K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2018

nói chung thì họ là những người có công lớn vs đất nước

14 tháng 11 2018

Họ là những người :

có lòng yêu nước nồng nàn ,

có nhiều chiến công cho đất nước dân tộc

3 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Một người yêu thương con và có thể làm tất cả vì con. Mẹ En-ri- cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

3 tháng 4 2022

Tham Khảo

Dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Một người yêu thương con và có thể làm tất cả vì con. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng

+ Đứa con: nằm ngủ và không có một mối bận tâm nào -> Háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng

+ Người mẹ: thao tức, chuẩn bị đồ dùng cho con, trằn trọc suy nghĩ -> Bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc, suy nghĩ miên man

-Tình cảm của người mẹ đối với con

 Mẹ yêu  thương  con, lo lắng, chăm  sóc, chuẩn bị chu đáo  mọi điều kiện cho  ngày khai trường đầu tiên của conngười mẹ lo lắn cho đứa con nhỏ trong ngày dầu tiên tới trường người mẹ nhân hậu lo lắng cho đứa con

 Mẹ đưa con đến trường với niềm tin và kì vọng vào con.

- Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ

+ Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết.

+ Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người.

+ Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.

15 tháng 6 2019

hình như bạn lộn đề sao ấy

9 tháng 9 2018

Trước hết, nhân vật mẹ là người hết sức chu đáo, yêu thương con. Ngày đầu tiên đến trường là ngày vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ, ý thức được điều đó mẹ đã chuẩn bị cho con hết sức kĩ lưỡng, chu đáo. Sự chu đáo của mẹ thể hiện trong từng hành động nhỏ như “đắp mền, buông mùng, ém góc” mẹ ấu yếm nhìn con ngủ và một lát mẹ lại xem những đồ đã chuẩn bị cho con đã đầy đủ hay chưa. Không chỉ vậy mẹ còn chuẩn bị đầy đủ cho con cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất mẹ chuẩn bị: “quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng” để con có thể cảm nhận rõ ràng tầm quan trọng của ngày đầu tiên đến trường, của một cấp học mới. Không chỉ vậy, mẹ còn chuẩn bị cho con về tâm lí, tinh thần: con đã được đi học mẫu giáo, đã biết thế nào là trường lớp, “ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã xếp hàng, tập đi, tập đứng” điều đó đã khiến con không còn bỡ ngỡ về ngày khai giảng long trọng này. Và mẹ cũng tin tưởng vào con có đủ sự bản lĩnh, tự tin để bước vào môi trường mới, làm quen với bạn bè và thầy cô mới.

  Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là ngày đầu tiên đến trường, người mẹ đã nhiều lần nhắc lại ý: “con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”, “con không có mỗi bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ” “chuẩn bị cho buổi lễ long trọng này” “cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy” . Với việc nhắc đi nhắc lại điều này suốt chiều dài tác phẩm đã cho thấy người mẹ ý thức rõ ràng tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi con người.

   Không dừng lại ở đó, người mẹ còn sử dụng câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, đó là ngày lễ của toàn xã hội. Các quan chức đến dự lễ khai giảng, có những chính sách điều chỉnh kịp thời với giáo dục. Những việc làm, những hành động đó cho thấy giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, bởi “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này” .

   Tầm quan trọng của nhà trường, của giáo dục còn được thể hiện ở câu văn kết bài, câu văn mang tính chất gợi mở: “đi đi con, hãy can đảm lên, thế giời này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. “Thế giới kì diệu” trong nhà trường chính là: nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới và con người; Nơi ta hoàn thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ với mọi người,… ; Nơi vun đắp những tình cảm đẹp đẽ: tình thầy trò, bạn bè; Đồng thời đây cũng là nơi khơi gợi và vun đắp mơ ước cho mỗi bạn nhỏ.

   Tác phẩm là lời trò chuyện của người mẹ với đứa con mà thực chất là người mẹ đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm mà mình đã trải qua. Sử dụng cách viết này đem đến hai tác dụng chính: đầu tiên là tạo nên giọng điệu tâm tình, truyền cảm hứng cho người đọc; thứ hai là làm nổi bật tâm trạng và những kỉ niệm sâu kín mà bình thường khó có thể bày tỏ trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm với giọng văn ngọt ngào, sâu lắng cũng góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật.

