Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cặp đại từ xưng hô mình- ta quen thuộc trong ca dao được tác giả đưa vào thơ một cách tự nhiên, ấm áp
- Tác giả cũng vận dụng tài tình cảm xúc dân dã, ngọt ngào, đằm thắm của ca dao, dân ca trong cặp từ mình- ta
+ Có những trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc ( Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng)
+ Mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ ( Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người)
+ Trường hợp mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (chữ mình thứ ba trong câu, mình đi mình lại nhớ mình)
- Ý nghĩa của cặp đại từ xưng hô mình- ta:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình, chân thành, sâu lắng
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ở lại với người ra đi, giữa cán bộ và nhân dân vùng kháng chiến trở nên khăng khít, sâu nặng
Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
Biện pháp so sánh:
+ Tiếng thác nước nghe như oán trách…
+ Sóng nước như thế quân liều mạng…
+ Con sông Đà tuôn dài như một áng trữ tình…
+ Bờ sông hoang dại… cổ tích tuổi xưa
→ Sông Đà hiện lên vừa thơ mộng, trữ tình, vừa dữ dội, bạo tàn
Nguyễn Đình Thi thể hiện tinh tế, sâu sắc về thơ:
+ Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo
+ Linh hoạt trong các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ
+ Từ ngữ đa dạng, ngôn ngữ linh hoạt
+ Bài viết gợi hình, chân thực và có quan điểm độc đáo.
Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng- thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến tranh suốt 15 năm kháng chiến.
· Thơ Tố Hữu là Thơ trữ tình chính trị : Lí tưởng cách mạng, các vấn đề chính trị, các sự kiện lớn của đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của thơ Tố Hữu .
· Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn : Từ cuối tập Việt Bắc về sau . cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là những con người đại diện giai cấp , cho dân tộc, cho cách mạng, mang tầm vóc thời đại , cảm hứng thơ Tố Hữu là cảm hứng về lịch sử dân tộc.
· Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào: Thơ Tố Hữu là sự giao hòa giữa người với cảnh vật , giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà “chất Huế”.
· Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc : phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc VN trong thời đại CM, đưa tư tưởng tình cảm CM hòa nhập và tiếp nối truyền thống đạo lí dân tộc . Sử dụng thành công nhiều thể thơ nhất là thơ lục –bát , thơ 7 tiếng, phát huy tính nhạc phong phú của TV.
1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị
Những vấn đề chính trị quan trọng như lòng yêu nước, lí tưởng cộng sản, tình cảm đồng bào, đồng chí, tình yêu nhân dân, đất nước… đã trở thành nguồn cảm hứng chân thành sâu xa và trở thành lẽ sống, niềm tin. Với Tố Hữu, những vấn đề chính trị đã trở thành cái riêng tư và được ông diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình, ngôn ngữ của tình yêu, tình bè bạn, mẹ con một cách tự nhiên không bị gượng ép.
- Thơ Tố Hữu ít quan tâm đến mặt đời tư mà thường quan tâm và thể hiện những vấn đề như lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng: lẽ sống cộng sản, lẽ sống dân tộc, niềm say mê lí tưởng, niềm vui chiến thắng, ân nghĩa cách mạng, lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ, tình cảm quốc tế…
Vì vậy, đối với Tố Hữu, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.
2. Thơ Tố Hữu giai đoạn sau (từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến lúc thống nhất đất nước) mang nặng khuynh hướng sử thi
- Thơ ông chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân (cái “tôi” công dân, về sau là cái “tôi” dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất dân tộc, thâm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại như anh giải phóng quân, anh Trỗi, chị Trần Thị Lý…).
3. Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn luôn hướng người đọc tới một chân trời tươi sáng và tương lai xã hội chủ nghĩa
Thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của sự cao cả, lí tưởng, của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.
4. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến
Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời (biểu hiện rõ nhất là qua cách xưng hô, trò chuyện, tâm sự với đối tượng…). Giọng tâm tình, tiếng nói tình thương này có liên quan đến chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, nhưng chủ yếu là do quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc; do quan niệm của Tố Hữu về thơ.
5. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn cả trong nghệ thuật
Các thể thơ truyền thống và thi liệu quen thuộc được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào.
a. Thể thơ lục bát kết hợp với giọng cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung cách mạng, làm phong phú cho thể thơ lục bát; thể thơ thất ngôn vừa trang trọng, cổ điển vừa biến hóa, linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.
b. Tố Hữu sử dụng từ ngữ lời nói quen thuộc với dân tộc, thậm chí cả những ước lệ, những so sánh ví von truyền thống nhưng dùng để biểu hiện nội dung mới của thời đại.
c. Về nhạc điệu thơ: Thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu. Ông có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng các vần phối hợp với thanh điệu… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành các nhạc điệu phong phú cho các câu thơ, diễn tả được cảm xúc của dân tộc, tâm hồn dân tộc.
d. Tính dân tộc còn được biểu hiện ở thế giới hình tượng mang đậm đà bản sắc quê hương, con người rất đỗi Việt Nam.
Kết luận: Đúng như Xuân Diệu đã khẳng định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”, vì vậy, Tố Hữu xứng đáng là thi sĩ của nhân dân, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”.
Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:
Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta: