K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2016

1. Đặc điểm sông ngòi :

- Khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều, chế độ nước phứt tạp.

- Các sông lớn bắt nguồn từ cao nguyên, núi cao đổ ra biển và đại dương.

+ Khu vực Bắc Á: hướng chảy từ nam lên bắc.

+ Mùa đông đóng băng, mùa xuân thường có lũ.

- Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: chế độ nước theo mùa khí hậu.

- Trung _ Tây Nam Á: ít sông, lượng nước chủ yếu do tuyết và băng tan

* Giá trị kinh tế của sông: thủy điện, du lịch, cung cấp nước, thủy hải sản, phù sa...

2. Vị trí địa lí:

- Nằm trong khoảng 42 độ B đến 12 độ B.

- Cực tây 26 đọ Đ đến cực đông 73 độ Đ.

- Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Phi, Âu, các vịnh biển..

=> vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

*Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á:

- Địa hình chia làm ba khu vực:

+Đông Bắc có núi và sơn nguyên

+ ở giữa là đồng bằng

+ Tây Nam chủ yếu là cao nguyên và núi già.

- Khí hậu nóng, khu quanh năm

- Sông ngỏi: rất ít sông, có 2 sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat

-Cảnh quan chủ yếu là hoạng mạc và bán hoang mạc

-Khoáng sản, tài nguyên dầu mỏ quan trọng nhất ( chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ của thế giới)

3. Đặc điểm dân cư,, kinh tế, chính trị Tây Nam Á:

- Dân số khoảng 286 triệu người, chủ yếu là người A-rập và theo đaoh hồi

- kinh tế: ngày nay CN và thương mại phát triển nhất, đặc biệt phát triển CN khai khoáng

- Chính trị: không ổn định ( Do?)

4. rất dễ nên bạn tự làm đi nha

CHÚC BẠN HỌC TỐT...!!vui

 

 

17 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...

 

17 tháng 11 2016

Câu 2: Trả lời:

- Vị trí địa lí thuận lợi

- Diện tích châu lục rộng lớn

- Có nền văn mình lúa nước phát triển

- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.

- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.

 

4 tháng 5 2019

Đáp án

- Tây Nam Á có một vị trí rất chiến lược: Nằm ở ngã ba của ba châu lục (Á, Âu, Phi), tiếp giáp với nhiều vịnh biển (biển Caxpi, biến Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ, vịnh Pecxích).  (1 điểm)

- Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.  (0,5 điểm)

- Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung ở nhiều nước (Arập Xêút, Iran, Irắc, Côoét) là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.  (1 điểm)

- Dân cư châu Á phần lớn là người Ảrập, theo đạo Hồi. Phân bố chủ yếu ở ven biển, các thung lũng có mưa,...  (0,5 điểm)

- Là cái nôi của nền văn minh Cô đại.  (0,5 điểm)

- Là khu vực mà tình hình kinh tế, chính trị đang diễn ra rất phức tạp.  (0,5 điểm)

- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên
- Khí hậu: khô hạn và nóng.
- Sông ngòi: kém phát triển.
- Cảnh quan: thảo nguyên khô. hoang mạc. bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Do có nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
- Chính trị không ổn định.
 

Giúp Em Với Ạ <3Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu ÁCâu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.           B. Tây Nam Á.C. Trung Á.                                                D. Bắc Á.Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á làA. Ngô.          B. lúa...
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ <3

Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á

Câu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?

A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.           B. Tây Nam Á.

C. Trung Á.                                                D. Bắc Á.

Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á là

A. Ngô.          B. lúa mì.          C. lúa gạo.            D. khoai tây.

Câu 3. Hiện nay hai quốc gia có sản lượng lương thực lớn nhất ở châu Á là

A. Thái Lan Và Trung Quốc.                  B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. Việt Nam và Thái Lan.                       D. Trung quốc và Ấn Độ.

Câu 4. Hiện nay hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở châu Á là

A. Thái Lan Và Trung Quốc.                  B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. Việt Nam và Thái Lan.                       D. Trung quốc và Ấn Độ.

Câu 5. Các nước Tây Nam Á trở thành những nước có thu nhập cao phần lớn là nhờ vào:

A. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào.                  B. Có công ngệ hiện đại.

C. Tài Nguyên dầu mỏ rất lớn.                         D. Lĩnh vực dịch vụ rất phát triển.

Câu 6. Nhìn chung dịch vụ tiêu dùng ở châu Á phát triển mạnh là do dựa trên lợi thế về:

A. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào.          B. Trình độ lao động cao.

C. Có công nghệ tiên tiến.                                  D. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

 

0
9 tháng 11 2018

- Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung tại các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.

- Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

- Ngày nay, công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hằng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét, Li-băng.

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa đến nay, đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

- Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.

4 tháng 8 2019

- Tây Nam Á rộng trên 7 triệu km2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

- Phía đông bắc có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ An-pi với hệ Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

- Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.

- Tây Nam Á có khí hậu khô hạn, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc và bán hoang mạc.

- Tây Nam Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất châu Á. Gần như toàn bộ bán đảo A-ráp không có dòng chảy, các vùng khác sông ngắn và ít nước. Hai sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy điện và đời sống của nhân dân.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.