   Qua tác phẩm, đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nước.

9 tháng 9 2018

Bài làm

   Cổng trường mở ra một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường. Trong văn bản, nổi bật lên là chân dung tâm trạng của người mẹ về ngày đầu tiên đến trường của con, đồng thời mẹ cũng sống lại cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của chính mình.

   Để bộc lộ nỗi niềm, tình cảm của bản thân, người mẹ đã chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí tâm sự. Bởi vậy, hình thức văn bản là lời mẹ tâm sự với con nhưng thực tế đây lại chính là tâm sự, độc thoại của mẹ với chính mình. Với hình thức này, tác giả dễ dàng để cho nhân vật tự bộc lộ các cung bậc cảm xúc khác nhau của mình.

   Trước hết, nhân vật mẹ là người hết sức chu đáo, yêu thương con. Ngày đầu tiên đến trường là ngày vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ, ý thức được điều đó mẹ đã chuẩn bị cho con hết sức kĩ lưỡng, chu đáo. Sự chu đáo của mẹ thể hiện trong từng hành động nhỏ như “đắp mền, buông mùng, ém góc” mẹ ấu yếm nhìn con ngủ và một lát mẹ lại xem những đồ đã chuẩn bị cho con đã đầy đủ hay chưa. Không chỉ vậy mẹ còn chuẩn bị đầy đủ cho con cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất mẹ chuẩn bị: “quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng” để con có thể cảm nhận rõ ràng tầm quan trọng của ngày đầu tiên đến trường, của một cấp học mới. Không chỉ vậy, mẹ còn chuẩn bị cho con về tâm lí, tinh thần: con đã được đi học mẫu giáo, đã biết thế nào là trường lớp, “ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã xếp hàng, tập đi, tập đứng” điều đó đã khiến con không còn bỡ ngỡ về ngày khai giảng long trọng này. Và mẹ cũng tin tưởng vào con có đủ sự bản lĩnh, tự tin để bước vào môi trường mới, làm quen với bạn bè và thầy cô mới.

   Trong đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không sao ngủ được, phải chăng vì bồi hồi, xúc động trước một ngày trọng đại, người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về đứa con vừa buâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày đầu đến trường của chính mình. Ngày đầu khai trường của con còn làm sống dậy ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đến trường khi còn nhỏ của mẹ: “Ngày mẹ con nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào” .

   Qua tình cảm, suy nghĩ của mẹ còn thấy được sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với trẻ em, đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời còn thấy được vai trò quan trọng của giáo dục đối với mỗi người.

   Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là ngày đầu tiên đến trường, người mẹ đã nhiều lần nhắc lại ý: “con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”, “con không có mỗi bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ” “chuẩn bị cho buổi lễ long trọng này” “cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy” . Với việc nhắc đi nhắc lại điều này suốt chiều dài tác phẩm đã cho thấy người mẹ ý thức rõ ràng tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi con người.

   Không dừng lại ở đó, người mẹ còn sử dụng câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, đó là ngày lễ của toàn xã hội. Các quan chức đến dự lễ khai giảng, có những chính sách điều chỉnh kịp thời với giáo dục. Những việc làm, những hành động đó cho thấy giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, bởi “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này” .

   Tầm quan trọng của nhà trường, của giáo dục còn được thể hiện ở câu văn kết bài, câu văn mang tính chất gợi mở: “đi đi con, hãy can đảm lên, thế giời này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. “Thế giới kì diệu” trong nhà trường chính là: nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới và con người; Nơi ta hoàn thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ với mọi người,… ; Nơi vun đắp những tình cảm đẹp đẽ: tình thầy trò, bạn bè; Đồng thời đây cũng là nơi khơi gợi và vun đắp mơ ước cho mỗi bạn nhỏ.

