Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
Phân tích mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trong phần I. Chiến tranh và “người bản xứ” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) (5đ)
- Nhan đề chương: người bản xứ đặt trong dấu ngoặc kép để châm biếm những lời lẽ mị dân giả tạo của bọn thực dân. (0.5đ)
- Tác giả đi sâu vào sự mâu thuẫn, đối lập gay gắt trong thái độ của bọn thực dân khi đối xử với người dân thuộc địa trước và sau khi chiến tranh bùng nổ (HS lấy dẫn chứng) (1đ)
- Thấy được sự thay đổi trong cách đổi xử trên là sự lừa bịp trắng trợn của thực dân Pháp. Chúng không chỉ tàn bạo, độc ác mà còn nham hiểm, xảo quyệt, giả dối. Lời lẽ ngọt ngào “như viên kẹo bọc đường” đã gây nên bao cái chết bi thương của người dân vô tội. (1đ)
- Tác giả tiếp tục phân tích mâu thuẫn khi đối chiếu “cái vinh dự đột ngột ấy” với “cái giá khá đắt” mà người lính bản xứ phải trả. Sự thật là họ trở thành tấm bia đỡ đạn, công cụ sống để phục vụ cho chiến tranh đế quốc, nộp thuế máu cho bọn thực dân. Họ từ biệt vợ con, xa quê hương để bỏ xác phơi thây trên chiến trường. người ở hậu phương cũng bị bắt phục vụ lò lửa chiến tranh rồi số phận cũng không thoát khỏi cái chết => sự căm giận với tội ác của thực dân; thương cảm với số phận bi đát của người dân các nước thuộc địa. (1đ)
- Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. => hồi chuông cảnh tỉnh. (1đ)
- Giọng điệu trào phúng bao trùm, từ ngữ và hình ảnh có sức biểu cảm sâu sắc. Câu hỏi mang ý phản bác, chất vấn, luận tội gay gắt (chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy) (0.5đ)
→ Áng văn chính luận mẫu mực.
Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau :
- Xây dựng, đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.
- Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.
- Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.
- Giọng điệu trào phúng, châm biếm, mỉa mai để nói lên bản chất bọn thực dân: “Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu...”, đùng một cái... được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập.
Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.
Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vệt của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ.
Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.
Bản án chế độ thực dận Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống.
Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo.
Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa thông cảm, xót thương.
Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ.
Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất “ăn thịt người” của bè lũ thực dân.
Phần một: Chiến tranh và người bản xứ.
Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ.
Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
Tác giả đưa ra hai thái độ trái ngược hoàn toàn ấy nhằm tố cáo thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân trong việc biến dân thuộc địa thành vật hi sinh. Luận điệu bịp bợm trơ trẽn của chúng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý châm biếm và đả kích sâu cay.
Số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả rất cụ thể: … họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất chứa cảm xúc xót xa, ngậm ngùi:
Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…
Nhiều người dân thuộc địa tuy không phải ra trận nhưng ở hậu phương, họ bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Tác giả đã nêu ra một con số khủng khiếp về số người bản xứ đã bỏ mình trôn đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Tổng cộng cố bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
Phần hai: Chế độ lính tình nguyện.
Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng:
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để kẻ thù tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,… Bọn thực dân coi lính thuộc địa không phải là người mà chỉ là thứ vật liệu biết nói. Cách gọi đó tự nó đã có tác dụng tố cáo mạnh mẽ bản chất dối trá, lừa bịp và dã man của chính quyền thực dân. Những viên công sứ Pháp (đứng đầu một tỉnh) cùng bọn quan lại dưới quyền tiến hành vây bắt và cưỡng bức người dân phải đi lính, lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu:
Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu như dám chống đối. Tác giả đã kể ra sự thực phũ phàng là người dân thuộc địa chỉ có hai con đường: hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
Trong khi làm những điều độc ác như đã kể trên, chính quyền thực dân vẫn không ngừng rêu rao về tinh thần tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dường chỉ làm bộc lộ rõ thêm thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn ấy:
Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.
Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá ấy bằng những câu hỏi tu từ:
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập" và “không ngần ngại”?
Trong phần Chế độ lính tình nguyện, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố đối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa.
Phần ba: Kết quả của sự hi sinh.
Kết quả sự hi sinh của người lính thuộc địa trong các cuộc chiến tranh và cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột xương máu họ đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chỉ tiết tiêu biểu có sức tố cáo rất lớn:
Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyển nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô" lẫn người “An nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao ? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao ? về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”đó sao?
Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa chấm dứt thì các lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt (!) Những người lính từng được tâng bốc bằng bao lời lẽ hoa mĩ thì bây giờ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu" như trước đây.
Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh cho chính nghĩa và công lí như lời rêu rao đối trá của lũ thực dân chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ là chế độ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.
Bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân bộc lộ trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. Sau chiến tranh, người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu:
Thế là những “cựu binh" – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.
Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động.
Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân.
Ngôn ngữ tác phẩm mang màu sắc trào phúng rất rõ nét. Những từ mỉa mai như; “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”, "vật liệu biết nói…” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân, vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa.
Tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật gậy ông đập lưng ông bằng cách nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để bóc trần bản chất lừa bịp vô liêm sỉ của chúng. Tác giả dùng liên tiếp các câu hỏi tu từ để phơi bày sự thật trái ngược với lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế nên không thể chối cãi. Để tăng tính thuyết phục của lí lẽ, khi cần, tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay của chính đối tượng bị đả kích.
Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.
Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu quí gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
hok tốt
Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập.
Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.
Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vệt của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ.
Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.
Bản án chế độ thực dận Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống.
Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo.
Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa thông cảm, xót thương.
Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ.
Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất “ăn thịt người” của bè lũ thực dân.
Phần một: Chiến tranh và người bản xứ.
Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ.
Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
Tác giả đưa ra hai thái độ trái ngược hoàn toàn ấy nhằm tố cáo thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân trong việc biến dân thuộc địa thành vật hi sinh. Luận điệu bịp bợm trơ trẽn của chúng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý châm biếm và đả kích sâu cay.
Số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả rất cụ thể: … họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất chứa cảm xúc xót xa, ngậm ngùi:
Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…
Nhiều người dân thuộc địa tuy không phải ra trận nhưng ở hậu phương, họ bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Tác giả đã nêu ra một con số khủng khiếp về số người bản xứ đã bỏ mình trôn đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Tổng cộng cố bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
Phần hai: Chế độ lính tình nguyện.
Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng:
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để kẻ thù tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,… Bọn thực dân coi lính thuộc địa không phải là người mà chỉ là thứ vật liệu biết nói. Cách gọi đó tự nó đã có tác dụng tố cáo mạnh mẽ bản chất dối trá, lừa bịp và dã man của chính quyền thực dân. Những viên công sứ Pháp (đứng đầu một tỉnh) cùng bọn quan lại dưới quyền tiến hành vây bắt và cưỡng bức người dân phải đi lính, lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu:
Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu như dám chống đối. Tác giả đã kể ra sự thực phũ phàng là người dân thuộc địa chỉ có hai con đường: hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
Trong khi làm những điều độc ác như đã kể trên, chính quyền thực dân vẫn không ngừng rêu rao về tinh thần tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dường chỉ làm bộc lộ rõ thêm thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn ấy:
Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.
Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá ấy bằng những câu hỏi tu từ:
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập" và “không ngần ngại”?
Trong phần Chế độ lính tình nguyện, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố đối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa.
Phần ba: Kết quả của sự hi sinh.
Kết quả sự hi sinh của người lính thuộc địa trong các cuộc chiến tranh và cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột xương máu họ đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chỉ tiết tiêu biểu có sức tố cáo rất lớn:
Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyển nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô" lẫn người “An nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao ? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao ? về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”đó sao?
Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa chấm dứt thì các lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt (!) Những người lính từng được tâng bốc bằng bao lời lẽ hoa mĩ thì bây giờ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu" như trước đây.
Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh cho chính nghĩa và công lí như lời rêu rao đối trá của lũ thực dân chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ là chế độ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.
Bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân bộc lộ trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. Sau chiến tranh, người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu:
Thế là những “cựu binh" – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.
Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động.
Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân.
Ngôn ngữ tác phẩm mang màu sắc trào phúng rất rõ nét. Những từ mỉa mai như; “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”, "vật liệu biết nói…” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân, vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa.
Tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật gậy ông đập lưng ông bằng cách nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để bóc trần bản chất lừa bịp vô liêm sỉ của chúng. Tác giả dùng liên tiếp các câu hỏi tu từ để phơi bày sự thật trái ngược với lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế nên không thể chối cãi. Để tăng tính thuyết phục của lí lẽ, khi cần, tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay của chính đối tượng bị đả kích.
Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.
Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Phân tích các từ ngữ: ghé mắt, trông ngang, kì, cheo leo, đây, đổi phận làm trai,…
Theo nhiều công trình nghiên cứu về giọng điệu văn chương trong mấy năm gần đây thì biểu hiện của giọng điệu trong một tác phẩm trước hết là ở cách xưng hô, gọi tên. Đối chiếu trong Vi hành ta thấy ngay giọng điệu chủ đạo của tác phẩm này là giọng mỉa mai bởi đại từ hắn chỉ Khải Định xuất hiện tới 12 lần. Khải Định là vua của một nước đến thăm một nước khác thế mà lại bị người dân nước này gọi là hắn thì thật nhục nhã. Cách gọi này đã vượt qua ranh giới cuối cùng của phép lịch sự ngoại giao tối thiểu để đến với sự khinh miệt. Nếu có gọi là vua thì họ cũng gọi mỉa mai, xách mé là anh vua chứ không gọi một cách trang trọng là vị vua, nhà vua, đức vua và cũng chẳng gọi một cách bình thường, "trung tính" là ông vua. Đáng chú ý là cách gọi ấy không chỉ ở một người, hai người mà ở rất nhiều người: "Những tiếng "hắn đấy!" hay "xem hắn kìa!" là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng ta thường gặp dọc đường". "Thường gặp dọc đường" nghĩa là ở nhiều nơi và gặp nhiều người chứ không phải chỉ ở một hai địa điểm, gặp một số ít người. Điều này chứng tỏ, trong cái nhìn của người dân Pháp, Khải Định không phải là một vị khách mời của nước Pháp, mà ngược lại chỉ là một vật để "xem" cho vui, để chế giễu, để mỉa mai mà thôi.
Nước Pháp lúc bấy giờ (1923) đã sang thời dân chủ với Tổng thống đương nhiệm là Alếchxăng Milơrăng. Thế mà vị Tổng thống này lại bị người kể chuyện (Nguyễn Ái Quốc) gọi một cách cạnh khóe là "Alếchxăng đệ nhất". "Đệ nhất" là danh hiệu dùng để chỉ vua chúa thời phong kiến quân chủ nhưng lại được Nguyễn Ái Quốc dùng để gọi một vị Tổng thống thời dân chủ, có nghĩa là đã coi cả một thể chế dân chủ kia chỉ là giả hiệu, thực chất vẫn chỉ là quân chủ, vẫn là phong kiến chẳng có gì là dân chủ cả. Chỉ bằng hai con chữ tác giả đã hạ bệ, đã vạch trần, đã xé toang bức màn chính trị giả dối để trơ ra bộ mặt không hề dân chủ trơ trẽn giả tạo, không phải chỉ của một người (Tổng thống Pháp) mà còn là của cả một chế độ, một nhà nước (thực dân Pháp). Người ta nói sức mạnh của ngôn từ có khi sánh ngang với một đạo quân lớn. Điều ấy phải chăng đúng với trường hợp này!
Rõ ràng đối tượng trào phúng mà tác phẩm hướng đến là Khải Định và chính quyền thực dân Pháp, tất nhiên, Khải Định vẫn là kẻ bị hứng chịu nhiều nhất những làn roi đả kích quất thẳng vào hắn. Vi hành được viết bằng tiếng Pháp, viết cho người Pháp đọc, dĩ nhiên nó phải mang dấu ấn văn hóa Pháp. Chúng tôi tìm thấy biểu hiện của văn hóa trào phúng dân gian rất phổ biến ở châu Âu trong Vi hành. Đó là văn hóa trào phúng cácnavan. M.Bakhtin đã đưa ra bốn đặc điểm nổi bật của cácnavan: sự xúc tiếp tự do suồng sã giữa người với người; tạo ra những hình tượng "kỳ quặc nực cười", xây dựng những cặp mâu thuẫn trào phúng; và cuối cùng là sự báng bổ, hạ bệ cái đáng cười.
Trong Vi hành các nhân vật đều quan hệ với nhau theo nguyên tắc suồng sã: đôi trai gái - Khải Định (tôi); "tôi" - Khải Định; "tôi" - Tổng thống Pháp, hay thân mật: đôi trai gái; "tôi" - cô em họ. Đôi trai gái nhầm "tôi" là Khải Định nên tha hồ nói về Khải Định rất chi là "suồng sã". Người ta không thể suồng sã với nhau nơi tôn nghiêm mà chỉ có thể ở một nơi, một môi trường có thể suồng sã, cái nơi mà M.Bakhtin gọi là không gian "quảng trường cácnavan". ở một không gian mang tính cộng đồng, "quảng trường" này con người mới dễ dàng tiếp xúc, dễ dàng cười cợt và cũng dễ dàng "báng bổ" nếu có thể. Nguyễn Ái Quốc đã cho Khải Định xuất hiện (trong sự nhầm lẫn của người Pháp) ở những nơi như vậy để người dân Pháp tha hồ mà "suồng sã" với một "anh vua": tiệm cầm đồ, xe điện ngầm, trường đua, nhà hát múa rối, kho hành lý nhà ga... Cácnavan luôn tạo ra những hình tượng "kỳ quặc nực cười", và Khải Định hoàn toàn "xứng đáng" có "bộ mặt nực cười" với "cái mũi tẹt", "đôi mắt xếch", "cái mặt bủng như vỏ chanh". Trong cácnavan, để tạo ra các hình tượng "kỳ quặc nực cười" người ta tạo ra "việc dùng ngược các đồ vật". Ở phương diện này, Khải Định còn "xứng đáng" hơn với "có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn" hay dùng đồ vật không đúng lúc, đúng chỗ "các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn", "đeo lên người... đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm". Khải Định cũng thuộc loại hình tượng phỏng nhại, chúng tôi gọi là hình tượng "phỏng nhại hành vi". Các vị vua yêu nước yêu dân như vua Thuấn hay vua Pie "vi hành" để tìm ra con đường làm giàu cho dân cho nước, còn Khải Định cũng "vi hành" nhưng là ngược lại (bị nhại lại) để ăn chơi bừa bãi…
Vẫn theo M.Bakhtin, "rất tiêu biểu cho tư duy cácnavan là những hình tượng cặp đôi, được nhóm lại theo sự tương phản (…) và sự tương đồng (…)". Chúng ta thấy trong Vi hành có những "cặp đôi" sau: đôi trai gái; "tôi" và Khải Định; Khải Định và chính quyền Pháp; "tôi" và "cô em họ", "tôi" và những kẻ theo dõi "bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng". Trong đó "cặp", "tôi" và Khải Định vừa tương phản vừa tương đồng, tương đồng ở chỗ người dân Pháp (và cả chính quyền Pháp hết sức quan liêu) lẫn lộn "tôi" và Khải Định (vì giống nhau - đều là người An Nam). Tương phản thì bạn đọc dễ nhận ra: một "anh vua" bán nước và một người dân yêu nước đang đi tìm đường cứu nước; một kẻ ăn chơi đàng điếm ngu ngốc (Khải Định không biết về văn hóa Pháp) và một trí tuệ lớn ("tôi" rất giỏi tiếng Pháp, am hiểu sâu sắc lịch sử, văn hóa Pháp…).
