Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề đạo đức của học sinh là một vấn đề rất nổi bật và được bàn luận sổi nổi nhất hiện nay. Theo nhiều người đánh giá, đạo đức của học sinh hiện nay đang có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng so với những thế hệ học sinh trước đó.
Nhưng để ta bàn luận về vấn đề đạo đức của học sinh thì chúng ta phải đạo đức là gì? Đạo đức thường được xét đến khi xã hội được cho là hỗn loạn hay thiếu chuẩn mực. Lúc đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản mới, từ đó những chuẩn mực này sẽ làm nền tảng để xây dựng nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó được cho là đạo đức xã hội.
Để bắt đầu ta hãy nói về việc nói tục và chửi thề ở học sinh hiện nay. Bên cạnh những lời hay ý tốt thì việc nói tục chửi thề vẫn còn tồn tại ở học sinh hiện nay. Người ta thường hay nói rằng “Học ăn, học nói” nhưng tại sao? Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp đẽ. Nó có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm việc của chúng ta là giữ gìn và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.
Có nhiều bạn trẻ dùng những từ này với mục đích lăng mạ hay sỉ nhục những người khác. Hành động này nếu lập đi lập lại ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự trọng và danh dự của những người bị sỉ nhục. Từ đó có thể làm họ bị tâm lý bức bối, ức chế, làm cho họ không thể kiểm soát bản thân. Vì vậy đã có rất nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra.
Nhắc đến bạo lực học đường, bây giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề này. Ở lứa tuổi cắp sách đến trường rất khó tránh khỏi những mâu thuẩn, xích mích với những người xung quanh. Trước đây những cuộc tranh cãi thường là những cuộc bàn luận để giải quyết những bất đồng với nhau, để ta rút ra những kinh nghiệm để không được tái phạm, để học cách xin lỗi người khác và làm quen được những người bạn mới. Hiện giờ những bất đồng ở giới học sinh thường được giải quyết bằng bạo lực và cần sự can thiệp của pháp lực
Học sinh học tập căng thẳng dễ dẫn đến tình trạng ức chế về tâm lý. Lòng tự trọng thường được chuyển hóa thành lòng tự ái. Kết hợp với việc ở lứa tuổi vị thành niên. Học sinh thường rất nóng nảy, suy nghĩ nông cạn, mang cái tôi của mình lên hàng đầu. Các việc này kết hợp lại, cũng như một đống củi khô, chỉ cần một tia lửa thì nó sẽ bốc cháy và gây thiệt hại lớn. Học sinh cũng vậy, chỉ cần một câu nói tục, chửi thề hay là một cái nhìn đểu thì học sinh ấy có thể đánh bạn mình bất kì lúc nào.
Qua những hành động trên, ta có thể thấy được đạo đức của học sinh hiện nay đang bị suy thoái trầm trọng. Chúng ta đã biết đến sự tồn tại của những thói hư tật xấu này của học sinh, nhưng chưa ai đưa ra được một giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Vấn đề đạo đức của học sinh cũng như là một bệnh dịch, ta không có cách nào chữa trị được chúng, nhưng ta phải phòng ngừa và giảm thiểu những tác hại của chúng.
Điều này dẫn ta đến vấn đề là ai là những người đã tạo ra và lây nhiễm những loại “bệnh dịch” này? Nhìn ở ngoài dường như những thói hư này được học sinh tự tạo ra. Nhưng nhìn sâu vào vấn đề thì ta có thể thấy được đây chính là lỗi của xã hội, của những bậc cha mẹ và của những nhà giáo dục. Họ đã dạy cho con em mình những từ ngữ nói tục, chửi thề, Những hành động bạo lực. Thường những học sinh được hỏi các bạn học những việc này ở đâu, câu trả lời thường lọt vào sự giáo dục không đúng cách của cha mẹ hay là từ những phim ảnh, sách báo.
Vậy chúng ta có thể nào tiêu diệt hoàn toàn vấn đề tệ nạn xã hội ở học sinh hay không? Việc này là có thể nếu con người chúng ta chịu thay đổi bản thân.
