Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Em thay thế các thông tin dưới đây vào lại bảng nhé!
1Cuối thế kỉ XVIII
địa điểm: anh,pháp, mĩ
thời gian:30-40 thế kỉ xix
lực lượng :công nhân
hình thức :bãi công,mít tinh
mục tiêu:tăng lương,giảm giờ làm,cải thiện điều kiện làm việc
kết quả :thất bại
ý nghĩa:đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng
2Nửa đầu thế kỉ xix
địa điểm : anh.pháp.mĩ
thời gian : 30 thế kỉ xix
lực lượng:công nhân
hình thức:bãi công,bầu cử,biểu tình
mục tiêu :nhày làm 8 giờ
kết quả :thất bại nhưng có 50000 người mĩ đc làm 8 giờ/1 ngày
ý nghĩa:sự phát triển của phong trào công nhân,ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa mác với giai cấp công nhân của mỗi nước
3Đầu thế kỉ xx
địa điểm : nga ,đức
Thời gian:1905-1907
hình thức đấu tranh : bãi công,khởi nghĩa vũ trang
mục tiêu đấu tranh:đả đảo chuyên chế,đả đảo chiến tranh,ngày làm 8 giờ,khủng hoảng kinh tế
kết quả:thất bại ,thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản
ý nghĩa : công nhân đã biết cách đòi quyền lợi cho giai cấp mình đoàn kết lại với nhau để đạt được kết quả Phong trào tuy chưa triệt để nhưng vẫn mang đến kết quả khả quan.
Câu 3:
Nguyên nhân bùng nổ:
+) Đầu TKXX: Nướ Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+) Đầu năm 1904-1905: Nga Hoàng đẩy nhân dân vào tình cảnh cuộc chiến tranh Nga- Nhật.
+) Cuối năm 1904: nhiều cuộc bãi công nổ ra.
- Diễn biến:
+) 9/1/1905: 14 vạn công nhân Tê-Téc-Bua kéo đến cung điện mùa đông, đưa yêu sách-> bị tàn sát-> Ngày chủ nhật đẫm máu.
+) 5/1905: Nông dân nhiều vùng nổi dậy,lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+) 6/1905: Thủy thủ lên chiếm ham Pô-tem-kin khởi nghĩa.
+) 12/1905: Khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Matxtơva.
+) Giữa năm 1907: Cách mạng chấm dứt.
-Ý nghĩa:
+) Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.
+) Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng.
+) Là cuộc chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917.
+) Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 4:
Vai trò:
- C.Mac và Ăng-ghen là người sáng lập “Đồng minh những người cộng sản”, đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.
- Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản – văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
- C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động.
Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.
- Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu thêm về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".
- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn với nhau, cùng hoạt động cách mạng.
CÁC MÁC
- Các Mác sinh 5/5/1818 tại Tơ-ri-ơ, vương quốc Phổ, nước Đức.
-Ông là là tư tưởng, lãnh đạo Cách mạng của Hiệp hội người lao động quốc tế.
-Năm 1830, ông học ở trường trung học Tơ-ri-ơ và là một học sinh giỏi Toán
- Những năm sau đó, cha Mác buộc ông phải học ở Béc-lin → ông viết nhiều tiểu luận và thơ bằng ngôn ngữ triết học → ông tieespthu tài năng triết học của những người Hegel trẻ.
-Năm 1841, ông đỗ tiến sĩ,
- Sau đó, ông chuyển sang báo chí nhưng ko thể tiếp tục → 5/1843, ông chuyển về Pa-ri
- Năm 1844, ông gặp một nhà tư tưởng khác là Phri-đrich Ăng-ghen tại Cô-lô-nhơ (Pháp)
- Năm 1846, hai ông viết Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.
- Bị trục xuất khỏi Đức, năm 1848, Mác và Ăng-ghen xuất bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.
- Cho tới lúc qua đời (3/1883), ông cùng Ăng-ghen vẫn tích cực ủng hộ Liên đoàn Cộng sản.
PHRI-ĐRÍCH ĂNG-GHEN
- Sinh ngày 28/11/1820 tại Bác-men, Đức
-Ông là con trai trưởng trong một gia đình giàu, có máu tư sản.
- Năm 14 tuổi, Ăng-ghen theo học một trường thành phố tại Bác-men, nhưng cha ông lại buộc ông phải theo học trong một trường thương mại như một nhân viên bán hàng.
- 1838 - 1841, ông nhận được giáo dục của mình ở đây.
- 9/1841, Ăng-ghen cũng đã tham dự các bài giảng ở trường đại học → ông viest nhiều tác phẩm về báo chí và thơ mộng.
- Năm 1844, Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác → mở ra một tình bạn lâu dài, bền chặt giữa 2 người.
-Các Mác và Ăng-ghen đã sát cánh cùng nhau viết Tuyên ngôn Đảng cộng sản (xuất bản 1848).
- Sau khi Mác qua đời (3/1883), Ăng-ghen chú ý đến sự phát triển của hệ tư tưởng của ông và Mác cùng với sự lan rộng của nó trong quần chúng,
- Năm 1894, sức khỏe của ông yếu đi, Ăng-ghen mắc bệnh ung thư thực quản.
5/8/1895, ông đã qua đời ở tuổi 75.
- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.
- Đây là vùng đất phì nhiêu, giàu tài nguyên, quê hương lâu đời của người In-đi-an (thổ dân da đỏ). Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người ln-đi-an vào vùng đất phía tây xa xôi. Họ bắt người da đen ở châu Phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền.
Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII. thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.
Đây là vùng đốt phì nhiêu, giàu tài nguyên, quê hương lâu đời của người In-đi-an (thổ dán da đỏ). Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người ln-đi-an vào vùng đất phía tây xa xôi Họ bắt người da đen ở châu Phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền.
Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung tới mức độ khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức, bóc lột đối với công nhân cũng tăng thêm. Do đó. những cuộc đấu tranh mới của công dân châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.
Tình hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28 — 9— 1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đón có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.
Trong thời gian tồn tại (từ tháng 9 - 1864 đến tháng 7 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã tiến hành 5 đại hội. Hoạt động chủ yếu của Quốc tế nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống những tư tưởng lệch lạc trong nội bộ ; đồng thời, thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng : tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.
Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào phong trào đấu tranh chính trị. Các tổ chức quần chúng của công nhân như công đoàn, hội tương tế được thành lập ở nhiều nơi. Quốc tế có nhiều đóng góp cụ thể giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt là kêu gọi ủng hộ cuộc- đấu tranh của những người lao động Pa-ri (1871). Năm 1867, công nhân đúc đồng ở Pa-ri bãi công. Quốc tế đã tổ chức quyên góp giúp đỡ đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Trong những năm 1868 - 1869, công nhân mỏ ở Bỉ liên tục bãi công. Quốc tế đã kêu gọi công nhân các nước giúp những người bãi công và gia đình họ vượt qua khó khăn. Năm 1871, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri đứng lên làm cách mạng, thành lập Công xã - chính quyền vô sản đầu tiên trên thế giới. Quốc tế đã tích cực hưởng ứng cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri và kêu gọi công nhân các nước ủng hộ Công xã.
Như vậy, bằng những đóng góp thiết thực của mình, Quốc tế thứ nhất là tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế và đoàn kết, thống nhất lực lượng vô sản quốc tẽ dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột.
Năm 1876, Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán.