K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2016

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaoh đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ vương quốc Sơ kỳ Đồ đồng, Trung vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng.

Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương Quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia,Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba và giai đoạn hậu thời Ai Cập. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemy I Soter, đã tuyên bố ông ta là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemy gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.

Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũngsông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaoh, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.

Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite. Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến ​​trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.

chúc bạn học tốt

20 tháng 11 2017

Bn có thể ns tóm tắt lại đc k zợkhocroi

8 tháng 12 2016

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaoh đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ vương quốc Sơ kỳ Đồ đồng, Trung vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng.

Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương Quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia,Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba và giai đoạn hậu thời Ai Cập. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemy I Soter, đã tuyên bố ông ta là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemy gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.

Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũngsông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaoh, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.

Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite. Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến ​​trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.

chúc bạn học tốt

29 tháng 11 2017
Sông Nile - dòng sông của sự sống, bởi nó đã mang nguồn sống đến nuôi dưỡng và bảo vệ mảnh đất Ai Cập đầy huyền bí này. Với nguồn nước dồi dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen", góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại. Sự hòa quyện giữa khung cảnh sa mạc gió cát huyền bí cùng điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự xuất hiện của sông Nile dường như trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra những câu chuyện thần thoại về các vị thần đầy thú vị ở Ai Cập.

Từ hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại luôn tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sống không chỉ bởi nó mang tới nguồn sống nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn. Nước sông Nile đã giúp họ chống lại các hiện tượng sói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập. Người dân sẽ không thể định cư trên mảnh đất huyền thoại này nếu như không có sông Nile, chính vì vậy họ coi sông Nile như một vị thần linh thiêng và hàng năm họ lại tổ chức ngày lễ mừng sông Nile dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng thành kính nhất. Dòng chảy sông Nile hàng ngàn năm đã trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra vô số những câu chuyện thần thoại về các vị thần Ai Cập cổ đại đầy thú vị.

Một trong số những câu chuyện bí ẩn nổi tiếng ở sông Nile là truyền thuyết kể về cái chết của thần Osiris. Tương truyền, Ngài bị xé tan thành 14 mảnh dưới bàn tay của em trai mình trong cuộc chiến tranh giữa các vị thần lúc bấy giờ. Người vợ xót thương lặng đi tìm lại những mãnh vụn thi thể của chồng quấn trong lớp vải giấu dưới lòng sông Nile. Osiris bất ngờ phục sinh sau 70 ngày, cũng nhờ dòng nước sông Nile chảy len khắp lớp vải thấm vào từng mảnh thịt vỡ.
Osiris được vinh danh trở thành vị vua cai quản cõi chết bởi khả năng tái sinh và cũng là người có khả năng điều khiển cả dòng sông Nile rộng lớn. Cũng chính nhờ Osiris đưa nước sông Nile dâng cao qua hai bên bờ sông chảy đến tưới ướt khắp vùng đất Ai Cập khô cằn đang dần bị sa mạc hóa, những nơi có nước sông tràn qua đều bỗng rộ hé mầm non, hiện vô số những cây lương thực. Và từ đó đến nay, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người dân Ai Cập lại mừng vui ca hát và tổ chức lễ hội Sông Nile như bày tỏ sự biết ơn, kính trọng vị thần Osiris. Osiris thường được miêu tả đặc trưng với làn da màu xanh cùng màu với con sông Nile như tượng trưng cho sự tái sinh.

Ngày nay, sau mỗi mùa nước lên, sông Nile để lại trên những cánh ruộng đồng bạt ngàn lớp phù sa vô cùng màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa đen luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến bất ngờ.
Có thể khẳng định Sông Nile chính là “món quà” mà Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước Ai Cập.
28 tháng 11 2016

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaoh đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ vương quốc Sơ kỳ Đồ đồng, Trung vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng.

Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương Quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang vớiđế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba và giai đoạn hậu thời Ai Cập. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemy I Soter, đã tuyên bố ông ta là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemy gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.

Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaoh, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.

Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trìnhkim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới,công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite. Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến ​​trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.

2 tháng 12 2016

Sông Nin (tiếng Ả Rập: النيل, an-nīl, tiếng Ai cập cổ: iteru hay Ḥ'pī - có nghĩa là sông lớn), là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, là con sông dài nhất trên thế giới,[1] với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải. Sông Nin được gọi là sông "quốc tế" vì thượng nguồn của nó bắt đầu từ 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi,Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan vàAi Cập.

Sông này còn được người Việt phiên âm là Nhĩ Lô như trong sách Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ.

Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nin.

Các đoạn sông

Sông Kagera đổ vào hồ Victoria gần thị trấn Bukoba của Tanzania là nguồn cung cấp nước dài nhất, mặc dù các nguồn tài liệu khác nhau không công nhận nó là nhánh dài nhất và do đó nó là nguồn xa nhất của sông Nile. Nguồn hoặc là Sông Ruvyironza từ tỉnh Bururi, Burundi, hoặc Nyabarongo chảy từ rừng Nyungwe ở Rwanda. Hai nguồn cung cấp này gặp nhau tại thác Rusumo tại ranh giới của Rwanda-Tanzania.

Năm 2010, một nhóm khải sát đã đến đây miêu tả về nguồn của nhánh Rukarara, và đ theo một con đường trên sườn núi đã tìm thấy (trong mùa khô) nguồn nước mặt lộ ra chảy nhiều dặm ở phía thượng lưu, và đã tìm thấy nguồn mới, do đó chiều dài sông Nin là 6.758 km. Vịnh Gish được xem là nơi có "nước thánh" có giọt đầu tiên của sông Nin.

Nin Trắng

Sông Nin có hai nhánh chính, quan trọng nhất là sông Nin Trắng bắt nguồn từ vùng xích đạo Đông Phi, rồi đến sông Nin Xanh bắt nguồn từ Ethiopia. Hồ Victoria, nằm giữa Uganda, Kenya và Tanzania, được xem là nơi bắt nguồn của dòng sông này.

Nin Xanh

Sông Nin Xanh bắt nguồn từ Hồ Tana trên vùng cao nguyên của Ethiopia. Dòng Nin Xanh chảy được khoảng 1.400 km (850 dặm) tới Khartoum thì hai dòng Nin Xanh và Nin Trắng gặp nhau, hợp lưu tạo nên sông Nin. Phần lớn nguồn nước của sông Nin được cung cấp từ Ethiopia, chiếm khoảng 80-85% lưu lượng lệ thuộc vào vũ lượng. Mùa mưa ăn khớp với mùa hè khi nhiều trận mưa rào trút xuống, góp nước cho sông Nin.

Dòng Nin

Đoạn sông Nin ở phía Bắc chủ yếu chảy qua sa mạc. Phần lớn cư dân Ai Cập, ngoại trừ một số dân cư ven biển, sống dọc theo bờ sông Nin bắt đầu từ phía bắc thành phố Aswan. Di tích nền văn minh Ai Cập cổ đại cũng tập trung dọc theo hai bên bờ sông Nin. Dòng sông Nin còn là huyết mạch giao thông nhất là vào mùa lũ, khi mà các phương tiện đường bộ không thể di chuyển được.

Lưu vực sông Nin

Lưu vực sông Nin chiếm khoảng 1/10 diện tích châu Phi là nơi phát triển và tàn lụi của nhiều nền văn minh cổ đại. Cư dân hai bên bờ sông Nin là một trong những nhóm người đầu tiên biết trồng trọt, làm nông nghiệp và sử dụng cày. Lưu vực sông Nin được giới hạn ở phía Bắc bởi biển Địa Trung Hải, phía Đông bởi dãy Biển đỏ (Red Sea Hills) và Cao nguyên Ethiopia, phía Nam bởi cao nguyên Đông Phi, trong đó có bao gồm hồ Victoria là một trong 2 nguồn của sông Nin, phía Tây tiếp giáp với lưu vực sông Chad, sông Công gô và trải dài xuống Tây nam đến dãy Marrah thuộc Sudan

Lịch sử

Sông Nin với nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen". Nó đã góp phần rất lớn tới sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại, với những kim tự tháp kỳ vĩ. Sông Nin đã ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá Ai Cập cổ ngay từ thời đại đồ đá, khi mà sa mạc Sahara đang ngày càng xâm lấn sang phía Đông của lục địa châu Phi.

Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lượng mưa khá lớn. Tới Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ lên tới 90 000 m³/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô (Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m³/s.

Tranh chấp về nước

Nước sông Nin ảnh hưởng đến các thể chế chính trị Đông Phi và Sừng châu Phi trong nhiều thập kỷ. Các quốc gia gồmUganda, Sudan, Ethiopia và Kenya đã phàn nàn về việc Ai Cập thống trị nguồn tài nguyên nước. Sáng kiến lưu vực sông Nin thúc đẩy hợp tác hòa bình giữa các nước

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm thiết lập những thỏa thuận chia sẻ nước sông Nin giữa các quốc gia này. Nhưng rất khó khăn để đạt được thỏa thuận của tất cả các quốc gia trên về lợi ích của họ và những khác biệt về chính trị, chiến lược và xã hội. Ngày 14 tháng 5 năm 2010 tại Entebbe, Uganda, Ethiopia, Rwanda, Tanzania và Uganda đã ký một thỏa thuận mới về chia sẻ nước sông Nin mặc dù thỏa thuận này chịu sự phản đối mạnh mẽ của Ai Cập và Sudan. Lý tưởng nhất, những thỏa thuận như thế này nhằm thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả và công bằng nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Nin. Nếu không có sự hiểu rõ hơn về sự sẵn có của nguồn tài nguyên nước trong tương lai của sông Nin, thì sẽ có nhiều cuộc xung đột giữa các quốc gia dựa vào nguồn cấp nước, phát triển kinh tế và xã hội từ sông Nin.

Khám phá hiện đại

Cuộc thám hiểm Nin trắng, dẫn đầu bởi Hendrik Coetzee Nam Phi, trở thành người đầu tiên xác định chiều dài toàn bộ của sông Nin. Cuộc thám hiểm nguồn của sông Nin ở Uganda vào ngày 17 tháng 1 năm 2004 và đến Địa Trung Hải ở Rosettamột cách an toàn, trong vòng 2 tháng rưỡi.

Vào 28 tháng 4 năm 2004, nhà địa chất học Pasquale Scaturro và cộng sự của ông, kayaker và nhà làm phim tài liệu Gordon Brown đã trở thành người đầu tiên định vị sông Nin Xanh, từ hồ Tana ở Ethiopia đến các bãi biển thuộc Alexandriaở Địa Trung Hải. Mặc dù chuyến thám hiểm gồm nhiều người khác, nhưng Brown và Scaturro là những người duy nhất hoàn thành toàn bộ cuộc hành trình. Nhóm nghiên cứu sử dụng động cơ rời cho hầu hết cuộc hành trình.

8 tháng 12 2016

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaoh đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ vương quốc Sơ kỳ Đồ đồng, Trung vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng.

Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương Quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia,Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba và giai đoạn hậu thời Ai Cập. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemy I Soter, đã tuyên bố ông ta là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemy gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.

Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũngsông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaoh, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.

Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite. Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến ​​trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.

chúc bạn học tốt

6 tháng 1 2017
I. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ AI CẬP CỔ ĐẠI

Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin. Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài khoảng 7000 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 – 25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, cây papyrus... sinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú và đa dạng, gồm có trâu bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, voi, hổ, báo, chim và cả các loài thuỷ sản. Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não...; kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào.
Về mặt địa hình, Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc. Miền Thượng Ai Cập ở miền Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập nằm ở nằm ở miền Bắc là một đồng bằng hình tam giác. Hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc. Phần lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ sông Nin. Khí hậu mùa đông ôn hoà, mùa hạ nóng và khô. Vùng ven biển Alêchxanđơria có lượng mưa lớn nhất: 200mm. Vùng cạnh biển Đỏ hầu như không có mưa. Nhiệt độ trung bình tháng giêng ở miền bắc là 12 độ, miền nam là 15 – 16 độ; tháng bảy từ 25 – 26 độ và 30 – 34 độ.
Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian - Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạt đông trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn được cải thiện.
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệukhoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit và thổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính là người Ai Cập. Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit. Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Arập. Cấu trúc làng theo chiều dọc. Các thành viên trong xã hội không được bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả đấu là thức ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang : hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và thuỷ sản. Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh. Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh. Họ là những người tháo vát và lanh lợi.
II. CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Vào thời cổ đại, người dân Ai Cập sống thành bộ tộc. Của cải do con người tạo ra là tài sản chung, không có tranh chấp, không có sở hữu riêng. Vào khoảng năm 4000 trước công nguyên, chế độ thị tộc ở Ai Cập bắt đầu tan rã. Thời đó, các cư dân ở sông Nin sống theo các công xã nhỏ. Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại. Có thể nói rằng nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong kinh tế của công xã nông thôn. tuy vậy, nông nghiệp thời kỳ này còn đang ở trình độ canh tác nguyên thuỷ. Phương pháp canh tác còn lạc hậu. Người ta xới đất lên rồi gieo hạt giống. Mặt khác công cụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản, làm bằng đá, gỗ. Tuy nhiên, do đất đai màu mỡ nên cư dân vẫn thu hoạch được nhiều sản phẩm.
Bên cạnh đó, hàng năm, người Ai Cập phải thường xuyên đối phó với các loại hình thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, lụt lội. Do đó, họ rất chú trọng công tác thuỷ lợi, xem đó như là một công tác trọng yếu của công xã nông thôn. Để hoàn thành tốt công tác thuỷ lợi, cần phải có sự đoàn kết, hợp lực của nhiều công xã. Các công xã phân tán không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Vì vậy nhiều công xã nông thôn đã hợp lại thành một liên minh công xã rộng lớn hơn, gọi là nôm để có khả năng huy động nhiều nhân công làm công tác thuỷ lợi. Mỗi nôm đều có thành thị và nông thôn riêng. Có khoảng 40 nôm ở Ai Cập, nằm dọc hai bên bờ sông. Đầu thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt : chủ nô và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu là chiến tù, thuộc sở hữu chung của công xã, được sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu là các công trình thuỷ lợi. Lao động trên đồng ruộng thì chủ yếu là do nông dân tự do của công xã thực hiện.
Chủ nô bóc lột cả nô lệ và quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc thị tộ, đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ và nông dân công xã.
Châu ở Ai Cập chính là hình thái nhà nước phôi thai. Đứng đầu mỗi châu là một chúa châu. Chúa châu đồng thời cũng là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán và tăng lữ tối cao của châu. Chúa châu đựoc coi như là một vị thần sống. Đặc biệt, mỗi châu có một tín ngưỡng tôn giáo riêng, thờ một vị thần riêng. Giữa các châu thường xuyên có chiến tranh xảy ra nhằm thôn tính đất đai, cướp bóc của cải và nô lệ của nhau. Mặt khác, sự xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo của nhau cũng là một nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
Do yêu cầu thống nhất việc quản lý công tác thuỷ lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn , cùng với nguyện vọng chấm dứt những cuộc tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm thôn tính đất đai của nhau, nên dần dần các châu hợp thành một quốc gia thống nhất tương đối rông lớn. Các châu ở miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, còn các châu miền nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập. Sau một quá trính đấu tranh lâu dài và tàn khốc, vào khoảng năm 3200 trước công nguyên, Thượng và Hạ Ai Cập đã hợp lại thành một quốc gia. Ông vua đầu tiên là Menes. Kinh thành đầu tiên là Memphis. Tổ chức nhà nước lúc bấy giờ còn sơ khai nhưng đã mang đặc điểm của một nhà nước chuyên chế. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ IV trước công nguyên. Từ đó cho đến năm 525 trước công nguyên, lịch sử Ai Cập được chia thành 5 thời kỳ.
1 .Thời kỳ Tảo Vương quốc ( khoảng từ năm 3200 đến 3000 TCN)
Đây là thời kỳ mà Ai Cập chuyển mình thành một quốc gia thống nhất. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến khoảng năm 3000 trước công nguyên, ở Ai Cập đã trải qua hai vương triều là vương triều I và vương triều II. Ngay từ thời kỳ này, người cổ Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế, gọi là Pharaông.
2. Thời kỳ Cổ Vương quốc ( khoảng từ năm 3000 đến năm 2300 TCN)
Thời kỳ này, bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại thực sự được hoàn thiện. Ngoài ra, các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá cũng phát triển rất rực rỡ. Thời kỳ Cổ Vương quốc bao gồm tám vương triều. Đứng đầu nhà nước là Pharaông. Quyền lực của Pharaông là tối cao và vô hạn đối với toàn bộ đất đai và thần dân trong cả nước. Pharaông là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự tối cao của cả vương quốc. Để củng cố và phô trương quyền lực, các pharaông rất chú trọng việc xây dựng cho mình các lăng mộ vô cùng kiên cố và đồ sộ. Đó là các kim tự tháp. Thời kỳ này có rất nhiều các kim tự tháp lớn được xây dựng. Ở trung ương có một chức tể tướng, giúp Pharaông cai trị nhân dân. Dưới tể tướng là bộ máy quan liêu cồng kềnh bao gồm các quan lại cao cấp và nhiều thư lại. Họ phụ trách việc thu thuế, xử án, xây dựng quân đội...
Ở các địa phương, chính quyền nằm trong tay các chúa châu. Họ thay mặt vua cai trị châu, quyết định mọi công iệc của châu. Các công xã nông thôn thì do các người quản thôn cai quản. Tầng lớp quan lại quý tộc hết sức đông đảo. Bên cạnh đó, tầng lớp quý tộc tăng lữ đóng góp một vai trò rất quan trọng trong dời sống xã hội. Họ là chỗ dựa cho quý tộc quan lại. Do đó họ có quyền hành rất lớn, có nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Nông dân công xã chiếm số đông trong xã hội. Họ làm ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ đựoc phép tự do sản xuất nhưng phải nộp thuế cho nhà nước. Ngoài ra, họ phải có nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình công cộng. Nô lệ cũng chiếm môt số lượng đông đảo. Phần lớn trong số họ là chiến tù. Họ bị xem như là tài sản của vua và giới quý tộc. Xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công và thương nhân. Họ là những người tự do sản xuất buôn bán nhưng vẫn phải nộp thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, đời sống của họ cũng không kém phần cực khổ.
Đối với chính sách đối ngoại, các Pharaông thường tiến hành chiến tranh xâm lựơc với các nước láng giềng, vơ vét của cải và bắt giữ tù binh làm nô lệ. Việc tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên đã khiến cho nhân lực, vật lực trong nước trở nên khánh kiệt. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ do phải đối phó với thuế má. Chính vì vậy, họ đã không ngừng nổi dậy đấu tranh. Chính quyền chuyên chế ngày càng suy yếu. Các thế lực địa phương có cơ hội mạnh lên. Xu thế thoát li quyền lực nhà vua, xu thế cát cứ phân quyền ngày càng phát triển. Kết quả là nước Ai Cập thống nhất bị chia cắt thành nhiều vùng, miền khác nhau.
3. Thời kỳ Trung Vương quốc ( khoảng từ năm 2200 đến năm 1570 TCN)
Ai Cập bước vào thời kỳ phân li và loạn lạc trong suốt 300 năm. Thời kỳ này gồm bảy vương triều. Do chiến tranh tàn phá nên nền kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng. Các công trình thuỷ lợi bị hư hại nghiêm trọng, không được sửa sang, tu bổ khiến cho nông nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn. Mất mùa, nạn đói xảy ra liên miên. Yêu cầu tái thống nhất đất nước trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, quá trình này lại diễn ra lâu dài do sự tranh chấp giữa hai tập đoàn quý tộc ở Heracleopolis và Thebes. Cuối cùng, Thebes đã giành được thắng lợi. Lãnh tụ của Thebes trở thành Pharaông của Ai Cập, sáng lập ra vương triều XI.
Từ đó, Ai Cập bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Chính quyền trung ương được củng cố, kinh tế phát triển. Công tác thuỷ lợi được quan tâm rất nhiều. Cùng với việc mở rông các công trình thuỷ lợi, công cụ lao động đã được cải tiến thêm một bước. Sự xuất hiện của công cụ bằng đồng thau đã làm thay đổi căn bản tình trạng sản xuất. Đặc biệt , ngành chăn nuôi cũng được chú ý. Ngoài ra, thủ công nghiệp, các hoạt động thương nghiệp và ngoại thương cũng được đẩy mạnh.
Xã hội phân hoá ngày càng mạnh mẽ, mâu thuẫn xã hội ngày một sâu sắc. Tầng lớp quý tộc ngày càng trở nên giàu có nhờ vào sự bóc lột dân chúng và các cuộc chiến tranh. Đồng thời, số lượng nô lệ ngày càng tăng lên. ngay cả tầng lớp viên chức nhỏ và dân thường cũng có nô lệ. Đời sống của nô lệ và dân nghèo vô cùng cực khổ do phải chịu nhiều tầng áp bức. Nhiều cuộc đấu tranh của tầng lớp bị áp bức đã diễn ra. Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng chúng góp phần làm suy yếu chính quyền.
Năm 1710 trước công nguyên, các bộ lạc du mục người Hyksos đã xâm nhập vào lãnh thổ Ai Cập. Dần dần họ đã chiếm đóng tòan bộ đất đai và đặt nền thống trị của họ ở đây.
4. Thời kỳ Tân Vương quốc ( khoảng từ năm 1570 đến năm 1000 TCN)
Năm 1570 trứơc công nguyên, người Hyksos bị đuổi khỏi Ai Cập. Đất nước lại được thống nhất. Thời kỳ này gồm có ba vương triều. Các Pharaông thi hành chính sách vũ lực và không ngừng mở rộng lãnh thổ. Nhờ đó, Ai Cập trở thành một quốc gia rộng lớn hơn bao giờ hết. Các Pharaông ra sức củng cố chính quyền chuyên chế và tăng cường lực lượng quân đội để làm công cụ đàn áp và xâm lược.
Thời kỳ này, ngành nông nghiệp có những bước tiến mới. Kỹ thuật canh tác được cải tiến. Công cụ đồng thau được sử dung một cách rộng rãi trong sản xuất. Nhà nước cũng rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi. Sản xuất thủ công nghiệp còn tiến bộ hơn so với nông nghiệp. Thương nghiệp và mậu dịch đối ngoại cũng phát đạt.
Để củng cố quyền thống trị về mặt tinh thần, các Pharaông buộc phải dựa vào giới tăng lữ. Vì vậy tầng lớp tăng lữ ngày càng trở nên giàu có. Dựa vào thực lực kinh tế, vai trò chính trị của họ ngày càng được khẳng định. Trước tình hình đó, nhà nước đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo. Đế quốc Ai Cập bước vào thời kỳ suy yếu.
5. Thời kỳ Hậu Vương quốc ( khoảng giữa thế kỷ X đến năm 30 TCN)
Đây là thời kỳ khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại. Ai Cập trở thành đối tượng xâm lược và thống trị của nhiều nước trong khu vực. Ai Cập rơi vào tình trạng phân liệt và loạn lạc.
Vào giữa thế kỷ thứ X trước công nguyên, một thủ lĩnh quân đội người Libi đã tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ Pharaông, lập ra một vương triều ngoại tộc, cai trị toàn Ai Cập. Đầu thế kỷ VIII trước công nguyên, người Nubi tiến đánh Ai Cập, lật đổ nền thống trị của Libi, xác lập nền thống trị mới. Năm 671 trứơc công nguyên, Ai Cập lại bị quân đội Assyri đánh chiếm. Năm 525 TCN, Ba Tư xâm lược đất nước này và đặt ách thống trị ở đây. Sau đó, vào năm 332 trước công nguyên, Ai Cập lại bị Alechxanđơ xứ Macxêđônia chinh phục. Sau khi đế quốc này bị tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptolemy. Năm 30 trước công nguyên, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
III.NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
Nền văn hoá vật chất và tinh thần của văn minh Ai Cập cổ đại được xây dựng từ khi có người đến sinh sống ven sông Nin. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, văn hoá Ai Cập cũng đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Có thể nói rằng văn hoá Ai Cập là một trong những nền văn hoá cổ nhất và phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Cho đến nay, những thành tựu văn hoá ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nhân dân Ai Cập thời cổ đại.
1. Chữ viết
Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Đó là chữ tượng hình. Đối với các khái niệm phức tạp và trừu tượng, người ta dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Lâu dần, những chữ chỉ âm tiết trở thành chữ cái. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái. Loại chữ này được dùng trong hơn 3000 năm.
Chữ viết cổ này thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da... nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy papyrus. Bút được làm từ thân cây sậy. Mực được làm từ bồ hóng.
2. Văn học
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại... Những tác phẩm tiêu biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình”... Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó.
3. Thiên văn học
Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về các hành tinh như sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để đo thời gian, họ đã phát minh ra cái nhật khuê. Đó là một thanh gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được thời gian khi có ánh mặt trời. Về sau, người ta phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá hình chóp nhọn. Nhờ vào cái đồng hồ nước này, người ta có thể xem được giờ cả ngày lẫn đêm.
Thành tựu quan trọng nhất là việc đặt ra lịch, dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.
4. Toán học
Do yêu cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân ở đây đã có khá nhiều hiểu biết về toán học từ rất sớm. Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. Họ chỉ mới biết phép cộng và phép trừ, chưa biết đến phép nhân và chia. Đến thời Trung Vương quốc, mầm mống của đại số học đã bắt đầu xuất hiện. Về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số  là 3,16. Họ cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Họ còn biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.
5. Y học
Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh... Họ hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con người.
Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hoá rất tỉ mỉ. Y học được chia thành nhiều chuyên môn. Mỗi thầy thuốc có một chuyên môn riêng, chữa một loại bệnh riêng.
6. Kiến trúc và điêu khắc
Kim tự tháp
Kim tự tháp là các ngôi mộ của các Pharaông, được xây dựng ở vùng sa mạc phía tây nam Cairô. Kim tự tháp bắt đầu được xây dựng từ thời vua đầu tiên của vương triều III. Đây là một ngôi tháp có bậc, đáy là một hình chữ nhật. Xung quanh tháp có đền thờ và mộ của các thành viên trong gia đình và những người thân cận. Vương triều IV là thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất, với các kim tự tháp nổi tiếng như : Kêôp, Kêphren, Mikêrin.
Tuy nhiên, việc xây dựng các Kim tư tháp đã đem lại không ít tai hoạ cho nhân dân. Bằng bàn tay và khối óc của mình, họ đã để lại cho văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc bất chấp thời gian và mưa nắng.
Tượng Nhân sư
Tượng và phù điêu của Ai Cập cổ cũng là những thành tựu rất đáng chú ý. Các Pharaông thường sai các nghệ nhân tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc được đúc bằng đồng. Bức tượng đẹp nhất là tượng nữ hoàng Nêfectiti. Còn độc đáo nhất là tượng Nhân sư, những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này thường được đặt trứơc cổng đền miếu.
7. Tôn giáo
Giống như cư dân Việt cổ, người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ : các thần tự nhiên, linh hồn người chết, động vật, thần cây, thần đá, thần lửa...
Các thần tự nhiên là Thiên thần, Địa thần và Thuỷ thần. Thiên thần là một nữ thần. Địa thần là một nam thần. Thuỷ thần là thần sông Nin. Thuỷ thần cũng chính là thần Âm phủ, Diêm vương. Cũng giống như loài người, các thần cũng thưòng kết hợp với nhau để tạo ra những vị thần mới.
Về sau, cùng với sự hình thành của nhà nứơc tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu. Đến thời Trung Vương quốc, Thebes trở thành kinh đô của cả nước nên thần Mặt Trời đã trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Đến thời Ichnatôn, thời Tân Vương quốc, ông đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo do thế lực của tầng lớp tăng lữ quá mạnh. Ông chủ trương thờ một vị thần Mặt Trời mới là Atôn. Thần Atôn đựơc coi là vị thần duy nhất nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. Bên cạnh đó, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt. Thần Tốt là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện với hình tượng một người có đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.
Mặt khác, người dân ở đây cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Theo họ, mỗi con người đều có linh hồn như cái bóng ở trong gưong. Khi con người ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể. Khi con người chết thì linh hồn chui ra khỏi cơ thể. Sau đó, linh hồn độc lập khỏi cơ thể, con người không thể nhìn thấy được. Linh hồn chỉ mất đi khi thi thể người chết bị phân huỷ hoàn toàn. Do đó, nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn cũng sẽ không mất đi. Chính vì quan niệm đó, người Ai Cập mới có tục ướp xác.
Người Ai Cập còn thờ các loại động vật từ dã thú đến gia súc, chim muông đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, bò mộng. Ngoài ra, họ còn thờ cả các con vật tưởng tượng như nhân sư, phượng hoàng.
KẾT LUẬN
Qua phần tìm hiểu sơ qua nói trên, tôi đã học hỏi được một số điều cơ bản về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tôi nhận thấy Ai Cập cổ đại nói riêng và Trung Cận Đông nói chung là khu vực rất đặc biệt với nền văn minh phát triển từ rất sớm và tồn tại trong thời gian khá lâu dài. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đã tạo nên nét đặc trưng trong tính cách con người Ai Cập và trong văn hoá Ai Cập nói chung cũng như các công trình kiến trúc nói riêng. Cư dân ở đây là những người dũng cảm, liều lĩnh, kiên nhẫn và chăm chỉ. Nhà nước Ai Cập ra đời từ rất sớm, mang tính chất chuyên chế. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ do bị áp bức bóc lột quá nặng nề. Chính vì vậy, tầng lớp áp bức đã không ít lần nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ cai trị. Ai Cập cũng đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các vùng đất, các nước khác. Mặt khác, Ai Cập cũng là đối tượng xâm lược của các thế lực bên ngoài. Có thể nói, người dân Ai Cập sớm bước vào xã hội văn minh cùng những thành tựu vô cùng to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm : chữ viết, văn hoá, tôn giáo, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc... mà ngày nay nhân loại không thể phủ nhận được. Tất cả đều là do sức sáng tạo thần kỳ của con người thuở đó. Tóm lại, Ai Cập cổ đại là một đất nước rất vĩ đại, rất đáng tự hào, có vai trò quan trọng trong việc mở đường cho nền văn minh nhân loại. Do đó, nghiên cứu về văn minh Ai Cập cũng là một công việc cần thiết mà các học giả cần phải quan tâm.
7 tháng 1 2017

sao bạn viết dài thế?

Kim tự tháp Ai Cập là một trong những công trình kiến trúc cổ đại của nền văn minh Ai Cập cổ đại, công trình được xây dựng với hình chóp bằng đá với một tỷ lệ vô cùng hoàn hảo.Hiện nay tại Ai Cập có tất cả là 138 kim tự tháp theo số liệu tính đến năm 2008. Và hầu như, kim tự tháp được xem như là lăng mộ của các Pharaoh cùng hoàng hậu trong thời kỳ Cổ vương quốc và Trung...
Đọc tiếp

Kim tự tháp Ai Cập là một trong những công trình kiến trúc cổ đại của nền văn minh Ai Cập cổ đại, công trình được xây dựng với hình chóp bằng đá với một tỷ lệ vô cùng hoàn hảo.

Hiện nay tại Ai Cập có tất cả là 138 kim tự tháp theo số liệu tính đến năm 2008. Và hầu như, kim tự tháp được xem như là lăng mộ của các Pharaoh cùng hoàng hậu trong thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.

Đặc điểm của kim tự tháp Ai Cập là có tất cả 138 kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau

Được biết, các kim tự tháp Ai Cập đầu tiên năm ở vùng Saqqara thuộc phía Tây Bắc của Memphis. Trong đó kim tự tháp lâu đời nhất đó chính là Djoser được xây dựng vào triều đại thứ ba trong khoảng thời gian từ 2630 – 2611 TCN. Lối kiến trúc của những kim tự tháp đầu tiên này là do một kiến trúc sư là Imhotep thiết kế.

Kim tự tháp Ai Cập được xem là công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Trong đó theo những nghiên cứu thì để xây được một công trình kim tự tháp thì lượng nhân công khoảng từ 20.000 – 100.000 người.

Trong toàn bộ các công trình kim tự tháp khác nhau thì tại thủ đô Cairo của Ai Cập có một công trình nổi tiếng nhất trên thế giới đó là quần thể kim tự tháp Giza. Trong đó, kim tự tháp Khufu được xem là công trình lớn nhất và được xem là kỳ quan của thế giới.

2. Lịch sử phát triển của Kim tự tháp Ai Cập2.1 Giai đoạn đầu

Từ những giai đoạn đầu tiên của lịch sử Ai Cập cổ đại, thì lăng Mastaba được xem là nơi mai táng đầu tiên của người Ai Cập. Đây được xem như là kim tự tháp đầu tiên của nền văn minh này.

Kim tự tháp Ai Cập thứ 2 được nhắc đến là Djoser. Được xem là lăng mộ của Pharaoh Djoser do kiến thức sư Imhotep đích thân thiết kế và khởi công xây dựng. Qua đó mà Imhotep được xem như là một nhà kiến trúc sư đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, và cũng là người đầu tiên phát minh ra phương pháp xây dựng chồng các Mastaba lên nhau để có thể tạo ra một công trình hình chóp với các bậc nhỏ dần từ dưới lên đến đỉnh gọi là kim tự tháp.

Qua đó mà ông đã xây dựng thành công công trình kim tự tháp như một chiếc cầu thang để linh hồn của pharaoh có thể bước lên thiên đàng. Nhờ thế mà Imhotep được người dân Ai Cập ngưỡng mộ và được thờ cúng như một vị thần.

2.2 Giai đoạn tiếp

Dần dần, kim tự tháp trở thành một biểu tượng quyền lực của người Ai Cập cổ đại. Việc Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng với quy mô lớn thì cũng là lúc chế độ chuyên quyền của Pharaoh ở mức độ cao nhất. Qua đó mà các kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất như Giza đã được xây dựng trong giai đoạn này. Về sau, quyền lực trở nên bị phân tán dần, mức độ xây dựng cũng thu hẹp dần, không còn được cầu kỳ và chú trọng như trước nữa.

Rất lâu sau đó nữa, khi Ai Cập trong thời kỳ bị rơi vào ách thống trị của các vị vua Napata, việc xây dựng các công trình kim tự tháp Ai Cập một lần nữa phát triển ở vùng Sudan ngày nay. Qua đó, số lượng công trình ở thời đại này là khoảng 200 lăng mộ kim tự tháp lấy ý tưởng từ kim tự tháp trước đó và được xây dựng gần trung tâm vương quốc Sudan Meroe (300 TCN – 300 SCN).

2.3 Hiện Nay

Hiện nay, các kim tự tháp Ai Cập cũng đã bị mai một dần theo thời gian cũng như trong lịch sử cho nhân vật Al-Aziz Uthman là con trai của Saladin, người đánh bại các cuộc Thập tự chinh ở nơi đây. Ông ta cố gắng phá bỏ các lăng mộ Ai Cập nhưng dường như không thể vì quy mô của nó là vô cùng lớn.

3. Ý nghĩa tượng trưng của kim tự tháp Ai Cập

Ý nghĩa của kim tự tháp Ai Cập bao gồm:

3.1 Là một công trình cổ đại hùng vĩ

Các kim tự tháp Ai Cập cũng sẽ có những ý nghĩa tượng trưng riêng. Hình dáng của nó được coi là tượng trưng cho những mô đất nguyên thủy linh thiên mà người Ai Cập tin là trái đất được tạo ra từ vùng đất ấy cùng như là nơi mà các tia nắng chiếu xuống đầu tiên.

Bề mặt bên ngoài của Kim tự tháp được làm bằng đá vôi trắng được đánh bóng nên tạo ra một vẻ ngoài vô cùng lộng lẫy khi chung ta đứng nhìn từ xa. Ngoài ra các tên gọi của kim tự tháp cũng được đặt theo ý nghĩa có liên quan đến mặt trời như Kim tự tháp Cong tại Dahshur có nghĩa là “tỏa sáng tại phía Nam”.

Kim tự tháp có ý nghĩa gì? Biểu tượng kim tự tháp Ai Cập được xem là công trình mai táng của người Ai Cập cổ nhưng thực sự vẫn đang còn rất nhiều tranh cãi về công trình cổ đại này, người ta nhận thấy có nhiều sự bất đồng về nguyên lý thần học cụ thể cũng như chưa xác định rõ mục đích chính của việc xây dựng này. Có giả thuyết cho rằng kim tự tháp còn là một “cỗ máy hồi sinh”.

Điều này xuất phát từ tín ngưỡng xa xưa, người Ai Cập tin rằng những vì sao trên trời buổi đêm, nơi mà tất cả các ngôi sao đều xoay quanh thì đó chính là cánh cổng để lên thiên đường. Qua đó mà khi được mai táng ở vị trí đắc địa ấy thì người chết có thể dễ dàng lên được thiên đường, về với các vị thần.

Người chết trước khi lên thiên đàng sẽ có một buổi phán quyết tại “sảnh sự thật” dưới địa ngục cùng với thần Osiris và nữ Thần Maat. Dựa vào những việc mà người chết đã làm khi còn sống mà sẽ quyết định linh hồn sẽ bị đày đọa hay được sống nơi thiên đàng.

Một điểm chung đặc biệt chính là các công trình Kim tự tháp Ai Cập đều được xây dựng dọc trên tả ngạn sông Nile, nơi đây được xem là nơi mặt trời lặn và là nơi liên quan đến thế giới bên kia cửa tử.

4. Quần thể công trình kim tự tháp Giza

Một trong những công trình kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất đó chính là quần thể kim tự tháp Giza. Đây được coi là một địa điểm khảo cổ trên cao nguyên Giza nằm ở ngoại ô Cairo, Ai Cập. Kim tự tháp Giza có tiếng Ả Rập là أهرامات الجيزة‎ với nghĩa là “các kim tự tháp của Giza”.

Quần thể di tích khảo cổ này gồm 3 khu phức hợp bao gồm các kim tự tháp vĩ đại nhất cùng tượng điêu khắc Đại nhân sư, quanh đó còn có một số nghĩa trang, khu ở của công nhân cùng các khu công nghiệp. Khu quần thể di tích kim tự tháp này nằm ở sa mạc phía tây cách 9km về phía sông nile, thuộc thị trấn Giza cách trung tâm thủ đô Cairo khoảng 13km.

Qua đó, các Kim tự tháp là một biểu tượng của Ai Cập cổ đại và phổ biến, được biết đến nhiều trong nền văn minh Hy Lạp khi mà Kim Tự Tháp được đưa vào danh sách là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới. Cho đến bây giờ, kim tự tháp Ai Cập vẫn là một biểu tượng bất diệt với thời gian là kỳ quan cổ đại duy nhất tồn tại nguyên vẹn.

Khu quần thể Kim tự tháp Giza hiện đangg thu hút rất nhiều du khách

Khu lăng mộ của quần thể Giza bao gồm Kim tự tháp Khufu, kim tự tháp Khafre, kim tự tháp Menkaure cùng với một số công trình khác cùng với đó là có thêm tượng điêu khắc đại nhân sư cao hùng vĩ. Chưa hết mà quần thể này còn có những lăng mộ hoàng gia của giới quý tộc, tăng lữ hay các quan chức cao cấp. các lăng mộ thuộc thời Vương triều mới hay các ngồi đền thờ linh thiêng bày tỏ sự kính trọng tại nơi đây.

Quần thể kim tự tháp Giza có kim tự tháp Khafre là được lưu giữ tốt nhất và hầu như nguyên vẹn nhất trong quần thể, còn giữ được lớp bóng ốp phía bên ngoài, nhất là ở trên đỉnh. Lưu ý rằng có vẻ Khafre lớn hơn kim tự tháp Khufu vò có gò đất cao hơn cũng như góc nghiêng khi xây dựng dường như cũng lớn hơn nhiều. Nhưng thực tế thì nó nhỏ hơn Khufu về trọng lượng lẫn khối lượng.

Qua đó, điểm huyền bí của Kim tự tháp Ai Cập đã thu hút nhiều khác du lịch ưa khám phá đến với nơi đây để chiêm ngưỡng công trình vĩ đại từ 4000 năm về trước. Thực chất công trình này đã trở nên rất nổi tiếng tại thời Hy Lạp cổ đại và ngày nay nó là một kỳ quan mà cả thế giới đều phải chiêm ngưỡng.