- Mở bài:
Có thể nói đạo đức, tác phong chuẩn mực, nghiêm túc là vẻ đẹp đầu tiên của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Thế nhưng ngày nay, nhiều học có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, tác phong. Họ có hành vi thiếu nghiêm túc, có tính chất nổi loạn khi vào lớp học. Hiện tượng bạo lực học đường và số tội phạm ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao. Đó là hiện tượng đáng báo động về đạo đức của học sinh ở các trường học hiện nay.
- Thân bài:
Đạo đức, tác phong là gì?
Đạo đức là các chuẩn mực về hành vi ứng xử được con người quy ước thành nguyên tắc giao tiếp trong xã hội. Đạo đức được biểu hiện qua hành động, lối sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người.
Tác phong là là hành vi ứng xử của con người trong công việc và trong giao tiếp xã hội. Tác phong là lề lối, cách thức, phong thái đã trở thành nề nếp ổn định của con người. Vẻ đẹp ấy được thể hiện trong tất cả các hoạt động như học tập, làm việc, lối sống tạo nên nét riêng biệt của từng cá nhân.
Hiện trạng vấn đề đạo đức, tác phong của học sinh trong nhà trường hiện nay
Đạo đức tác phong học sinh ngày nay rơi vào đà suy thoái trầm trọng. Có thể thấy học sinh ngày nay không còn biết lễ độ như trước đây. Họ trở nên ngang bướng, vô lễ, không còn biết tôn trọng bạn bè, giáo viên, người lớn tuổi.
Nhiều học sinh thường hay nói tục, chửi thề, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp. Nhiều học sinh lại có lối ăn mặc kiểu cách lạ lùng, đua đòi lối sống thời thượng. Họ thích làm nổi bậc mình một cách lố bịch, kịch cỡm bằng những hành vi phản cảm, vô văn hóa. Có thể kể như xăm hình, ngôn phong thái quá, nhuộm tóc nhiều màu, cắt tóc kiểu gangster,…
Không những thế, họ còn có thái độ đầy khiêu khích trước cuộc sống. Họ sống bất cần, không tôn trọng đạo lí. Tỏ ra khinh thường xung quanh, thách thức luật pháp.
Ngày càng có nhiều học sinh đánh nhau gây mấy trật tự, bạo lực học đường tăng cao. Hầu hết những vụ gây gỗ, bạo lực của học sinh xuất phát từ những lí do không đâu. Có thể kể như nhìn đểu, thấy ghét, cãi nhau trên mạng, khiêu khích, ghen tuông, bị xúi giục, thích làm anh chị,…
Trong tình trang đó, tác phong khi vào lớp học của nhiều học sinh thiếu chuẩn mực, không đúng quy định nhà trường. Nhiều học sinh nam còn để tóc dài quá tai hoặc cắt quá ngắn. Nhiều trường hợp khác thích nhuộm tóc nhiều màu, quần áo sộc xệch, mang dép không quai,… Học sinh nữ không chịu buộc tóc, hay son môi khi vào lớp học. Trang phục tùy tiện không đúng quy định như áo dài vắt tà ngang, mang túi xách đi học,…
Hiện tượng học sinh mang và sử dụng điện thoại trong giờ học vẫn còn diễn ra. Học sinh trốn học, bỏ tiết, hút thuốc lá trong trường học là vấn đề làm đâu đầu các nhà quản lí.
Nguyên nhân và hậu quả vấn đề đạo đức, tác phong học sinh bị suy thoái nghiêm trọng hiện nay
Trước tác động của sóng toàn cầu hóa, giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chịu ảnh hưởng to lớn. Một mặt, nó có tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỉ lại vốn có của người Việt Nam. Con người chuyển sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tác phong làm việc và học tập cũng hoàn toàn thay đổi.
Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống mới đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Rất nhiều học sinh vì thế mà xem thường việc học tập. Họ chạy theo lối sống đua đòi, thực dụng tầm thường mang tính thụ hưởng. Họ lười biếng hoặc bỏ bê việc học hoặc học một cách đối phó, khiên cưỡng. Từ đó, không những kết quả học tập yếu kém, chất lượng đào tạo sụt giảm mà đạo đức cũng suy thoái nghiêm trọng.
Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái cá nhân, vị kỷ, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận tuổi trẻ. Đặc biệt là những học sinh sống ở các khu đô thị lớn. Học sinh bị kích động bởi việc tiếp xúc với những trang mạng có tính bạo lực qua mạng Internet. Nhiều học sinh đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Hiện tượng bạo lực học đường bởi thế không ngừng gia tăng trong các năm qua.
Tâm lý sùng hàng ngoại và kiểu thời trang táo bạo đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam. Học sinh với tính tò mò, hiếu kì đã bắt chước một cách kịch cỡm, đáng cười. Không những thế, những kiểu thời trang thiếu tế nhị, phản cảm còn xuất hiện ngay trong trường học.
Cũng không thể trách học sinh, những con người còn thiếu bản lĩnh, chưa trưởng thành về nhân cách. Chính sự giao thoa về văn hóa đã phá vỡ các chuẩn mực vốn đã ăn sâu vào cội rễ văn hóa dân tộc. Chính sự tràn ngập của hàng hóa của nền sản xuất lớn đã tạo ra cho con người nhiều lựa chọn hơn. Từ đó tạo ra khả năng về sự tha hóa trong nhân cách, đạo đức con người.
Văn hóa tiêu cực từ nước ngoài đã tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần, văn hóa của một bộ phận nhân dân. Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền”, coi tiền là trên hết. Con người không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và nhân tính. Không ít trường hợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình người. Tình nghĩa gia đình suy giảm. Quan hệ thầy trò không còn gắn kết nữa. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy án đã trở nên khá phổ biến.
Từ thực trạng xã hôi đó, nhiều học sinh ỷ lại vào vị thế gia đình, tỏ ra kiêu ngạo, xem thường học tập, trường lớp, bạn bè, thầy cô. Nhiều học sinh khác tỏ ra bất mãn, không muốn học tập. Mọi lời hay ý đẹp trở nên vô nghĩa, thậm chí là giả dối.
Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ của nhiều học sinh. Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa cá nhân và tập thể không bền chặt. Mối liên kết giữa học sinh và trường học trở nên lỏng lẻo. Một bộ phận giáo viên suy thoái đạo đức, nhân cách. Chính họ đã nêu gương xấu cho nhiều học sinh. Học sinh không còn tin tưởng vào giáo viên, trường học. Những bài học đạo đức bị xem à giáo điều vô nghĩa. Từ đó, học sinh không chấp hành nội quy, thích làm ý mình, tỏ ra khiêu khích hơn.
Nền giáo dục đang có khuynh hướng “thương mại hóa” cao. Những biểu hiện như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, lạm thu,… càng làm cho học sinh chán nản. Chất lượng đào tạo và tuyển dụng cán bộ giáo viên còn nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục trong nhà trường suy giảm nghiêm trọng. Điều này góp phần làm môi trường sư phạm xuống cấp. Đạo lý thầy trò suy thoái. Lối sống thiếu hoài bão, lý tưởng xuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên, giáo viên.
Chương trình giáo dục nặng nề, thiên về lý thuyết hơn thực hành. Điều đó, khiến học sinh càng học càng thấy khó, càng học càng thấy chán. Chế độ thi cử gây nhiều áp lực. Lại thêm tâm lí chạy đua thành tích trong học tập, khiến cho học sinh không còn hứng thú học tập. Học sinh cũng không say mê nghiên cứu hay sáng tạo. Học là để thi, để lên lớp, lấy bằng cấp mà thôi. Kéo theo đó, học sinh cũng không ý thức rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân. Xem đó chỉ là hình thức giao tiếp nhằm làm hài lòng người khác chứ không phải là văn hóa ứng xử.
Giải pháp giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh hiện nay
Trước hết, xã hội cần xác định những giá trị đạo đức cho con người trong thời đại mới. Những chuẩn ấy phải rõ ràng, chuẩn mực và tiến bộ, phù hợp với thời đại.