Từ sự phân tích trên chúng ta thấy toát lên các cặp mâu thuẫn trào phúng sau: cái thiêng liêng (vua Thuấn, vua Pie vi hành) với cái thấp hèn (việc Khải Định "vi hành"); sự sang trọng tôn nghiêm (danh hiệu vua) với sự cười đùa, cợt nhả (Khải Định như thằng hề); trí tuệ sắc sảo (của "tôi") với sự ngu dốt (của Khải Định); sự nghiêm túc, lịch sự (nhà vua một nước sang thăm nước khác) với cái phàm tục (Khải Định "vi hành" lén lút)… Đây cũng chính là những cặp mâu thuẫn trào phúng cơ bản của cácnavan.
Sự báng bổ cácnavan được biểu hiện cụ thể trong Vi hành là ở lời văn mỉa mai. Trong tác phẩm đầy những sự nói mỉa, nói ngược, chơi chữ, so sánh, tương phản, nói vòng… với mục đích trào phúng. Nói mỉa để châm chọc. Lời văn hướng tới đả kích nhiều đối tượng. Trong 3 câu văn ngắn sau: "Và thế là cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo như B.Đ.D. Nhật báo chẳng còn gì để bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì...", ít nhất có mấy đối tượng sau bị đưa ra để nhạo báng, cười cợt: xã hội Pháp (lúc bấy giờ) thật nhạt nhẽo, vô vị (kho giải trí sắp cạn ráo…); Nhà băng Đông Dương thật nghèo túng (sắp cạn ráo như B.Đ.D); báo chí "bôi bác" (nhật báo chẳng còn gì để bôi bác lên giấy); và Khải Định thì như một trò giải trí, trò tiêu khiển… Thậm chí chỉ trong một mệnh đề của câu văn dài: "Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình..." thì chân tướng của cả "chính phủ" và khách bị lột trần: khách chẳng ra gì và "chủ nhà" cũng thật chẳng ra gì! Câu văn giằng co trong thế mâu thuẫn, tương phản: "... có được sung sướng, có được quyền uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện..."; "Những tiếng "hắn đấy!" hay "xem hắn kìa!" là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng…". Và chơi chữ: "Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?". Theo chúng tôi bản dịch của Phạm Huy Thông đã truyền được cái thần thái trào phúng từ bản phiên âm tới bạn đọc. Nhiều người giỏi tiếng Pháp đều công nhận giữa hai bản phiên âm và bản dịch, tinh thần trào phúng không xa nhau bao nhiêu. (Có lẽ nên coi đây là một trong những bản dịch mang tính mẫu mực về đảm bảo ba tiêu chuẩn: tín, đạt, nhã trong dịch thuật). Trong câu văn tương phản trên được cấu trúc rất tinh tế với chữ "ngài" được đặt giữa câu văn như bị co kéo giữa hai tình huống đối lập: làm một ông vua to và nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé, đã bật ra ý mỉa mai, nói theo một phương ngữ người Việt, "no cơm ấm cật, giậm giật mọi nơi". Trong câu văn còn thể hiện một cách chơi chữ tinh quái với danh từ "công tử bé" (petit duc) bởi danh từ này làm bạn đọc liên tưởng đến danh từ "đại công tước" (grand duc). Mà "đại công tước (grand duc) trong tiếng Pháp cũng có nghĩa là những kẻ ăn chơi bừa bãi. Ý vị hài hước dí dỏm toát ra: Khải Định đã là một ông vua to rồi, chẳng muốn làm những kẻ ăn chơi "to" nữa, thôi thì "nếm thử cuộc đời" của những kẻ ăn chơi "bé" vậy! Rồi cách nói vòng, trong đoạn gần cuối: "Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ... khi được đối đãi như thế?" là sử dụng cách nói vòng rất hay gặp trong truyện cười dân gian Việt Nam. Nếu nói thẳng ra: Chính phủ bèn phái mật thám đi theo dõi gắt gao mọi người An Nam, thì chất muối hài trào phúng sẽ không còn. Phải cho câu văn "vòng vèo" để tác giả "chêm" vào những lời nói mỉa: "Chính phủ bèn đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa...". "Các vị bám lấy đế giày tôi...". Cách nói vòng đã mang hiệu quả nghệ thuật lưỡng tính: vừa tránh nói sự thật (nhưng người đọc vẫn hiểu sự thật) để lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc "tò mò" đi theo mạch văn "vòng vèo" này; vừa tạo ra khoảng trống để nhà trào phúng "cài" vào đấy những tiếng cười ngộ nghĩnh khác. Và so sánh:
"- Đâu có! Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở Nhà hát Ca vũ đấy chứ? Phải trả những nghìn rưởi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công gô; hôm nay chúng mình có mất ít tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định ký giao kèo thuê đấy...".