   Tác phẩm là lời trò chuyện của người mẹ với đứa con mà thực chất là người mẹ đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm mà mình đã trải qua. Sử dụng cách viết này đem đến hai tác dụng chính: đầu tiên là tạo nên giọng điệu tâm tình, truyền cảm hứng cho người đọc; thứ hai là làm nổi bật tâm trạng và những kỉ niệm sâu kín mà bình thường khó có thể bày tỏ trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm với giọng văn ngọt ngào, sâu lắng cũng góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật.

   Qua tác phẩm, đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nước.

26 tháng 12 2023

Câu nói "Mỗi người sinh ra đều là thiên tài" của An-be Anh-xtanh có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm và góc nhìn của mỗi người. Dưới đây là một cách hiểu có thể:

 

1. Tiềm năng và đặc điểm cá nhân: Câu nói có thể ám chỉ rằng mỗi người khi sinh ra đều mang trong mình một tiềm năng đặc biệt, một khả năng riêng biệt không giống ai khác. Mỗi cá nhân đều có những phẩm chất, khả năng và đặc điểm đặc biệt mà họ có thể phát triển và khai thác để đạt được thành công và ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống.

 

2. Sự đặc biệt và giá trị của từng cá nhân: Câu nói này cũng có thể nhấn mạnh vào sự đặc biệt và giá trị của mỗi cá nhân. Mỗi người đều có cái gì đó đặc biệt, một cách tiếp cận, tư duy, hoặc khả năng riêng mà họ mang đến cho thế giới xung quanh. Điều quan trọng là khám phá và phát triển điều này để tạo ra ảnh hưởng tích cực.

 

3. Khám phá và phát triển bản thân: Câu nói cũng có thể khuyến khích mỗi người hãy tin vào tiềm năng của bản thân và dám mơ ước, dám hành động để phát triển khả năng của mình. Nó thúc đẩy mọi người tìm kiếm và phát triển những mặt mạnh của bản thân, không ngừng học hỏi và nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

 

Nhìn chung, câu nói này có thể được hiểu như một sự khích lệ, động viên để mỗi người nhận thức và phát huy tiềm năng cá nhân của mình, không ngừng khám phá và phát triển bản thân để đạt được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Theo em câu nói đó để khẳng định khả ngăng của mỗi người, ai cũng có thế mạnh chỉ là có người đã được bộc lộ, có người chưa được khai thác.

2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):
- Bài thơ gồm bốn câu.
- Mỗi câu có 7 chữ
- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.
- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.

11 tháng 3 2023

Nhìn những củ hoa thủy tiên sau khi được gọt tỉa công phu, tỉ mỉ mà trở nên xinh xắn, tôi cảm thấy lòng hân hoan vô cùng. Từ những ngày đầu bắt tay vào những công đoạn ngâm nước và gọt tỉa, tôi luôn mong rằng sản phẩm mình làm ra sẽ thành công, những bông hoa sẽ nở rộ đẹp nhất. Ngắm thành quả của mình, tôi mới hiểu được sự tỉ mỉ, dày công của những người nghệ nhân chuyên làm công việc gọt tỉa này. Đây thật sự là một công việc thú vị, đòi hỏi sự cẩn thận, chu toàn, giúp con người ta rèn luyện được tính kiên nhẫn, chăm chỉ. Ngắm những cánh trắng hé nở đầy duyên dáng mà còn mang mùi hương thanh khiết sẽ thấy tâm hồn thư thái vô cùng.

 
11 tháng 3 2023

- Mục đích của văn bản: hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên

- Cách triển khai thông tin chính của văn bản: theo trật tự thời gian (trật tự thực hiện các thao tác của hoạt động)

- Cách triển khai thông tin chính và mục đích của văn bản có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, cách triển khai thông tin theo thời gian giúp làm rõ quá trình gọt củ hoa thủy tiên (mục đích của văn bản)

- Dấu hiệu xác định: tác giả lần lượt trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của từng công đoạn bằng các từ “trước tiên”, “đầu tiên”, trước khi”...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đọc đoạn trích em thấy con người và rừng phương Nam thật đặc biệt và cũng thật đẹp. Ở con người em thấy là những người chăm chỉ, chịu khó, từng trải và có vốn sống phong phú. Rừng phương Nam thì thật đẹp, thật hùng vĩ nhưng cũng thật hoang sơ.