K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2018

Nguyên nhân gây TNGT:

    Theo cá nhân tôi suy nghĩ các vụ TNGT đã xảy ra trong cả nước tất cả đều nằm ngoài ý muốn của mọi người trong lúc tham gia giao thông, song cũng có những nguyên nhân chủ quan, khách quan:

    Do người tham gia giao thông bao gồm người điều khiển phương tiện cũng như người đi bộ đã không chấp hành luật lệ giao thông đã quy định.

    Mật độ dân số cũng như các phương tiện tham gia giao thông là quá đông

    Các khu vực dân cư,nhà máy, chợ tất cả xây dựng tự phát nằm sát đường giao thông không được quy hoạch

    Đường GT thị trấn, thị xã, thành phố, đã lạc hậu,lòng đường GT quá hẹp, nhà XD sát lề đường dành cho người đi bộ không có cũng như không lề đường dành cho các loại xe khi dừng đỗ đón trả khách.

    Khi XD đường giao thông không đồng bộ với các công trình giao thông khác, như cấp thoát nước, thủy lợi, bưu điện.

Các điểm ngã tư, ba, các góc cua còn hạn chế.

Các giải pháp khắc phục.

Để giảm thiểu TNGT theo tôi Bộ GT cùng các nghành các cấp, tổng kết xác định các vụ TNGT trên toàn quốc.

-Do người điều khiển phương tiện, uống rượu bia          %.

-Do người điều khiển phương tiện mệt mỏi quá sức      %.

-Do phương tiện quá cũ nát                                             %.

-Do người đi bộ                                                               %

-Do gia súc                                                                      %

-Do đường giao thông                                                     %

-Do các loại khác                                                             %.

    Để làm được điều này đề nghị các biên bản xử lý phải xác định rõ nguyên nhân gây tai nạn giao thông từng vụ. Từ đó mới phân loại được.

    Khi xây dựng thị xã, nhà máy …không nên bám vào 2 bên quốc lộ, nhất là đường cao tốc. Nếu XD thì phải cách mặt đường từ10 đến 15 m.

    Các khu dân cư mới phải quy hoạch đồng bộ và nếu có xây dựng chỉ xây dựng 1 bên đường, không nên xd bám 2 bên đường vì nếu XD 2 bên sẽ có sự đi lại từ bên này qua bên kia nhất là trẻ em.

    Tất cả những đường giao thông nội thị, ngoại thị đều có điểm dừng xe ở 2 bên đường. Tùy từng nơi từng chỗ, tránh tình trạng lái xe đỗ ngay bên đường.

    Để phát huy hiệu quả sử dụng các tuyến đường cao tốc hay các loại đường giao thông khác. Rút kinh nghiệm tuyến đường QL 5, có rất nhiều cầu vượt cho người đi bộ nhưng chưa phát huy hiệu quả.

28 tháng 3 2018

  Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Tai nạn để lại cho xã hội những hậu quả nặng nề: hàng chục ngàn người chết mỗi năm, đa phần là những người trẻ tuổi.Chúng ta đang rơi vào một thảm hoạ của giao thông...

          Vậy, nguyên nhân chính bắt nguồn từ đâu? Cần làm rõ để thoát khỏi tình trạng nguy hiểm này!

          - Có người cho rằng: tai nạn xảy ra là do nguời điều khiển phương tiện có ý thức kém, không tôn trọng luật giao thông, sử dụng bia rượu khi điều khiển xe, chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu và nhiều nguyên nhân chủ quan khác... Tất nhiên mọi tai nạn đều được gây bởi người điều khiển, nhưng tai nạn không chỉ chi phối bởi các nguyên nhân chủ quan mà còn bị tác động bởi các nguyên nhân khách quan và chính yếu tố khách quan mới là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tai nạn.

Theo tôi, trong các loại hình di chuyển: máy bay, tàu hoả, tàu điện, ôtô, môtô, xe máy...thì  môtô, xe máy được nguời dùng ưa thích vì chúng tiện lợi, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nhưng chính loại hình nầy lại là kém an toàn nhất ! Xã hội ta hiện nay đang chọn loại hình di chuyển nầy để đi lại mỗi ngày, môtô-xe máy đang phục vụ cho hàng triệu người từ thành thị đến nông thôn.

          Hãy nhìn quanh, có quốc gia nào mà tỉ lệ người sử dụng môtô-xe máy lại cao như ở nước chúng ta! Sai lầm trong việc lựa chọn hình thức di chuyển là nguyên nhân chính dẩn đến tai nạn xảy ra nhiều, nhất là trong bối cảnh hệ thống giao thông của ta đang phát triển hỗn độn, dễ mất an toàn.

          Ngoài nguyên nhân gây bởi loại hình di chuyển, tai nạn còn bị chi phối bởi các nguyên nhân khách quan khác như:

          - Đường sá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa. Các con đường đang được nâng cấp tu sửa nên dễ dẩn đến các bất hợp lý, sự cố trên đường.

          - Lượng xe lưu thông quá nhiều, mật độ quá lớn; đa phần là ôtô, môtô phân khối lớn. Đặc biệt trong thời gian gần đây: mật độ xe tăng nhanh là nguyên nhân làm rối loạn, giảm độ an toàn và tính ổn định của hệ thống giao thông.

          - Đội ngũ điều hành, quản lý giao thông có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt động kém hiệu quả...

          Tất cả các nguyên nhân chủ quan, khách quan tạo nên một bức tranh hổn độn về giao thông. Hậu quả là hằng trăm vụ tai nạn xảy ra mỗi ngày, là nỗi đau mà chúng ta phải gánh chịu trong thời bình.

          Riêng loại hình môtô, xe máy mà chúng ta ưa chuộng cũng là chuyện cần bàn: Những năm gần đây, đa phần các xe được cấp phép lưu hành đều có dung tích xi lanh lớn cỡ 110 cm3 trở lên. Các xe nầy có hình thức đẹp, chạy êm và dễ sử dụng. Xe có công suất tải lớn, dễ dàng chở 2 hoặc 3 người kèm theo và dễ dàng đạt tốc độ cỡ 80 km/giờ.

          Thật thú vị khi điều khiển một chiếc xe có nhiều tính năng tuyệt vời như thế, nhất là với các bạn trẻ! Tuy vậy, sự thú vị chỉ đến khi người điều khiển làm chủ được tay lái; còn khi nguy cấp, sự sợ hãi làm tê cứng mọi cử động thì chiếc xe như một con ngựa bất trị, hung hãn và vô cùng nguy hiểm. Biết được điều nầy thì tai nạn đã đến và mọi chuyện đã quá muộn...!

          Với đường sá nhỏ hẹp ở các thành phố ta, theo quy định các môtô phải di chuyển với tốc độ nhỏ hơn 40km/giờ. Vậy, cho lưu hành phổ biến loại môtô phân khối cỡ trên 110cm3 là không phù hợp thực tế, vô hình chung chúng ta trang bị một khả năng chở nhiều, phóng nhanh, vượt ẩu và tai nạn xảy ra thì thường là hậu quả rất nặng nề.

          Ở nông thôn tình trạng đường sá còn kém hơn, đa phần người sử dụng mới làm quen với môtô-xe máy nên tai nạn càng dễ xãy ra hơn...

Trong tình trạng như hiện nay, để hạn chế tai nạn giao thông cần những giải pháp gì?

Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của đ/c bộ trưởng Bộ GTVT khi cho rằng: cần hạn chế phương tiện đi lại cá nhân và tăng cường phương tiện đi lại công cộng ( Tuổi Trẻ ngày 22-12-2006 ).

Tôi không phải là chuyên gia về lĩnh vực an toàn, nhưng ở diễn đàn nầy cũng xin được tham gia vài ý kiến của riêng mình:

- Cần tuyên truyền và làm cho mọi người rõ việc đi lại bằng môtô-xe máy là tiện lợi nhưng rất nguy hiểm, kém an toàn. Từ đó hướng người dân sử dụng các loại phương tiện khác an toàn hơn như: xe bus, tàu điện... Đồng thời cần tổ chức thật tốt, thật thuận tiện và an toàn các phương tiện công cộng để người dân tin dùng.

- Hạn chế việc quãng cáo các loại môtô phân khối lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cấm lưu hành các loại xe phân khối lớn có hình dạng thể thao, đặc biệt là những xe có dung tích xi lanh trên 170cm3.

          - Tăng cường trật tự giao thông, xử phạt nghiêm minh. Phân luồng, phân tuyến cho từng loại xe lưu thông trên đường, đồng thời quy định một số tuyến đường phải lưu thông một chiều để tăng vận tốc định hướng nhằm đảm bảo tính trật tự của hệ thống giao thông.

          - Hạn chế tốc độ xe lưu thông bằng cách thiết kế một thiết bị cảnh báo tự động và gắn vào xe. Thiết bị nầy phát tín hiệu ánh sáng hoặc âm thanh, nó sẽ hoạt động khi người điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép. Một thiết bị như thế dễ dàng chế tạo và cần trang bị khi xe được xuất xưởng.