Nền giáo dục phải tích cực thay đổi và bắt kịp với thời đại công nghệ. Chương trình giáo dục không nặng về lý thuyết. Lấy thực hành để giáo dục kĩ năng con người, tạo nhiều hứng thú cho học sinh. Khi học sinh thích học, thấy việc học dễ dàng hơn sẽ ứng xử tốt hơn.
Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ giáo dục tri thức cùng với giáo dục nhân cách cho học sinh. Chương trình không cần nhiều nhưng phải hết sức sâu sắc, gần gũi, dễ tiếp thu và vận dụng.
Tăng cường tuyên dương những tấm gương tốt đẹp trong cuộc sống. Lấy đó làm mẫu mực khuyến khích học sinh noi theo.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tiến bộ và giàu tình yêu thương. Lấy trật tự, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm làm nguyên tắc quản lí giáo dục.
Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh học tập và làm theo. Cần quyết liệt loại bỏ những cán bộ giáo viên suy thoái nhân cách, yếu kém năng lực ra khỏi hệ thống. Khuyến khích cán bộ giáo viên cống hiến sức mình vì sự tiến bộ của ngành giáo dục, vì sự nghiệp giáo dục đất nước. Phát hiện và nâng đỡ những giáo viên có tài năng để họ có điều kiện cống hiến sức mình.
Một người thầy giỏi sẽ tạo ra nhiều thế hệ học trò giỏi. Một người thầy mẫu mực sẽ tạo ra nhiều thế hệ con người mẫu mực. Bởi thế, William A. Warrd đã nói rằng: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.
Gia đình và xã hội phải chung tay cùng nhà trường giáo dục nhân cách, đạo đức, tác phong cho học sinh. Xã hội phải nghiêm khắc với những hành vi lệch chuẩn, đi ngược với thuần phong mỹ tục dân tộc. Xã hội cũng cần quyết liệt lên án những hành vi vô văn hóa, dung tục của giới trẻ. Tinh thần tập thể, cộng đồng chính là sức mạnh có thể điều hướng mọi hành vi sai lầm của con người theo hướng tích cực.
Mỗi bậc cha mẹ phải là một tấm gương sáng về đạo đức và tác phong ứng xử. Bởi vì, con cái chịu ảnh hưởng và rèn luyện theo nếp sống gia đình. Văn hóa gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành, phát triển nhân cách của con người.
- Kết luận:
Như vậy, có thể thấy, ở học sinh hiện nay có sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại đã không được duy trì. Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong họat động của con người thì sự suy thoái là điều không tránh khỏi.
Vì vậy, giữ vững đạo đức, văn hóa cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. Xây dựng đời sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ là trách nhiệm của mỗi con người. Mỗi học sinh nên ý thức rằng rèn luyện đạo đức trong sáng, lành mạnh nghĩa là tiến bộ. Sống tốt đẹp và thành công nghĩa là yêu nước. Có làm được như vậy, mới tin tưởng rằng thế hệ học sinh hôm nay là tương lai của đất nước. Học sinh đủ sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm sau như Bác Hồ đã kì vọng.
Tham khảo nhé!!!
Câu 3:
Dàn ý:
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường.
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
- Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.).
- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
- Tổn thương về thể xác và tinh thần.
- Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
- Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
- Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính.
- Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
- Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
- Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
- Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
- Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên và ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện.
- Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi).
-> Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
Bài văn:
Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.
Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.
Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.
Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.
Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.
Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.
Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.
Câu 4:
Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để.
Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.
Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.
Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.
Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.
Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.
Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?
Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.
Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.
Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.
Sau đây là gợi ý :
- Nêu thực trạng:
+ Vệ sinh môi trường nơi khu học hiện nay không được đảm bảo
+ Rác tràn lan trên sân trường và lớp học.
+ Bàn ghế bị vẽ bậy và không được kê ngay lối thẳng hàng
- Nguyên nhân:
+ Học sinh thiếu ý thức giữ gìn
...
- Hướng giải quyết
+ Nhà trường cần phải có những buổi giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh.
