K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2018

Tình hình kinh tế Anh

- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy vai trò lũng đoạn thị trường thế giới bị giảm sút, bị Mĩ và Đức vượt qua.

- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa

- Trong công nghiệp: nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim,… đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

- Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

3 tháng 10 2018

a, Kinh tế

Trước 1870: kinh tế Anh đứng đầu thế giới

Sau 1870:

- Cuối thế kỉ XIX, xuống hạng ba (sau Mỹ và Đức) do:

+ Kĩ thuật lạc hậu.

+Đầu tư vào thuộc địa nhiều.

- Dẫn đầu thế giới về sản xuất tư bản thương mại và thuộc địa

- Đầu thế kỉ XX, công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

b, Chính trị

Anh là nước quân chủ lập hiến : cầm quyền bảo vệ tư sản.

c, Đối ngoại

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa

- Diện tích thuộc địa lớn : 33 triệu km2, chiếm \(\dfrac{1}{4}\) diện tích thế giới.

- Dân số : 400 triệu dân, chiếm chiếm \(\dfrac{1}{4}\) dân số thế giới.

- Là nước đế quốc mặt trời không bao giờ lặn.

CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC THỰC DÂN

15 tháng 11 2021

- Cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự:

+ Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống... phục vụ giao thông liên lạc.

+ Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyền , thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...

- Kết quả: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

15 tháng 11 2021

tham khảo:

Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp:

+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

* Về chính trị:

- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: 

+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.

+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

14 tháng 11 2021

- Anh:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức)

+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.

+ Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

- Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, trải dài từ Niu Di-lân, Ấn Độ, Ai Cập cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

==>  Chủ nghĩa đế quốc Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân".

- Pháp:

+ Sản xuất công nghiệp tụt xuống hàng thứ tư thế giới (sau Mĩ, Đức, Anh, Pháp).

+ Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời.

+ Chủ yếu xuất khẩu tư bản cho vay.

- Đức:

+ Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ).

+ Cuối thế kỉ XIX, các công ti độc quyền công nghiệp ra đời.

(Mình cũng k biết có đúng hết k, có gì bạn kiểm tra lại lần nữa nhé!)

9 tháng 11 2021

Tham khảo:

Kinh tế Anh:

- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.

- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

Kinh tế Pháp:

- Công nghiệp:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới (sau Anh) xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

Kinh tế Đức:

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.

Kinh tế Mỹ:

- Công nghiệp:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

9 tháng 11 2021

Tham khảo:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

10 tháng 10 2017

Nêu các đặc điểm cơ bản về kinh tế chính trị của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ trước thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ?

* Kinh tế:

- Anh:

+ Sau năm 1870, kinh tế Anh giảm sút và đứng hàng thứ ba sau Mĩ và Đức.

+ Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại thuộc địa.

+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều công ty độc quyền ra đời về công nghiệp, ngân hàng và có vai trò chi phối chính trị, kinh tế của Anh.

- Pháp:

+ Sau năm 1870, kinh tế tụt xuống hàng thứ tư sau Mĩ, Đức và Anh.

+ Pháp vẫn dẫn đầu thế giới ở một số lĩnh vực: đường sắt, luyện kim, khai thác mỏ và đặc biệt là chính sách cho vay nặng lãi.

+ Các công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Lê - nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi.

- Đức:

+ Sau chiến tranh Pháp - Thổ thì công nghiệp Đức vươn lên thứ nhất châu Â, thứ hai thế giới sau Mĩ.

+ Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền ra đời và chi phối nền kinh tế.

- Mĩ:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp vươn lên thứ nhất thế giới, sản lượng gấp 2 lần Anh và bằng \(\dfrac{1}{2}\) sản lượng các nước Tây Âu gộp lại.

+ Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền về thép, dầu mỏ và ô tô có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.

+ Về nông nghiệp thì cung cấp lương thực cho cả châu Âu.

* Chính trị:

- Anh:

+ Anh là nước quân chủ lập hiến, hai Đảng (Đảng bảo thủ, Đảng tự do) thay nhau cầm quyền và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Pháp:

+ Nền Cộng hòa thứ ba được thành lập từ sau năm 1870, thi hành đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, Pháp có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai trên thế giới sau Anh.

- Đức:

+ Đối nội:

- Là nước Cộng hòa Liên Bang.

- Thi hành các chính sách phản động, truyền bá lực lượng.

- Đề cao dân tộc Đức.

+ Đối ngoại:

- Hung hăng đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường và thuộc địa.

- Mĩ:

+ Đối nội:

- Mĩ là nước Cộng hòa Liên Bang đề cao vai trò của Tổng thống.

- Thi hành các chính sách bênh vực quyền lợi của giai cấp tư sản.

+ Đối ngoại:

- Bành trướng xuống Thái Bình Dương, can thiệp vào Trung và Nam Mĩ.

18 tháng 5 2016

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

Nông nghiệp : + Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền

+ Thực hiện chính sách phát canh thu tô

Công nghiệp : Khai thác mỏ để xuất khẩu đầu tư vào công nghiệp nhẹ

Giao thông vận tải : Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường chính sách bóc lột

Tài chính : Tăng thêm các loại thuế

Các chính sách đó đã tác động đến kinh tế xã hội là:

Xã hội :+Xuất hiện các đô thị

+ Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tư sản công nhân

+ Đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, không lối thoát

Kinh tế : + Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt

+ Nông dân dậm chân tại chổ

+ Công nghiệp phát triển chậm

18 tháng 5 2016

Câu này có trong đề thi cuối hk kì 2 của trường mk đó pn

25 tháng 10 2021

- Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

- Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

25 tháng 10 2021

  Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa – “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

1. Anh

* Về kinh tế :

-Cuối thế kỉ XIX, công nghệp Anh phát triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ ba thế giới ( sau Mĩ và Đức )

- Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Anh.

-> ANh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

* Về chính trị :

- Đối nội:

+ ANh là nước quân chủ lập hiến

+ Đảng Tự do và đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản

-Đối ngoại:

+ Đẩy mạnh xâm lược và bóc lột thuộc địa

=> Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc ANh là " Chủ nghĩa đế quốc thực dân"

2. Pháp

* Về kinh tế :

-Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ tư thế giới ( sau Mĩ , Đức, Anh)

- Đầu thế kỉ XX, một số công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp.

-> Pháp chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

*Về chính trị:

-Đối nội:

+Thiết lập thể chế cộng hòa

+ Thi hành chính sách đàn áp nhân dân

-ĐỐi ngoại:

+ Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa

=> Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là " Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi "

Bài này mk học hồi tuần trước