          - Hạn chế mật độ môtô-xe máy lưu thông bằng nhiều biện pháp như: quy định tuổi cho người điều khiển, quy định thời gian sử dụng tối đa cho xe môtô, kiểm tra độ an toàn của xe và thu hồi giấy phép các xe không đảm bảo an toàn, đóng phí giao thông hoặc không trợ giá bán xăng cho môtô-xe máy...

          Để làm giảm tai nạn giao thông cần có sự quyết tâm của nhà nước và sự đồng thuận của nhân dân. Nhà nước cần đưa ra các biện pháp cụ thể, đồng bộ ở tầm vĩ mô và được nhân dân hưởng ứng thì mới  hy vọng xoay chuyển tình trạng giao thông của ta hiện nay.

23 tháng 3 2018

–  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:

+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.

+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.

+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.

+ Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế


 

11 tháng 6 2020
  • Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông:
    • Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầy đi lại của nhân dân.
    • Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh và tập trung các thành phố.
    • Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng nhiều đường bộ, đường đô thị dễ gây tai nạn
    • Quản lí nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
  • Nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là sự kém ý thức của người tham gia giao thông như: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu…
21 tháng 2 2016

Nguyên nhân : Dân cư tăng nhanh, các phương tiện tham gia giao thông ngày một nhiều,quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế, ý thức người tham gia giao thông chưa tốt,...

Phổ biến : Sự kém hiểu biết và ý thức kém của người tham gia giao thông

 

21 tháng 2 2016

Mất tập trung khi lái xe

Nói chuyện điện thoại

Gởi tin nhắn văn bản

Lái xe vượt tốc độ quy định

Lái xe khi bị ảnh hưởng bởi rượu bia

 Bất cẩn khi lái xe.

Mưa

Vượt đèn đỏ

Vượt biển báo dừng lại

 Tài xế tuổi teen

Lái xe ban đêm

 Lỗi thiết kế và sản xuất

 

2 tháng 5 2016

\(\frac{X}{Y}=HUMAN\)hiha

2 tháng 5 2016

Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!thanghoa

31 tháng 12 2018

bi thuong bi mat di mot phan tu xa hoi gia dinh

chúng ta đã biết, tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Đáng buồn hơn, không ít nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta. Vậy chúng ta có thể hiểu được những hậu quả của tai nạn giao thông không?  Trên thế giới hiện nay, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người. Vậy tai nạn giao thông được hiểu trên những phương diện như thế nào cho đúng? Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu trong lịch sử dươi nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết đặc tính của nó và cũng không có một từ ngữ nào để diễn tả hết hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra. Tai nạn giao thông  không loại trừ một ai, từ người già đến trẻ, từ những người trụ cột trong gia đình đến những cô cậu học sinh sinh viên-những người con thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước.Chúng ta đã chứng kiến những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu. Những đứa con nghẹn ngào vì từ đây chúng sẽ không còn được ở trong vòng tay âu yếm vỗ về của cha, không còn được cha dạy dỗ, bảo ban trên đường đời.Các bậc cha mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong nước mắt. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, những người đang từng ngày ra sức xây dựng Tổ quốc và thật xót xa khi mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai của đất nước. Hậu quả của tai nạn giao thông thật khủng khiếp làm sao. Phải chăng giới trẻ bây giờ quá hờ hững, quá vô tâm với tai nạn giao thông? Thống kê từ các bệnh viện lớn hằng đêm có hàng trăm lần cấp cứu cho các trường hợp tai nạn giao thông lớn bé, làm mất và bị thương hàng trăm, hàng nghìn sinh mạng, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, gia đình và người thân. Tất cả mọi người ai mà không có bạn bè, gia đình, người thân…Vậy mà chỉ do một lúc sơ ý, một phút nông nỗi mà phải nhận lấy sự đáng tiếc từ các tai nạn thì thật xót xa đối với mọi người. Biết bao gia đình phải đau đớn vì mất những người thân thương. Không có nỗi đau nào bằng sự ra đi mãi mãi của những người mà chúng ta yêu thương nhất. Con mất cha mất mẹ, mẹ xa con mình, anh xa em, em xa chị,… Những người cha người mẹ đi làm lại bị tai nạn giao thông, những đứa trẻ bé xíu ngây thơ phải nằm trên giường bệnh ngày đêm la khóc. Học sinh chúng ta làm con thì phải trả hiếu cho cha mẹ là chuyện đương nhiên nhưng chúng ta chưa trả hiếu cho bố mẹ thì đã bắt những người sinh thành người thương mình nhất phải rơi những giọt nước mắt vì thương con. Thật đau khổ khi cha mẹ khóc thương con, tre già khóc măng non, “ lá vàng ngồi khóc lá xanh lìa cành”  Tai nạn giao thông không chỉ gây chết người mà còn thiệt hại về cả của cải vật chất như: Chi phí điều trị con người bị thương, mai táng cho những người phải ra đi… Vậy mà học sinh chúng ta lại chưa hiểu hết được những điều đó. Khi tan trường, học sinh tụm năm tụm ba trước cổng trường gây ách tắt giao thông, đi xe đạp hàng năm hàng sáu hay đi đi xe máy thậm chí kẹp ba kẹp bốn, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép,… sẽ không thể nào kể và diến tả hết những vi phạm an toàn giao thông mà người tham gia giao thông, trong đó học sinh là lực lượng khá lớn gây ra .Theo thống kê, ở Việt Nam năm 2009 cả nước có 12492 vụ Tai nạn giao thông, chết 11616 người, bị thương 7914 người. Trung bình mỗi ngày có 31 người chết do tai nạn giao thông . Thế mà đến năm 2010 con số này tăng lên đáng kể: 14442 vụ tai nạn giao thông, 11449 người chết, bị thương 10633 người. Tất cả những nguyên nhân gây tai nạn giao thông hầu như đều bắt nguồn từ ý thức của người tham gia giao thông. Nếu như chúng ta biết quý trọng bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ hạn chế rất nhiều những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành luật an toàn giao thông.           Để hưởng ứng năm an toàn giao  giao thông, tất cả học sinh trường chúng ta cần thay đôi nhận thức hơn khi tham gia giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, bởi vì đó là thể hiện sự văn minh của một Quốc gia,  là hạnh phúc của mọi nhà.             

