Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu tháng 12, trường chúng em tổ chức một chuyến đi giao lưu với một trường THCS ở vùng cao. Đó là ngôi trường của các bạn học sinh ở vùng núi, còn nhiều khó khăn. Nhờ chuyến đi đó, mà em được gặp, được làm quen với những tấm gương sáng biết vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập.
Sáng hôm đó, em và các bạn tập hợp từ sớm ở trước cổng trường. Sau gần hai giờ di chuyển gập ghềnh, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Khi đặt chân xuống ngôi trường đó, em đã vô cùng bất ngờ. Bởi ngôi trường này khác những gì em vẫn thường nghĩ. Ở đây thực sự rất lạnh, nó lạnh hơn rất nhiều so với nội thành Hà Nội. Từng cơn gió buốt rít qua bên tai khiến em co rúm hết cả người lại. Xung quanh trường là rất nhiều cây cối, bao bọc cả khu lại, khiến nơi đây cô đơn đến lạ lùng. Để đi đến khu chợ, sinh hoạt thì phải di chuyển ít nhất là ba mươi phút chạy xe máy. Chính vì thế, trong tuần các học sinh và thầy cô sẽ ở lại trong trường, đến cuối tuần mới trở về cùng gia đình. Một nơi cô đơn và lạnh giá như thế này, chính là nơi hơn một trăm thầy trò đang cùng nhau học tập, kiên trì. Điều đó khiến em vô cùng khâm phục. Tiến vào trường học, chúng em được vào một căn phòng lớn, ấm áp, ở đó, một nhóm các bạn học sinh đã chờ sẵn. Các bạn ấy đại diện cho trường cùng chúng em giao lưu, chia sẻ. Em ngồi cạnh một bạn nữ người dân tộc trông rất cao và khỏe mạnh. Đúng lúc em đang ngập ngừng chưa biết chào hỏi như thế nào thì bạn ấy đã bắt chuyện trước. Em thực sự rất bất ngờ trước khả năng nói tiếng phổ thông của bạn ấy, nó không khác gì chúng em cả. Sau một hồi, em mới biết được, bạn ấy nói tiếng Anh cũng siêu giỏi. Thật là quá tuyệt vời, một lúc cậu ấy phải học cả hai ngôn ngữ khác so với ngôn ngữ bản xứ. Vậy mà loại nào bạn ấy cũng giỏi. Điều đó khiến em cảm thấy rất ngại ngùng về bản thân. Nhưng chẳng để em suy nghĩ nhiều, Mi Lan - bạn nữ vừa quen ấy đã dẫn em đi tham quan trường. Bạn ấy dẫn em đến các phòng học, khu nội trú, sân thể thao. Em nhận thấy rằng, tuy có phần nhỏ và đơn sơ hơn các ngôi trường ở thành phố, nhưng ở đây trường học được dọn dẹp rất ngăn nắp và sạch sẽ. Đặc biệt, em rất yêu thích vườn rau trái do các bạn học sinh và thầy cô nơi đây chăm sóc. Vườn rau xanh mướt, lung linh dưới ánh nắng dịu nhẹ của mùa đông. Đứng im đón làn gió mang hơi thở của núi rừng, lặng nghe tiếng chim kêu trên vòm lá. Em thực sự cảm thấy đây chính thiên đường trên mặt đất. Và em đã hiểu được tại sao các bậc hiền phu ngày xưa sẵn sàng rời bỏ chốn kinh đô xa hoa để về ẩn cư nơi thế ngoại đào viên như thế này. Và những bạn học sinh ở đây, chính là những sĩ tử đang ngày ngày rèn luyện, đối đầu với những khó khăn thử thách để chờ một ngày vượt vũ môn - cá chép hóa rồng. Em có niềm tin rất mãnh liệt ở điều đó, bởi sự thông minh và hiếu học bất chấp mọi gian khổ của các bạn học sinh nơi đây.
Mãi đến lúc trở về nhà, em vẫn không thể quên được những gì mình được nghe, được nhìn thấy trong chuyến đi vừa rồi. Nhờ các bạn ấy, mà em có thêm quyết tâm học tập, rèn luyện chăm chỉ hơn. Quyết không phụ sự tin tưởng, yêu thương của thầy cô, bố mẹ.
1.Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ nhằm ''vẽ'' lại tranh bức tranh mặt gương Tây Hồ phẳng như một tấm gương hùng vĩ.
Mới lớp 5 nhưng học ẩn dụ ròi:))
HT
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ nhằm vẽ lại bức tranh mặt gương Tây Hồ phẳng như một tắm gương hùng vĩ .
Cũng mới lớp hè , cũng như bạn Giang , học r ( ^-^ )
Nhân vật người em trong truyện:
+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh
+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh
+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai
+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng
=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.
ví dụ: nấu ăn và sau nhi nấu không được đụng vào nồi vì sẽ gây bỏng
Ví dụ: Khi đun sôi nước với nhiệt độ cao, ko nên đổ nước đầy bình .
Vì : khi nước sôi sẽ tràn ra gây nguy hiểm.
TL
Bạn tham khảo
Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.
HT