+ Các em học sinh cần phải tự ý thức trách nghiệm giữ gìn khu học tập như nhà của mình.
Dẫn chứng bạn tự lấy nha
=> Bài học nhận thức
1,
Công việc học tập đòi hỏi một người phải có lòng quyết tâm, kiên trì, có chí sẵn sàng bỏ cả cuộc đời mình để tìm hiểu nó, đi theo nó. Công việc học tập đó tuy khó khăn nhưng nó cần thiết trong cuộc sống và góp phần nâng cao năng lực của chúng ta. Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Và bởi vậy, việc học tập đòi hỏi sự chăm chỉ và nỗ lực. Thật đúng như thế.
Con người cần phải có tri thức. Để có tri thức thì chúng ta phải học tập. Đác uyn đã nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Tuy đã thành một nhà bác học tài giỏi, nổi tiếng nhưng ông vẫn học tập, tìm tòi mặc cho con cái nói gì, khuyên gì. Đúng thế, việc học rất cần thiết, các bạn hãy cố gắng học tập, rèn luyện. Học tập không lúc nào là muộn cả, hãy quay đầu lại, đối diện với sự khó khăn trong việc học tập. Dù thất bại nhiều nhưng đừng nản chí vì "thất bại là mẹ của thành công". Việc học tập vất vả và khó khăn, nếu muốn học tốt thì không những chịu khó mà còn cần có lòng quyết tâm, kiên trì cố gắng vươn lên. Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Thầy là một người thầy mà chúng em vô cùng kính trọng và khâm phục với đôi chân ngày đêm viết ra những bài học hay và bổ ích. Hay là anh Hoa Xuân Tứ do một lần sơ ý anh đã đưa cả hai tay mình vào trục quay mía làm đường nên đã mất cả hai tay. Tuy vậy anh vẫn cố gắng học tập và anh đã học hết phổ thông. Đấy là những tấm gương sáng vượt khó. Họ đã cho ta thấy họ tàn nhưng không phế. Họ vẫn là người có ích cho đất nước.
Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì. Đúng đây, khi còn trẻ, đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thể tiếp thu được nhiều kiến thức còn khi đã lớn, sự tiếp thu khó khăn hơn, lúc ấy mới gắng học thì đã muộn. Đã có nhiều người nhờ có trí thông minh và vốn kiến thức phong phú đã phát minh ra các loại máy móc, giúp mọi lĩnh vực khoa học công nghệ trở nên tiên tiến hơn. Lê nin từng nói "Học... học nữa.. học mãi". Đó là điều thật chí lý. Sống ở trên đời thì ai cũng cần có kiến thức, cần phải học tập. Từ già đến trẻ, từ xưa đến nay, học tập vận cần được tiếp tục và phát triển nâng cao lên. Bởi không hiểu biết sẽ dẫn đến chuyện sự ngu dốt điều khiển mình đi theo con đường mòn; làm cho mình không tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, không hoà hợp mình với mọi người; làm mình trở thành các người vô dụng, tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Hiện nay, nhất ở các thành phố có hiện tượng không ít thanh niên bỏ nhà đi bụi, đua đòi, cướp giật, lập băng nhóm, nghiện hút. Không chịu học tập, ném mình vào những cuộc chơi vô bổ, thậm chí phạm pháp, chính họ đã tự đóng cánh cửa tương lai của mình. Công việc học tập là rất quan trọng đối với đời sống, học tập chịu khó khi còn trẻ là rất cần vì đó là nền tảng vững chắc khi ta lớn lên, tin tưởng vào lực học của mình để luôn đi trên đường đời mà không sợ ngã. Một lần nữa, em mong các bạn hãy cố gắng học tập tốt để đưa đất nước đi lên, xóa bỏ cái đói nghèo, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước ta.
1) khuyên các bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…
Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.
Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.
Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống là khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.
Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.
Khái niệm văn hóa
- Có nhiều định nghĩa về văn hóa. Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của con người của một quốc gia, một dân tộc về sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động… Văn hoá là chất lượng cuộc sống.
