Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Ten benh
Cao huyết áp
-Trieu chung
Các triệu chứng sơ kỳ của bệnh cao huyết áp là chóng mặt, đau đầu, ngủ ít, cảm thấy phiền muộn, hay quên, ù tai, tương tự như các triệu chứng của căn bệnh về chức năng thần kinh.
-Nguyen nhan
Bệnh cao huyết áp có nguyên nhân là do hệ thông trung khu thần kinh và các chức năng tiết dịch của cơ thể bị rối loạn, gây ra chứng bệnh về huyết quản mãn tính trên toàn cơ thể, từ đó gây tổn thương đến tất cả các bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, thận v.v…
-Cach phong tranh
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.
2. Ăn nhiều rau quả
Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.
3. Ăn nhạt
Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.
4. Tập luyện
Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.
5. Uống vừa phải đồ uống có cồn
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.
6. Giảm stress
Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm huyết áp cao hiệu quả.
7. Không hút thuốc lá
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.
8. Kiểm tra nguồn nước dùng
Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn n
ước đang sử dụng.
9. Chú ý lối sống
Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.
Các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả
- Chế độ ăn hợp lý Cần có chế độ ăn uống hợp lý. ...
- Nên tập thể dục thường xuyên: ...
- Không hút thuốc lá, thuốc lào. ...
- Duy trì cân nặng hợp lý ...
- Khám sức khỏe định kỳ ...
- Hạn chế uống rượu,bia
Học tốt!!!
1 Trình bày cơ quan tiêu hóa
khoang miệng - răng - lưỡi - họng - các tuyến nước bọt - thực quản - dạ dày có các tuyến vị - gan - túi mật - tụy - tá tràng - ruột già - ruột non có các tuyến ruột - ruột thừa - ruột thẳng - hậu môn
5 hoạt động chính
hoạt động tiêu hóa thực phẩm là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được
cho mình câu trả lời đúng hay sai nha !!
Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy thì còn do các bệnh khác nữa như sốt, tao thaos,... Vì Đó là những bệnh giúp ta đào thải ra nhiều nên mất cân bằng nội môi bên trong cơ thể.
Chúc bạn học tốt nhé
Có thể truyền máu trong trường hợp người nhận có nhóm máu AB và người cho có nhóm máu A vì: Nhóm máu AB có thể nhận của tất cả các nhóm máu khác.
Một số lưu ý khi truyền máu:
Cần xét nghiệm trước khi truyền máu.
Không truyền máu của người bị bệnh cho người nhận.
Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.
Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.
Các cơ quan trong ống tiêu hóa :
- Miệng : làm thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt
- Họng : Tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn
- Thực quản : tham gia đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa
- Dạ dày : làm thức ăn nhuyễn, được đảo trộn cho thấm đều dịch vị, loại thức ăn protein được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin
- Tá tràng : tham gia vào sự tiêu hóa thức ăn
- Ruột non : phân giải protein, gluxit, lipit thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được
- Ruột già : hấp thụ nước và thải phân
- Ruột thẳng : tham gia đưa chất bã trong thức ăn xuống hậu môn
- Hậu môn : thải phân ra ngoài
HÌnh 1: Viêm phổi mãn tính :
* Triệu chứng:
-Khó thở, thở nhanh, thở gấp, khi thở thì cánh mũi phập phồng
-Đau ngực vùng phổi, đau nhức toàn thân, nhất là vùng ngực
-Ho, khi ho thì cảm thấy đau vùng lồng ngực, nhiều đờm và đờm có thể có màu vàng đục, người bệnh nặng có thể ho đờm kèm với máu.
-Khi vận động thì sẽ thấy rất mệt mỏi. Vận động một lúc thì thấy khó thở, nhiều khi chỉ có thể thở bằng miệng.
* Biện pháp phòng tránh:
Đã có vác-xin ngừa bệnh do vi-rút hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống vi-rút cúm Haemophilus và vi-rút gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vác-xin chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.
Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vác-xin hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vác-xin cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn, cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.
Trẻ sinh non được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.
Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng vi-rút đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:
– Tiêm vaccin đầy đủ
– Rửa tay thường xuyên
– Không hút thuốc lá
– Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.
– Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Hình 2: Phổi tắc nghẽn:
* Triệu chứng:
thở
Ho kéo dài
Ho kéo dài, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.
Khạc đờm (đàm)
Bệnh nhân COPD thường có một lượng đờm nhỏ khi ho. Sự thay đổi về màu sắc và độ đặc của đờm thường liên quan với nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, điều có thể làm các triệu chứng COPD nặng hơn. Lúc đầu thường khạc đờm ít, xuất hiện vào sáng sớm, đờm nhầy, khi có đợt cấp có thể khạc đờm mủ. Ở giai đoạn bệnh nặng, ho khạc đờm sẽ diễn ra thường xuyên
Khó thở
Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được.
* Biện pháp phòng tránh:
- Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào
- Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ…
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào mùa đông và mùa thu.
Hình 3: Viêm phế quản :
* Triệu chứng:
- Ho, ho có đờm màu trắng trong, hoặc màu vàng, xanh, xám - Khó thở, thờ khò khè - Sốt cao, người ớn lạnh, mệt mỏi, kèm theo tình trạng tức ngực - Với tình trạng viêm phế quản mãn tính thường gặp ở những người hút thuốc lá, các cơn viêm phế quản cấp tái phát lại nhiều lần trong năm. Thông thường, những triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày, ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp 2 năm sau đó. Khi đó bệnh đã ở vào giai đoạn mãn tính khó chữa, có thể dẫn tới biến chứng ung thư phổi rất nguy hiểm - Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh chưa có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ thì các mẹ cần chú ý đến những triệu chứng bất thường ở trẻ như ho, sốt kéo dài trên 2 tuần, khó thở vào ban đêm, thở khò khè, ran rít, nôn trớ, bỏ bú, … Khi trẻ có biểu hiện sùi bọt mép, sắc mặt tím tái, khó thở, … thì cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất vì chậm trễ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. *Biện pháp phòng tránh: - Hạn chế một cách tối đa việc hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất kích thích khác, tránh xa những yếu tố có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, … - Giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận, tránh các nơi ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói bụi. Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh - Tăng cường luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại nhiều bệnh tật - Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, do chúng chính là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
STT |
he co quan |
chuc nang |
1 | HE TIM. |
hut mau ve va day mau di khap co the |
2 | he ho hap | TRAO DOI KHI GIUA CO THE VA MOI TRUONG BEN NGOAI |
3 | HE VAN DONG. |
dieu khien moi hoat dg cua co the |
4 | he tieu hoa | BIEN DOI THUC AN, HAP THU CHAT DINH DUONG VA THAI PHAN |
Bảng 22.3 chức năng của các hệ cơ quan
STT | Hệ cơ quan | Chức năng |
1 | Hệ tuần hoàn | Hút máu về và đẩy máu đi khắp cơ thể |
2 | Hệ hô hấp | Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường |
3 | Hệ thần kinh | Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể |
4 | Hệ tiêu hoá | Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng ,hấp thụ chất dinh dưỡng |