So sánh "vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên", "tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công gô" với "vua" thì có nghĩa là đã "đánh đồng", đã "cào bằng" "vua" cũng chỉ ngang hàng với bọn "vợ lẽ nàng hầu..." và "tụi làm trò..." kia mà thôi. Thậm chí "giá trị" của "vua" còn rẻ mạt hơn bởi xem "vợ lẽ nàng hầu..." và "tụi làm trò..." còn mất "những nghìn rưởi phrăng", còn xem "vua" thì chẳng "mất tí tiền nào". Chính vì thế mà câu văn "Nghe ông bầu Nhà hát Múa rối có định ký giao kèo thuê đấy..." có mặt một cách thật lô gích, tự nhiên, hợp lý. Đã gọi là "ông bầu" thì bao giờ cũng phải sành sỏi thương trường và thị hiếu công chúng. "Ông bầu Nhà hát Múa rối" đã nhận ra ngay một cơ hội kiếm tiền vừa "thuê" rẻ một con rối, con hề là Khải Định vừa làm thỏa mãn trí tò mò của công chúng Pháp. Chỉ bằng mấy câu văn có sử dụng phép so sánh đối chiếu mà con người Khải Định hiện ra thật thê thảm. Phép so sánh như một luồng gió mạnh thổi tắt, thổi bay những ánh hào quang từ những nào là vương miện, long bào rồi hoàng bào… của vị "hoàng đế An Nam" để chỉ còn trơ ra chân dung một… con rối "vua" ngờ nghệch, lố bịch. Chúng tôi gọi đó là cách so sánh "lột mặt nạ"!
Chúng tôi cho rằng tiếng cười trào phúng trong Vi hành mang một tầm phổ quát, dân chủ và sâu sắc, nhạo báng, đả kích sâu cay Khải Định và thực dân Pháp. Vi hành ra đời đúng vào dịp vua Khải Định được Chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa tổ chức ở Mácxây. Tác phẩm mượn các đặc điểm của lễ hội cácnavan để xây dựng nên một câu chuyện "vi hành" (đây có lẽ là hiện tượng mà M.Bakhtin gọi là các cácnavan hóa - carnavalizacija), mà cácnavan tức là lễ hội cải trang, lễ hội trá hình, thế có nghĩa là tác giả đã coi cả một cuộc đấu xảo thuộc địa rầm rộ kia cũng chỉ là một lễ hội cácnavan cải trang, trá hình mà thôi. Bộ mặt thật của chính quyền Pháp bị Nguyễn ái Quốc lật tẩy: đó chỉ là một chính phủ mị dân, một chính phủ lừa dối.
Để cười được cái đáng cười, người cười bao giờ cũng phải đứng ở tầm cao hơn cái đáng cười. Nguyễn Ái Quốc đã thực sự ở một vị thế cao hơn rất nhiều cái thể chế chính trị thực dân Pháp và "bề tôi" Khải Định để mà cười, một cái cười của chính nghĩa cao cả của trí tuệ siêu việt cười vào sự phi nghĩa, giả dối, sự ngu ngốc thảm hại. Xét riêng ở góc độ trào phúng, Vi hành xứng đáng là một tác phẩm "vô tiền khoáng hậu" độc đáo, đặc sắc, mẫu mực về sự kết hợp tinh hoa trào phúng phương Đông và phương Tây