Kim tự tháp Ai Cập được người nước ngoài xem là một nơi xa xôi ở sa mạc, mặc dù là nó nằm ở thành phố thủ đô và là nơi đông đúc và sầm uất nhất châu Phi. Cho đến bây giờ, với sự phát triển của xã hội mà kiến trúc này không còn được xem là năm ở vùng hoang vu nữa mà ngày càng có nhiều du khách đổ xô đến nơi đây để du lịch hơn.

Vì thế, du lịch châu Phi, đến với thủ đô Cairo chắc chắn sẽ không bỏ qua được công trình kim tự tháp này. Đây là công trình nhân tạo vĩ đại nhất với các khối đá được chạm khắc tinh xảo, xếp chồng lên nhau một cách hoàn hảo và vừa khít với độ cao lên đến 146,5 m.

Kim tự tháp Giza có hướng quay mặt về đúng điểm cực Bắc của trái đất và điểm đặc biệt của ba kim tự tháp là Khufu, Khafre và Menkaure nằm thẳng hàng và đúng vị trí của chòm sao thắt lưng Orion. Qua đó có thể thấy văn hóa và sự phát triển của chiêm tinh học của người Ai Cập có tính chuẩn xác cực kỳ cao.

Qua đó mà cũng có rất nhiều những giả thuyết huyền bí về kim tự tháp Giza này. Bắt nguồn từ vị vua Orion Pharaoh, được coi là vị vua Ai Cập cao quý bậc nhất. Người được xem là được thần linh lựa chọn và là trung gian để kết nối giữa con người với thần linh trên cao. Vì thế mà tên ông ấy cũng được dùng để đặt cho chòm sao Orion hiện nay.

Hiện nay, Kim tự tháp Ai Cập Giza được xem như một công trình kiến trúc cổ đại cũng như là một địa điểm du lịch lý tưởng cho những ai yêu thích những điều cổ xưa. Qua đó, mà nó xem là một tuyệt tác của người xưa để lại, là dấu tích của lịch sử, của thời gian. Mặc dù bị bào mòn bởi thời gian nhưng nó chưa bao giờ khiến du khách cũng như giới nghiên cứu khảo cổ ngừng thích thú khám phá và tìm hiểu.

Nguồn: aloviet.vn

Từ khoá: Kim tự tháp Ai Cập – Biểu tượng cổ đại của thế giới

1
31 tháng 10 2023

Cảm ơn vì thông tin.

15 tháng 12 2016

Dân cư ở Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Bec-be, thuộc chủng tộc

Ơ-rô-pê-ô-it, theo đạo hồi

12 tháng 12 2016

Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng có cơ sở hình thành, quá trình phát triển rồi đến diệt vong. Văn minh cổ đại phương Đông cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung ấy. Chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ngay từ thời cổ đại, chính phương Đông chứ không phải phương Tây là “cái nôi”, là “trung tâm” của nền văn minh nhân loại. Với cơ sở kinh tế nông nghiệp lúa nước, cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp từ rất sớm, nhà nước được xây dựng với thiết chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền… tất cả những điều ấy đã tạo nên một cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc cho sự hình thành của nền văn minh phương Đông. Khi nhắc đến phương Đông, nhân loại sẽ không bao giờ quên được nơi đây chính là quê hương của cây lúa nước, là quê hương của những tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo….gắn liền với Thích Ca Mâu Ni, Nhà tiên tri Mô-ha-mét, Khổng Tử – người được Vua Khang Hy nhà Thanh phong tặng là “Vạn thế sư biểu”, là nơi bước vào xã hội có giai cấp sớm nhất cũng như chế độ phong kiến điển hình nhất. Nhưng lịch sử văn minh phương Đông đâu chỉ là của riêng một các nhân nào, vượt lên trên tất cả, chính sức lao động của bàn tay và khối óc của cư dân phương Đông đã xây dựng nên những giá trị vĩnh hằng. Nhân loại sẽ không khỏi ngạc nhiên nếu biết rằng với những điều kiện thô sơ như thế nhưng ở phương Đông đã xuất hiện những Kim tự tháp trường tồn với thời gian, vườn treo Babylonia kỳ vĩ, kiệt tác Angkor Vatt, Angkor Thom, Vạn Lý Trường Thành…

Nhìn chung, qua mọi thời kỳ thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá phương Đông vẫn toả sáng. Những “chiếc nôi” văn hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh mẽ ra các khu vực xung quanh: Nhiều yếu tố văn hoá Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á, Tây Tạng, Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea, Việt Nam và các nước khác; Văn hoá Ai Cập – Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu song những thành tựu của nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn toả sáng ra các khu vực khác của thế giới, v.v. Cùng với sự lan toả của các nền văn hoá cổ đại là sự xuất hiện của các nền văn hoá mới như Arập, Nhật Bản, Korea, v.v. Bức tranh văn hoá phương Đông, do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ. Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiến bộ từ phương Tây để làm giàu cho vườn hoa văn hoá của dân tộc mình. Bức tranh văn hoá phương Đông từ đây càng ngày càng rực rỡ sắc màu.

Trong giai đoạn hiện nay, những giá trị của văn minh phương Đông vẫn còn đang lan tỏa rộng khắp. Những giá trị ấy như một liều thuốc tinh thần để con người phương Đông quay về với cội nguồn, quay về tìm hiểu quá khứ rực rỡ của ông cha, cũng như làm cơ sở cho việc tiếp thu những giá trị mới của nền văn minh nhân loại.

6 tháng 12 2016

Tui cũg k bt câu này mừ

 

6 tháng 12 2016

Theo mik thì:

-Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Bec-be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít,theo đạo hồi.

Mình không biết là đúng hay sai vì mình chưa học tới.

1 tháng 12 2017

Dân cư ở bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập bvaf người Bec-be, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, theo Đạo Hồi.

Các nước Bắc Phi có nền văn minh phát triển rất sớm.Điển hình là nền văn minh sông Nin rực rỡ.