Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Câu 1: Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả.
Câu 2: Ví dụ 1:Xương rồng sống ở những nơi khô hạn (sa mạc,...)nên lá của nó sẽ biến thành gai nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá và để thích ứng với môi trường.
Ví dụ 2:Cây bần Rễ thở : mọc ngược lên trên mặt đất để lấy oxy
Ví dụ 3: Cây tơ hồng
Giác mút : rễ biến thành giác mút, lấy thức ăn từ cây chủ.
Câu 3: Cơ quan sinh dưỡng:
Rễ chùm :Gồm nhiều rễ con
dài gần bằng nhau ,thường mọc
tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.
+Thân: màu nâu,có phủ những lông nhỏ.
+Lá: Có những đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm.
_ Lá non cuộn tròn lại ở phần đầu.
Cơ quan sinh sản: Sinh sản bằng bào tử
Mặt dưới lá dương xỉ túi bào tử có những đốm chứa .Vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dầy lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín.Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con Dương xỉ sinh sản bằng bảo tử như rêu.
Câu 4:- Ngành rêu: thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con.
- Ngành dương xỉ: đã có rễ, thân, lá thật . Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
=> Loài dương xỉ phát triển hơn.
#TK
Câu 1:Hãy kể tên 4 loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả
Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
Câu 2:
1. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa, tạo quả?
Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
2. Thân cây dài ra do đâu?
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bám ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
Câu 3: So sánh cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non?
| Cấu tạo trong của rễ | Cấu tạo trong của thân |
Giống nhau | Vỏ: biểu bì, thịt vỏ Trụ giữa: bó mạch và ruột | |
Khác nhau | - Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra. - Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục. - Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng. | - Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút. - Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục. - Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong. |
Giun sán là loại ký sinh bắt buộc sống ký sinh phổ biến trong cơ thể động vật chủ, với các loài như giun móc, giun đũa,... và các loại sán như sán dây bò, sán lá gan
Câu 1 :
Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
Câu 2 :
a) Nguyên nhân Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.
b) Giải pháp Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 3 :
+ Cơ quan sinh dưỡng:
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+ Cơ quan sinh sản:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
Nước, nhiệt độ, không khí.
Câu 5 :
Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 6 :
1.Phân biệt vật sống và vật không sống ?
- Vật sống:
+ Lớn lên ( tăng kích thước)
+ Sinh sản (có khả năng tạo ra cơ thể mới)
+ Trao đổi chất ( lấy các chất cần thiết và loại bỏ các thải)
+ Cảm ứng
- Vật không sống:
+ Không lớn lên ( không có khả năng tăng kích thước)
+ Không sinh sản ( không thể tạo ra cơ thể mới)
+ Không trao đổi chất ( không có khả năng trao đổi chất với môi trường bên ngoài)
+ Không cảm ứng
2.Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào
- Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào: giúp cây sinh trưởng và phát triển.
3.Nêu chức năng chính của miền hút
- Chức năng của miền hút: gồm các lông hút, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên cây.
5.Chức năng các loại rễ biến dạng
-Rễ củ: chứa chất dự trữ dùng cho cây khi ra hoa tạo quả
- Rễ móc: bám trụ, giúp cây leo lên
- Rễ thở: giúp cây hô hấp trong môi trường thiếu không khí
- Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ.
6.Biết được thân dài ra hoặc to ra do đâu ?
- Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Thân to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
7.Vận chuyển các chất trong thân ?
không hiểu câu hỏi
8.Biết được các khí nào cây thải ra trong quá trính quang hợp
Khí mà cây thải ra trong quá trình quang hợp: ô - xi
9.Biến dạng của lá
Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước qua lá
Lá biến thành tua cuốn và lá biến thành tay móc: bám trụ, giúp cây leo lên
Lá vảy: che chở cho thân rễ
Lá dự trữ: dự trữ chất hữu cơ
Lá bắt mồi: biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa con mồi
10.Khái niệm sinh sản sinh dưỡng
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá)
11.Các hình thức sinh sản sinh dưỡng
Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
+ Giâm cành
+ Chiết cành
+ Ghép cây
+ Nhân giống vô tính trong ống thí nghiệm
12.Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy
Hoa đơn tính là hoa thiếu nhị hoặc nhụy
II Tự luận
1. Nêu chú thích và cấu tạo tế bào thực vật
Tế bào thực vật gồm:
+ Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định
+ Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào
+ Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp
Ngoài ra còn có:
+ Nhân: cáu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Không bào: chứa dịch tế bào
2.Nêu khái niệm , sơ đồ ý nghĩa quá trính quang hợp và hô hấp .