23 tháng 5 2022

 

nếu mọi người chấp hành luật giao nên ko có tai giao thông xảy ra

dù em đã bảo vệ môi trường nhưng cuộc sống vẫn bị ô nhiễm

nếu ko đúng thì cho mik xl nha

23 tháng 5 2022

câu 1: nếu mọi người chấp hành luật giao thông thì không có tai nạn giao thông xảy ra

Câu 1 Nêu những bộ phận của hạt ? Các điều kiện nảy mầm của hạt ?Câu 2 Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?Câu 3 Tảo, rêu, dương xỉ thực vật nào sống ở cạn đầu tiên ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây rêuCâu 4 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm có kiểu rễ và gân lá như thế nào ?Câu 5 Thế nào là quang hợp ? Viết tóm tắt sơ đò quá trình quang hợp ?Câu 6...
Đọc tiếp

Câu 1 Nêu những bộ phận của hạt ? Các điều kiện nảy mầm của hạt ?

Câu 2 Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?

Câu 3 Tảo, rêu, dương xỉ thực vật nào sống ở cạn đầu tiên ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây rêu

Câu 4 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm có kiểu rễ và gân lá như thế nào ?

Câu 5 Thế nào là quang hợp ? Viết tóm tắt sơ đò quá trình quang hợp ?

Câu 6 Vai trò của vi khuẩn trong đời sống công nghiệp, nông nghiệp và đời sống con người ?

Câu 7 Thế nào là thực vật quý hiếm ? Vai trò thực vật đối với đời sống con người ?

Câu 8 Nguyên nhân dẫn đến suy giảm thực vật ở Việt Nam ? Biện pháp bảo vệ ?

Câu 9 Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào ? Em phải làm gì trước tệ nạn đó ?

1
19 tháng 4 2019

bạn search Google ik!

p/s: mik hok lớp 7 r nên hok nhớ j về kiến thức lớp 6 ấy đâu nhoa!:))

15 tháng 9 2019

Ai trả lời nhanh mk k cho

15 tháng 9 2019

1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội của các bộ, ngành, địa phương phải có nội dung phòng chống thiên tai để đảm bảo tổ chức sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương.

2. Trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội

a)  Địa phương có trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương;

b)  Các bộ, ngành có trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.”

4.  Công tác phòng chống thiên tai lấy phòng ngừa là chính, không ngừng nghiên cứu tác động của biến đổi của khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và những hiện tượng bất thường khác của khí hậu để ứng phó phù hợp.