), tiết nhiều hoocmon tiroxin làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng -> gây bướu cổ, mắt lồi.

+ Người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh

- Bệnh bướu cổ do thiếu iot:

+ Khi thiếu iot trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmon -> thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động -> gây phì đại tuyến ( bướu cổ ).

+ Trẻ em khi bị mắc bệnh sẽ chậm lớn, trí tuệ kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Chúc bạn học tốt !haha