Quang hợp là quá trình cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng mặt trời chế tạo ra chất tinh bột và nhả khí ô - xi.
Sơ đồ quang hợp: (SGK/ 72)
Hô hấp là quá trình cây lấy khí ô xi để phân giải các chất hữu cơ sản ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
Sơ hồ hô hấp: (SGK/78)
3.GIải thích các hiện tượng thực tế ( bấm ngọn tỉa cành )
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
5.Sơ đồ quang hợp:
Nước + khí cacbonic \(\rightarrow\) Tinh bột + Khí ôxi ( điều kiện trong môi trường có ánh sáng và chất diệp lục )
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
1.
- Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)
Rễ (miền hút) | Thân non |
- Biểu bì có lông hút - Không có - Mạch gỗ xếp xen kẽ mạch rây thành 1 vòng | - Không có - Thịt vỏ có diệp lục tố - Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng) |
2.
Đặc điểm của gân lá thường phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng lá.
Các kiểu gân lá:
* Gân hình mạng: đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Có loại gân hình mạng lông chim và gân hình mạng chân vịt.
- Gân hình mạng lông chim: gặp ở lá đại, lá mít... (những loài có lá hình thuôn, hình bầu dục, hình tròn, hình trứng, hình quả trám). Trong đó, có 1 gân chính nằm trên trục đối xứng của lá, từ dọc gân chính phân nhánh cho ra các gân bên, từ các gân bên lại phân nhánh cho ra các gân phụ phân bố đến tận từng TB lá.
- Gân hình mạng chân vịt: gặp ở lá có hình chân vịt như lá sắn. Có số gân chính tương ứng với số thùy ccủa lá, từ các gân chính này cho ra các gân bên.
* Gân song song và hình cung: đặc trưng cho các cây Một lá mầm (vẫn gặp ở cây Hai lá mầm), trong đó, hệ gân lá đều gồm các gân lá nằm xếp hình cung dọc từ cuống đến ngọn lá. Ở đây có sự phân biệt gân song song hay hình cung là do đặc điểm hình thái lá. Lá dài và hẹp bản như lá lúa, ngô... có gân song song. Lá ngắn và rộng bản như lá cây tràm có gân hình cung.
Sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí Cacbônic \(\frac{ánhsáng}{chấtdiệplục}\)→ Tinh bột + Khí ôxi
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
6.
- Hô hấp là quá trình: cung cấp khí oxi và loại khí CO2 trong tế bào khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính:
+ Sự thở
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào.
7.
- Cây xanh lấy khí cacbonic để quang hợp tạo ra khí không khí và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí cacbonic giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.
8.
- Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
9.
- Cắm một cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian, quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. Tiếp đó cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu. Cho biết nước và muối khoáng được vận chuyển theo phần nào của cây.
10.
- Thí nghiệm: Chọn một cành cây trong vườn, bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng mép vỏ ở phía trên phình to ra. Đó là do chất hữu cơ chuyển đến chỗ bị cắt thì tắc lại do mạch rây đã bị bóc đi cùng với khoanh vỏ. Vì hủy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày sẽ làm cho mép trên phình to ra.
* Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.
- Hình dáng :hình cầu , hình que , hình dấu phẩy , hình xoắn.
- Kích thước : rất nhỏ , mỗi tế bào chỉ có 1 đến vài phần nghìn milimet .
- Cấu tạo : Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào , riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám , từng chuỗi . Tế bào có vách bao bọc , bên trong là chất tế bào , chưa có nhận hoàn chỉnh .
- Một số vi khuẩn có roi nên di chuyển được .
Vi khuẩn hoạt sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.
Vi khuẩn kí sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...)
Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hình dạng:
-Hình cầu(cầu khuẩn)
-Hình que(trực khuẩn)
-Hình dấu phẩy(phẩy khuẩn)
-Hình xoắn(xoắn khuẩn)
Kích thước: rất nhỏ
Cấu tạo gồm:vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
Vi khuẩn kí Sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.
Chúc bạn học tốt
Vi khuẩn hoại sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).