Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
a) Ưu điểm
- Nông nghiệp
+ Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.
+ Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.
- Thủ công nghiệp
+ Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.
+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.
+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì
+ Nhiều nghề mới xuất hiện
b) Hạn chế
- Nông nghiệp
+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.
- Thủ công nghiệp
+ Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.
+ Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.
- Thương nghiệp
+ Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.
+ Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.
GIỐNG NHAU:
- cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
- tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
- áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy yếu và sụp đổ
KHÁC NHAU:
* HỒI GIÁO ĐÊ-LI:
- năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo ĐÊ-LI
- chính sách cai trị:
+ truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+ tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo
+ văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới
* ẤN ĐỘ MÔGÔN:
- vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triều MOGÔN (1526-1707)
- chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa,xây dựng đất nước,đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua Acoba (1556-1605)
+ xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+ xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường
+ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
*Sự thành lập vương triều Nguyễn:
- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.
- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.
- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.
- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.
- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).
*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn
- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.
+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.
+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.
-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
- Đối với các phương Tây:
+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.
+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):
-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây
-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.
Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.
* Hoàn Cảnh Ra Đời:
- Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó: Bóc lột tàn nhẫn người lao động.
- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động, mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
* Những mặt tích cực và hạn chế:
- Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
- Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:
- Đất nước độc lập thống nhất
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp
- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
b. Chính sách khuyến nông
- Chính sách khai hoang
+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác
+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.
+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.
- Phát triển thủy lợi
+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng
+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.
+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".
+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.
- Bảo vệ sức kéo
+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.
+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.
- Đảm bảo sức sản xuất
+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".
+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu
+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.
- Đánh giá
+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.
+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp
- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.
- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, bản chất bóc lột, áp bức của giai cấp tư sản càng bộc lộ rõ, giai cấp vô sản và nhân dân lao động càng nghèo khổ. Điều này đã tác động đến ý thức, tư tưởng của một số người tiến bộ trong giai cấp tư sản. Họ nhận thức được những mặt xấu xa của xã hội tư bản và đề xuất kế hoạch xây dựng một xã hội mới, không có tư hữu, không có bóc lột... Đó là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà đại diện xuất sắc là Xanh Xi-mong, Sác-lơ Phu-ri-e ở Pháp và Rô-bớt Ô-oen ở Anh.
- Công lao của các nhà xã hội không tưởng là phê phán sâu sắc xã hội tư bản, có ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, dự đoán về xã hội tương lai.
- Tuy nhiên, do chưa phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không nhìn thấy lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là giai cấp công nhân nên các kế hoạch đề ra đều không thực hiện được.
Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội bấy giờ, chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trào lưu tư tưởng tiến bộ, có tác dụng cổ vũ người lao động và là một trong những tiền đề cho học thuyết Mác sau này.
Về cơ bản những tư tưởng nhân đạo ấy chưa vượt khỏi tinh thần nhân đạo tư sản. Tuy nhiên nhiều giá trị, luận điểm đã vượt được lên tinh thần nhân đạo tư sản, nhất là trong tư tưởng cúa các tác giả đầu thế kỷ XIX.
- Những tư tưởng CNXH có giá trị to lớn như thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN. Nó lên án, phê phán mạnh mẽ sâu sắc những hạn chế của xã hội nô lệ, phong kiến và tư bản như bốc lộ dã man lao động. Nó bênh vực người nghèo khổ trước bất công xã hội. Nó đi đến kết luận là phải phủ định xã hội tư hữu về tư liệu sản xuất kể cả XHTB.
- Các nhà tư tưởng CNXH không tưởng đã nêu lên nhiều luận diểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai mà các nhà sáng lập CNXHKH kế thừa một cách có phê phán trong quá trình xây dựng học thuyết của mình.
- Trong một giai đoạn lịch sử đương đối dài, các ông góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là người lao động, chống lại XH đương thời để hướng tới một XH tốt đẹp hơn
- CNXH không tưởng chứa đựng những yếu tố nhân đạo, cả về nội và lẫn hành động.
Những hạn chế của CNXH không tưởng:
- CNXH không tưởng chụi ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của tư hữu thời cận đại, không thể thoát khỏi quan niệm chủ nghĩa duy tâm về lịch sử. Họ cho rằng, chân lý vĩnh cữu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba xuất chúng là có thể phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm thấy, chỉ cần những người đó thuyết phục toàn xã hội là xây dựng được xã hội mới. KHÔNG CHỈ RA LỐI THOÁT THẬT SỰ
- Các nhà không tưởng đều mong muốn thực hiện mô hình XH tốt đẹp bằng con đường cải cách XH từ thấp đến cao, bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cải hóa tư tưởng và đạo đức hoặc bằng những cuôc thực nghiệm XH chứ không phải bằng con đường đấu tranh CM. Một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa nhưng không có sự chuẩn bị. Dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng XHCN đều đã không thể chỉ ra được con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ XH mới. Bởi các ông đã không thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê tư bản, không thể phát hiện quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của XH.
- Các nhà tư tưởng XHCN không phát hiện ra lực lượng XH tiên phong có thể tực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH và CNCS. Lực lượng ấy đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp TBCN. Đó là giai cấp công nhân.
* Những mặt tích cực:
- Hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp
+ Đo đạc lại ruộng đất, lập địa bạ.
+ Ban hành chính sách quân điền.
+ Thực hiện chính sách khai hoang. Lập doanh điền.
- Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan xưởng.
- Chú trọng đến việc khai khoáng các mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.
* Những hạn chế:
- Không bảo vệ được ruộng đất công, ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện đất cả nước. Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực chất, chỉ là hình thức cấp ruộng đất cho quan lại và binh lính.
-Trong chính sách khai khoáng, các mỏ do nhà nước khai thác kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân lĩnh trưng
- Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khóa phức tạp va chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán. Về ngoại thương, thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây.
nêu những mặt tích cực và hạn chế của những chính sách kinh tế thời nguyễn