Triết gia Lưu Hướng thời Tây Hán cho rằng văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hoá (văn là đẹp, hoá là giáo hoá). Đến thời hiện đại, nhà văn hoá học Taylor (người Anh) định nghĩa: “văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. “Văn hoá là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (E.Henriotte).
Tại Hội nghị của UNESCO tại Mêhicô từ 26/7 đến ngày 06/8/1982 với sự tham gia của gần 500 nhà nghiên cứu, văn hoá đã được định nghĩa: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc hoạ nên bản sắc của một gia đình, cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc….Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hoá hữu thể và những di sản văn hoá vô hình”. Từ điển tiếng Việt viết: “văn hoá là tổng thể nói chung tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.
Có cách tiếp cận văn hóa: văn hóa là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là nhân hoá, văn hoá là trình độ người (UNESCO).
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Văn hóa là một trường nghĩa rộng bao hàm nhiều nét văn hóa đặc trưng cho từng khía cạnh khác nhau mang tính khác biệt rõ rệt: văn hóa xã hội, văn hóa gia đình, văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hóa sống, văn hóa giao tiếp,… Mỗi nét văn hóa có vị trí và đặc điểm riêng. Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội.
2. Khái niệm văn hóa ứng xử
- Khái niệm “văn hóa ứng xử”: Văn hóa là cơ sở hình thành cách thức giao tiếp, hành vi hay đúng hơn là văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
Từ “văn” có nghĩa là nét đẹp. Từ “hóa” là chuyển từ một trạng thái này sang trạng thái khác.
Từ “văn hóa” ở dạng động từ là làm cho trở nên đẹp. Từ “văn hóa” ở dạng danh từ là tập hợp những nét đẹp do rèn luyện mà có của một con người, một tập thể, một cộng đồng.
Từ “Ứng” là đáp lại một tác động. Từ “xử” là dùng thái độ, hành động để làm hiện lên kết quả của một thái độ, hành vi khác, dựa trên sự phân định rõ mức độ đúng sai của thái độ, hành vi đó.
- Văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua các thái độ, hành động phân xử, thế ứng xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cá nhân, một cộng đồng người trong việc trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ nhỏ đến lớn.
- Văn hoá ứng xử có vai trò rất quan trọng trong đòi sống thường nhật và đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung.
Nét đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá ứng xử là hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (con người cá nhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội và với chính bản thân mình). Hay nói cách khác, văn hoá ứng xử chính là nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc.
đơn giản thôi bạn hãy nêu ý ngĩa của việc học của ngày hôm nay. mà việc học thì luôn gắn liền với cuộc sống. học để có kiến thức để hiểu biết và để áp dụng cái mà mình học được cho cái ngày mai đó. có học thì mới có kiến thức mà giúp đời chứ.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với
những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần
đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có
thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có
thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn
Bạn tham khảo nha:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học them hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học them chúng ta cần phải có tinh thần “ tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.
II. Thân bài
1. Thế nào là tự học?
- Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
- Tự học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp
2. Chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta.
- Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyên
- Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
- Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học
- Phê phán những người có thói gét học và xme đó là một cực hình
- Phê phán những con người lười học
- Phê phán những người học tủ, học vẹt
4. Đánh giá việc tự học
- Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
- Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
- Khi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lại
- Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác
III. Kết bài
- Nhờ tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn
- Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
- Cần tạo cho mình một thói quen tự học
TỰ HỌC
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và học sinh chúng ta - những người chủ tương lai của đất nước - phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra : Thái độ sống và học tập của học sinh ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “thái độ sống” là gì? Thái độ sống là thái độ mà mỗi con người thể hiện.Người có thái độ sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Thái độ này thể hiện cách họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Bên cạnh đó, thái độ sông sẽ góp phần quyết định thái độ học tập của mỗi học sinh. Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, cần lắm những thái độ sống đúng mực, tích cực, đồng thời thái độ cầu tiến trong học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam lên tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế học sinh chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định thái độ sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói:”Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!” trong thời kỳ chiến tranh bao lớp học sinh xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng “ Tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước”. Biết bao thế hệ học sinh đã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát triển thì thái độ sống tốt đẹp và học tập chăm chỉ của học sinh lại càng đóng vai trò quan trọng. Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, thái độ đúng mực, cố gắng học tập, rèn luyện bản thân. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em”. Lời nhắn nhủ thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam, hay những tấm huy chương vàng,huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: "Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi". Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,... Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích "ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc " của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp!
Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn học sinh lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”. Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Dưới tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên, học sinh -sinh viên có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm. Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh-sinh viên “Ngắn trước, rách sau” “Siêu mỏng”, rồi các “Hót girls, hót boy”; truy cập các trang Web độc hại, Chát Nude, đua xe, quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh niên, học sinh-sinh viên…đang có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động. Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tại TPHCM, 1,4% học sinh THPT nam tham gia nghiên cứu này cho biết đã từng sử dụng ma tuý. Trong khi đó, các chương trình giáo dục, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, sinh viên về các vấn đề này còn thiếu và yếu...Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học tháng 11/2008. Tuy nhiên, cũng không phải vì những điều này mà chúng ta võ đoán, quy kết vội vàng cho rằng thanh niên hôm nay ít có lý tưởng cao đẹp như lớp thanh niên cách mạng giải phóng dân tộc. Cũng đừng vội quy thanh niên hôm nay quá vị kỷ, không có lý tưởng cao đẹp, không biết quê hương, dân tộc…nhưng đại đa số bạn học sinh bây giờ đều ham học, ham làm sống có hoài bão, luôn sẵn sàng khẳng định tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho xã hội.
Tóm lại, học sinh chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một thái độ sống tốt đẹp, thái độ học tập chăm chỉ vì một tương lai tươi sáng của đất nước và chính bản thân chúng ta. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Coocsaghin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".
Bạn tham khảo nhé!
Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngày nay không có được ý thức học tập lành mạnh . Cá nhân học sinh hiện nay đa phần là lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu... trong gia đình thì cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình . ở nhà trường , thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. Xã hội hiện nay cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.
Do nhiều yếu tố tiêu cực và tích cực khác nhau , học sinh ngày nay không mấy thiết tha và quan tâm đến tương lai của bản thân mình . Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp . bài học không hiểu nhưng cũng không quan tâm học hỏi => Thành tích học tập xuống dốc nhiều. áp lực tâm lý “ học không được thì nghỉ , sau này cũng sẽ có việc làm thôi “ => học sinh tụ tập ăn chơi =>bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.
Hậu quả để lại là do cá nhân tự gánh chịu . Cá nhân học sinh chỉ lo ăn chơi thì tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ . thái độ của gia đình khi thấy con mình rơi vào con đường xấu : mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp. bộ phận giới trẻ rơi vào con đường hư hỏng sẽ làm cho xã hội kém phát triển .
Để tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của các cá nhân và xã hội sau này chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc . Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình . về phía xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài . cần tạo cho học sinh 1 sự hứng thú đối với các môn học . bên cạnh đó học sinh cũng cần phải chăm chỉ học hành , lấy việc học là thú vui tiêu khiển . cần phải học với niềm hăng say , có ý thức . cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.
Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.
Ở mỗi thời đại khác nhau, các chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhân cũng khác nhau. Đạo đức là một trong hai nhân tố căn bản làm nên giá trị con người. Bởi thế, việc rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ rất quan trọng. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh.
Đạo đức là gì?
Theo triết học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội, trong các mối quan hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.
Hiểu một cách đơn giản, đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. (Vấn đề đạo đức học sinh).
Ngoài những phẩm chất cao đẹp như: đức tính khiêm nhường, khoan dung, dũng cảm, trung thực,… các phẩm chất cao quý khác của con người như: lòng thương người, lòng tự trọng, lòng hiếu thảo,… cũng được gọi là đạo đức con người.
Tại sao học sinh sống phải rèn luyện và thực hành đạo đức?
Con người sống rất cần có đạo đức. Không chỉ người tốt cần rèn luyện và thực hành lối sống có đạo đức mà bất kì ai trong xã hội cũng cần làm việc ấy. Bởi các chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định nhằm đảm bảo cho con người hành động đúng mực, làm cho cuộc sống hiền hòa, công bằng và góp phần xây dựng trật tự, kỉ cương trong xã hội.
Người có đạo đức tốt đẹp, nhân cách cao cả luôn được mọi người tôn trọng và tin tưởng trong cuộc sống. Bởi họ luôn sống và hành động đúng theo các nguyên tắc, chuẩn mực mà xã hội đã quy định nhằm mang đến những lợi ích nhất định cho bản thân và cho tất cả mọi người. Người có đạo đức luôn hướng đến người khác, sống vì người khác. Không bao giờ họ ích kỉ, tham lam hay vụ lợi cho cá nhân.
Sống có đạo đức tâm hồn sẽ được than thản, an vui và lạc quan trong cuộc sống này. Cuộc sống của họ luôn tràn đầy ý nghĩa tốt đẹp và niềm tin tưởng hướng đến tương lai.
Đạo đức là kim chỉ nam giúp con người hành động đúng đắn và là động lực tiến bộ của con người. Sống có đạo đức giúp ta tránh được những sai lầm trong công việc và đời sống. Không những thê, còn tránh được tệ nạn xã hội và đóng góp nhiều hơn trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển xã hội.
Xây dựng nền tảng đạo đức ở học sinh như thế nào?
Xây dựng và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ quan trọng nhất. Như Bác Hồ đã từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là kẻ phá hoại”. Bởi thế, rèn luyện và thực hành lối sống đạo đức là trách nhiệm của mỗi con người.
Trước hết là chăm chỉ học tập tốt và rèn luyện nhân cách, nhân phẩm cho bản thân mình trở thành người hữu ích cho xã hôi. Mỗi học sinh sau này phải là một công dân tốt, có đạo đức trong sáng, vững mạnh, góp sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Rèn luyện đạo đức là một hành động tự giác, tự nguyện. Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.
Không những luôn tuân thủ những chuẩn mực xã hội, chấp hành luật pháp, học sinh cần thực hiện rèn luyện đạo đức về mọi mặt. Trong học tập, phải phấn đấu học tập hiệu quả, nghiêm túc. Lấy học tập làm mục đích của hành động và luôn ưu tiên cho nhiệm vụ ấy. Trong quan hệ với bạn bè phải hòa đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong quan hệ với thầy cô giáo phải biết kính trọng, lễ phép. Trong mối quan hệ với gia đình phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; giữ gìn và phát huy truyền thống gia tộc mình.
Học sinh cần phải có tình yêu thương con người. Chính tình yêu thương con người dẫn ta đến với mọi người, gắn mình với tập thể. Thực hành lối sống vị tha, đề cao tình nghĩa. Đồng thời kiên quyết chống lại cái xấu và hiện tượng suy thoái trong đạo đức con người.
Trên cơ sở tiếp thu nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc, học sinh cũng cần phải tiếp thu các giá trị đạo đức trong thời địa mới. Những giá trị nào của truyền thống mà còn đúng đắn, tích cực thì phát huy mạnh mẽ. Những giá trị nào đã lạc hậu, không phù hợp nữa thì mạnh bỏ đi. Những giá trị đạo đức mới mẻ, tiến bộ cần tiếp nhận một cách nghiêm túc. Giá trị đạo đức trong thời đại mới phải là những giá trị đã được thử thách và khẳng định qua thời gian và phù hợp với đời sống dân tộc.
Phê phán những người suy thoái đạo đức:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không chăm lo rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức của bản thân. Họ sống buông thả, tùy tiện, bất chấp đạo lí. Họ thường dễ sa nạn vào tệ nạn xã hội, vi phạm luật pháp và thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách.
Bài học:
Chính đạo đức trong sáng, vững mạnh và cao đẹp làm nên giá trị con người. Mỗi học sinh phải biết rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Kết bài:
“Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức” Hãy bồi dưỡng đạo đức tốt đẹp cho bản thân để có thể xây dựng cuộc sống thành công và thực sự hạnh phúc.