K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2016
 

“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là bản cương lĩnh cách mạng đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là tác phẩm lý luận tổng kết toàn bộ quá trình hình thành chủ nghĩa Mác, trình bày những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác, thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản. Tác phẩm này do Các Mác (05/5/1818 - 14/3/1883) và Phê-đê-rích Ăng-ghen (28/11/1820 - 05/8/1895) soạn thảo vào cuối năm 1847, được công bố vào tháng 02 năm 1848 và xuất bản vào tháng 3/1848.

Mục đích của tác phẩm như C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ: "Hiện nay đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, ý đồ của mình và phải có một Tuyên ngôn của Đảng của mình để đập lại một câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản".

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực nào đó ở Đức. Ở nhiều nước Tây Âu, quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB) diễn ra khá mạnh mẽ. Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gây gắt. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN đã trở nên không thể điều hòa được. Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của CNTB mà trước hết là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.

Do đó, ở thời kỳ này, phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ và giai cấp vô sản ngày càng chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của quốc gia. Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, trung tâm của phong trào cách mạng chuyển sang nước Đức. Giai cấp vô sản Đức tiến hành cuộc đấu tranh của mình nhưng sự giác ngộ của họ còn yếu kém. Giữa lúc đó, Mác và Ăng-ghen nhận thức sâu sắc rằng: cần phải làm cho giai cấp vô sản trở thành một lực lượng độc lập và làm cho họ tiến gần tới việc thực hiện những mục đích của cộng sản chủ nghĩa. Tại Luân Đôn (thủ đô nước Anh) tổ chức "Liên minh những người chính nghĩa" ra đời năm 1836 và cuối năm 1847 họp Đại hội lần thứ hai. Mác và Ăng-ghen được ủy nhiệm soạn thảo Cương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên ngôn.

Mác và Ăng-ghen đã tập trung sức lực, trí tuệ để hoàn thành "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" trong một thời gian rất ngắn và lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn. Ít lâu sau, Tuyên ngôn được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng ở nhiều nước khác nhau và mỗi lần tái bản được dịch sang một thứ tiếng khác đều được tác giả viết lời tựa mới.

Tuyên ngôn được trình bày làm 4 chương với nội dung rất phong phú và cô đọng. Chương I: Những người tư sản và những người vô sản. Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản. Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Chương IV: Thái độ của những người cộng sản với các đảng đối lập.

Phần mở đầu tác phẩm này có đoạn nói: "Chủ nghĩa cộng sản đã được tất cả các thế lực ở châu Âu thừa nhận là một thế lực… Những người cộng sản thuộc các dân tộc khác nhau đã họp ở Luân Đôn và thảo ra bản Tuyên ngôn dưới đây, công bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Phơ-la-măng và tiếng Đan Mạch." Cuối tác phẩm có ghi khẩu hiệu chiến đấu của những người cộng sản: "Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!".

Tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao. Đó là một văn kiện có tính chất cương lĩnh (cả về lý luận và thực tiễn) đầu tiên của Đảng cộng sản, soi sáng cho giai cấp công nhân ở tất cả các nước con đường đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ Tư bản chủ nghĩa, tiến tới một xã hội Cộng sản chủ nghĩa văn minh và tốt đẹp hơn. Năm 1888, Ăng-ghen đã chỉ rõ rằng: "Tuyên ngôn là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả trong tất cả các văn phẩm XHCN, đó là cương lĩnh chung của hàng triệu công nhân từ Si-bê-ri-a (lãnh thổ rộng lớn thuộc Nga) đến Ca-li-phót-ni-a (thành phố thuộc Mỹ). Lênin (1870 - 1924) viết: "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng ngàn bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thế giới giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh".

Trong thời đại ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang dùng mọi thủ đoạn để tấn công vào chủ nghĩa Mác. Lợi dụng cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới hiện nay, chúng ra sức phủ nhận tính đúng đắn của các nguyên lý mác-xít mà phần lớn được trình bày ở trong bản Tuyên ngôn này.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1929 - 1930, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã được các chiến sĩ Cộng sản nghiên cứu và phổ biến cho nhau. Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và với những nguyên lý của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Những thắng lợi lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ rằng, Đảng ta luôn vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản và điều kiện cụ thể của nước ta.

 

9 tháng 10 2016

ko sao

 

17 tháng 11 2016
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Mở ra kỷ nguyên mới,Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
- Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
- Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.
- Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
19 tháng 11 2016

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.
a. Ý nghĩa trong nước.
- Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
- Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
- Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

7 tháng 10 2016

(+) Anh 

 - Năm 1870 dẫn đầu.
  - Năm 1913 xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:
         + Công nghiệp Anh phát triển sớm , kỹ thuật lạc hậu .
         + Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời  ( có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới ,nguyên nhiên liệu , nhân công rẻ  )
  -Dẫn đầu thế giới về  xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa .
  - Đầu thế kỷ XX  công ty độc quyền  về công nghiệp và tài chánh ra đời .

