K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. 

Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

Tham khảo!

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.

Tham khảo!

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu nghèo $O_2$ ở tâm nhĩ của tim $→$ Tâm thất của tim $→$ Động mạch mang $→$ Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Động mạch lưng $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ của tim.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch là mao mạch mang (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và mao mạch mô (để trao đổi các chất với tế bào) rồi mới trở về tim.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo $O_2$ từ tâm nhĩ phải của tim $→$ Tâm thất phải của tim $→$ Động mạch phổi $→$ Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Tĩnh mạch phổi $→$ Tâm nhĩ trái của tim.

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu $O_2$ từ tâm nhĩ trái của tim $→$ Tâm thất trái của tim $→$ Động mạch chủ $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ phải của tim.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có $2$ vòng tuần hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và vòng tuần hoàn hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).

24 tháng 12 2017

Giống nhau: Đều là một hệ thống tuần hoàn trong cơ thể.
Khác nhau:

So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
27 tháng 2 2018

HỆ TUẦN HOÀN HỞ:

+ Đa số ở thân mềm, chân khớp

+ Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào của cơ thể

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên vận tốc máu chảy chậm

HỆ TUẦN HOÀN KÍN:

+ Có ở động vật có xương sống

+ Máu trao đổi chất với tế bào cơ thể gián tiếp qua thành mao mạch

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh

9 tháng 3 2023

a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.

Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh

b, Chú thích:

(1) - Màng trước xinap

(2) - Màng sau xinap

(3) - Thụ thể

(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học

(5) - Ty thể

(6) - Khe xinap

30 tháng 11 2019

Đáp án D

Có 1 phát biểu đúng, đó là III.

- I sai vì các loài chim mặc dù có hệ tuần hoàn kép nhưng phổi không có phế nang.

- II sai vì các loài côn trùng mặc dù có cơ quan tiêu hóa dạng ống nhưng có hệ tuần hoàn hở.

- III đúng vì tuần kép thì đều có phổi.

- IV sai vì các loài như trai sông có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có trao đổi khí bằng mang.

9 tháng 8 2019

Đáp án D

Có 1 phát biểu đúng, đó là III.

ý I sai. Vì các loài chim mặc dù có hệ tuần hoàn kép nhưng phổi không có phế nang.

ý II sai. Vì các loài côn trùng mặc dù có cơ quan tiêu hóa dạng ống nhưng có hệ tuần hoàn hở.

þ III đúng. Vì tuần hoàn kép thì đều có phổi.

ý IV sai. Vì các loài như trai sống có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có trao đổi khí bằng mang

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

(ở cá)

Hệ tuần hoàn kín

(ở Thú)

Số vòng tuần hoàn

 $1$ vòng tuần hoàn.

 $2$ vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống).

Đường đi

của máu

Máu nghèo $O_2$ ở tâm nhĩ của tim $→$ Tâm thất của tim $→$ Động mạch mang $→$ Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Động mạch lưng $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ của tim.

- Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo $O_2$ từ tâm nhĩ phải của tim $→$ Tâm thất phải của tim $→$ Động mạch phổi $→$ Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Tĩnh mạch phổi $→$ Tâm nhĩ trái của tim.

- Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu $O_2$ từ tâm nhĩ trái của tim $→$ Tâm thất trái của tim $→$ Động mạch chủ $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ phải của tim.

24 tháng 10 2017

Đáp án D

Có 1 phát biểu đúng, đó là II.

- I sai vì phổi của các loài chim không có phế nang.

- II đúng vì chỉ có côn trùng mới có hô hấp bằng ống khí và côn trùng có tuần hoàn hở.

- III sai vì các loài thuộc nhóm ruột khoang (ví dụ: thủy tức) chưa có hệ tuần hoàn.

- IV sai vì các loài thân mềm, côn trùng đều có ống tiêu hóa nhưng hệ tuần hoàn hở.