(+) Pháp

-Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ  đang  từ hạng nhì sau Anh , xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:
    +Pháp  phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt  1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức .
    +Pháp nghèo tài nguyên,.
    +Tư sản xuất khẩu tư bản ,phần lớn cho Thổ , Nga ,Cận Đông , Trung Âu , Mỹ la tinh vay lấy lãi ….đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
- Các Công ty độc quyền  ra đời  trong  điều kiện công nghiệp  xuống hãng tư .
- Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới

(+) Đức

- Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Au , hạng nhì thế giới sau Mỹ do :
    +Thị trường dân tộc thống nhất .
    +Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp .
    + Có nhiều than đá , biết ứng dụng  những thành tựu mới nhất  của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
-Quá trình tập trung sản xuất và tư bản, hình  thành công ty luyện kim, than đá   chi phối nền kinh tế Đức .
- Các công ty  độc quyền của Đức  ra đời trong điều kiện : kinh tế Đức phát triển nhan h , đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai
 thế giới  sau Mỹ  về công nghiệp.

(+) Mĩ

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư  vươn lên đứng nhất thế giới do:
   +Tài nguyên thiên nhiên phong phú .
   +Thị trường trong nước mở rộng , thu hút nhân lực từ Châu Âu.
   +Ưng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất .
   +Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu .
   +Đất nước hòa bình lâu dài .
- Các công ty  độc quyền Mỹ  hình thành  khi kinh tế  phát triển mạnh  nhất  trong các nước công nghiệp, vươn lên đứng nhất thế
  giới , năm 1894 công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng nửa các nước Tây Âu gộp lại .
- Công  ty độc quyền khổng lồ xuất hiện  :như vua dầu mỏ của Rốc phe lơ,  vua thép Moóc gan ,vua  xe hơi Hen ri Fo , họ đã lũng 
 đoạn trong nước và quốc tế  về kinh tế và chính trị , nên Mỹ là xứ sở của các “Vua công nghiệp”
- Nông  nghiệp với phương pháp canh tác hiện đại .

7 tháng 10 2016

cảm ơn bn nha yeuha

25 tháng 9 2016

fb em off rồi

25 tháng 9 2016

Like đi!!! Cho tui hỏi GP là j vs làm thế nào để tăng GP

28 tháng 11 2016

a + b \(\Rightarrow\) a + ab

1 + 1.4 = 5

2 + 2.5 = 12

3 + 3.6 = 21

8 + 8.11 = 96

Đ/s : 96

7 tháng 10 2016

Sau khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là ở Pháp, Đức.
- Ngày 28 - 9 - 1864. công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", còn gọi là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.

 

8 tháng 10 2016

cảm ơn nha!vui

Chu Văn An nhé bạn!

15 tháng 7 2016

Chu Văn An: Xin chém đầu 7 tên tham quan chuyên xu nịnh nhưng vua không đồng ý nên lui về để dạy học.

3 tháng 2 2017

Nguyên nhân khiến Liên Xô không ngăn chặn được sự bùng nổ của chiến tranh thế giới lần 2 : Khi mâu thuẫn giữa 2 thế lực : phe Đồng Minh gồm các nước theo TBCN như Anh ,Mỹ...liên minh với Liên Xô chống lại thế lực CN Phát xít như Đức , Nhật đã lên tới "đỉnh điểm" rồi thì chỉ còn cách "giải quyết "bằng chiến tranh.

3 tháng 2 2017

bn ơi anh vz mĩ ko liên minh vz Liên Xô mà

31 tháng 7 2016

nhỏ wá

31 tháng 7 2016

câu a:Lập bảng so sánh thái độ chống Pháp xủa triều đình nhà Nguyễn va thái độ của nhân dân VN từ năm 1858-1867 theo mẫu:(kẻ bảng)

Sự kiện                                  Thái độ của nhà nguyễn      Thái độ của nhân dân

1. Mặt trận đà nẵng 1858

2.Chiến sự ở gia định 

và các tỉnh miền đông nam kì

3. chiến sự của ba tỉnh 

miền tây nam kì 1867

 

6 tháng 10 2016

đ

Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ

Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các consơn (concern) và cônglômêrát (conglomerat) ngày càng được tăng cường. Nhưng do tác động của các đạo luật chống độc quyền hay luật chống hạn chế cạnh tranh đã làm xuất hiện phổ biến các hình thức tổ chức độc quyền lớn hơn, cao hơn: hình thức ôlygôpôly (oligopoly - độc quyền của một vài công ty) hay pôlypôly (polypoly - độc quyền của một số khá nhiều công ty trong mỗi ngành). Cách mạng khoa học và công nghệ dường như biểu lộ thành hai xu hướng đối lập nhau nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xu hướng tập trung và xu hướng phi tập trung hóa.

Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:

Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình thành hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện, cơ khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở. Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện tượng "phi tập trung hóa", nhưng thực chất đó chỉ là một biểu

hiện mới của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường, v.v.